Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Max2SLive vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt lợn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Max2SLive vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt lợn

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong Đông y, có nhiều loại thảo dược được dùng phổ biến trong các bài thuốc bổ, có tác dụng tăng cường tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng, giúp cho quá trình trao đổi chất được điều hoà và cân bằng (Đỗ Tất Lợi, 2013). Trong đó, Mạch nha (Maltum) có tác dụng bồi bổ, kích thích tiêu hoá; Sơn tra (Crataegus pinnatifida Bunge) có tác dụng chủ yếu trên bộ máy tiêu hoá, làm tăng khả năng tiêu hoá thức ăn và chữa bệnh lỵ; Khúng khéng (Hovenia dulcis Thunb) có tác dụng tiêu khát, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc; Bách bộ (Stemona tuberosa Lour) có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, sát trùng; Cát cánh (Platycodon grandiflorum) có tác dụng tiêu nùng, tuyên thông phế khí, trừ đờm, bài nùng, lợi yết; và Đẳng sâm (Codonopsis pilosula) có tác dụng điều trị phế hư, ích phế khí, ăn uống kém, trung khí suy nhược, thiếu máu mạn.

     

    Ngoài ra, Kê nội kim (Corium stomachichum Galli) có tác dụng kích thích tiêu thức ăn, kiện tỳ, chữa rối loạn tiêu hóa, chữa viêm ruột. Các vị thuốc trên kết hợp với nhau ở tỷ lệ thích hợp tạo thành hỗn hợp mang tính bình, giúp cho việc tăng cường hoạt tính của các enzym tiêu hoá trong đường tiêu hóa và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, làm ức chế hoạt tính của các vi khuẩn có hại trọng đường ruột, đồng thời có thể giảm mùi hôi của các chất bài tiết ra môi trường bên ngoài.

     

    Do đó, nghiên cứu sử dụng chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược sẵn có, dễ kiếm và giá thành hạ để bổ sung vào khẩu phần ăn của lợn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả là rất cần thiết. Chế phẩm thảo dược Max2SLive (Mạnh nha, Sơn tra, Kê nội kim, Khúng khéng, Bách bộ, Cát cánh và Đẳng sâm) bổ sung vào khẩu phần ăn của vật nuôi là chưa từng được công bố. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm thảo dược Max2SLive đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của lợn giai đoạn sinh trưởng-vỗ béo.

     

    2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

     

    2.1. Chế phẩm Max2SLive

     

    Thành phần của chế phẩm thảo dược (CP) Max2SLive gồm Mạnh nha, Sơn tra, Kê nội kim, Khúng khéng, Bách bộ, Cát cánh và Đẳng sâm, được bào chế dưới dạng bột.

     

    2.2. Bố trí thí nghiệm

     

    2.2. Bố trí thí nghiệm

     

    Thí nghiệm (TN) được tiến hành tại một trang trại chăn nuôi lợn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ tháng 5/2022 đến tháng 8/2022. Tổng 180 lợn lai D(LxY), khối lượng trung bình (KL) là 37,7±1,17kg, được chia ngẫu nhiên vào 2 lô, cân bằng giới tính và KL. Mỗi lô có 90 lợn, lặp lại 3 lần và 30 lợn/lần lặp lại (15 đực và 15 cái). Lợn TN được nuôi trong chuồng khép kín có kiểm soát nhiệt độ. Thời gian TN là 12 tuần và khẩu phần ăn (KP) chia làm 2 giai đoạn (sinh trưởng 0-6 tuần và vỗ béo 7-12 tuần). Lợn được ăn một trong hai KP gồm khẩu phần đối chứng (ĐC) là khẩu phần cơ sở (KPCS) đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến cáo của NRC (2012) và KPTN là KPCS bổ sung 0,1% chế phẩm thảo dược Max2SLive. Lợn được ăn thức ăn và uống nước tự do bằng máng ăn và núm uống tự động.Thí nghiệm được tóm tắt trong bảng 1

    KPCS là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và giá trị dinh dưỡng theo giai đoạn (Bảng 2).

     

    Khả năng sinh trưởng: Khối lượng cơ thể sống của lợn được cân từng cá thể bằng cân điện tử (độ chính xác 0,1 g). Các thời điểm cân gồm bắt đầu thí nghiệm, sau 6 tuần thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm. Lợn được cân cố định vào buổi sáng. Cân khối lượng lợn tại các thời điểm trên để tính tốc độ sinh trưởng theo giai đoạn và toàn thời gian thí nghiệm. Lợn được ăn tự do theo nhu cầu và lượng thức ăn thu nhận được ghi vào sổ hàng ngày để xác định mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng theo từng giai đoạn thí nghiệm.

     

    Chất lượng thịt: Kết thúc TN, mỗi lô chọn 6 lợn (3 đực và 3 cái chọn từ 3 ô cùng lô, mỗi ô bắt 1 đực và 1 cái có khối lượng trung bình của đàn cùng ô) để mổ đánh giá các chỉ tiêu về năng suất thân thịt và chất lượng thịt. Lợn được mổ theo theo TCVN (TCVN, 3899-84, 1984). Các chỉ tiêu năng suất thân thịt gồm: KL giết mổ, KL móc hàm, KL thịt xẻ, tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, dày mỡ lưng và tỷ lệ nạc được xác định theo phương pháp mô tả của Oanh và ctv (2019). Mẫu thịt thăn được lấy tại vị trí xương sườn thứ 13-14 để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng thịt: pH được đo bằng máy pH-star (Đức) tại các thời điểm 45 phút và 24 giờ sau giết mổ; Màu sắc thịt gồm độ sáng (L*), màu đỏ (a*) và màu vàng (b*) được xác định bằng máy Minolta CR-410 (Nhật Bản) tại thời điểm 24 giờ bảo quản sau giết mổ. Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) được xác định bởi khối lượng mẫu trước và sau 24 giờ bảo quản. Tỷ lệ mất nước chế biến (%) được xác định bởi khối lượng mẫu trước và sau hấp cách thủy bằng máy Waterbach Memmert ở 75°C trong 50 phút. Độ dai (N) được xác định bằng máy Warner Bratzler 2000D (Mỹ) sau khi xác định tỷ lệ mất nước chế biến. Các chỉ tiêu chất lượng thịt được phân tích tại phòng Thí nghiệm của Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hàm lượng cholesterol của thịt thăn được xác định bằng theo phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC-MS) theo phương pháp được mô tả bởi Derewiaka and Obiedziński (2010). Chỉ tiêu này được phân tích tại phòng Lab của Công ty Eurofine Việt Nam.

     

    Chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu của lợn: Ngày cuối của TN, 6 lợn/lô (3 đực và 3 cái) được chọn ngẫu nhiên để lấy máu và phân tích các chỉ tiêu lý hóa máu. Các chỉ tiêu sinh lý: số lượng hồng cầu (RBC), số lượng huyết sắc tố (Hb), thể tích khối hồng cầu (HCT), số lượng tiểu cầu (PLT), số lượng bạch cầu (WBC) được phân tích bằng máy xét nghiệm huyết học Pentra DX 120c (Pháp). Các chỉ tiêu sinh hóa: aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT), cholesterol tổng số, high density lipoprotein cholesterol (HDL) và low density lipoprotein cholesterol (LDL) được phân tích bằng máy cobas 8000 modular analyzer series (Nhật Bản). Các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu của lợn được phân tích tại Bệnh viện đa khoa Medlatec Hà Nội.

     

    2.3. Xử lý số liệu

     

    Số liệu được xử lý thống kê bằng ANOVA trên phần mềm SAS 9.4 (2002). Các kết quả được trình bày dưới dạng giá trị trung bình và sai số chuẩn (Mean±SE), so sánh các giá trị trung bình bằng phép thử Tukey.

     

    3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

     

     3.1. Năng suất sinh trưởng

     

    Toàn bộ số lợn ở lô ĐC và TN đều sống khỏe mạnh trong cả hai giai đoạn thí nghiệm nên không có tỷ lệ hao hụt đàn. Khối lượng bắt đầu TN ở lô ĐC và TN là tương đương (P>0,05) nhưng KL kết thúc ở lô TN cao hơn so với lô ĐC (P<0,05) của cả 2 giai đoạn TN (Bảng 3). Tăng khối lượng của lô TN cao hơn đáng kể so với lô ĐC (P<0,05) trong giai đoạn sinh trưởng, vỗ béo và tính chung cả hai giai đoạn. Kết quả này tương tự một số công bố gần đây ở lợn sinh trưởng-vỗ béo ăn khẩu phần bổ sung hỗn hợp thảo dược ở các dạng khác nhau: Yan và ctv (2011a) cho biết lợn sinh trưởng ăn khẩu phần bổ sung hỗn hợp thảo dược gồm lúa mạch đen, cỏ xạ hương, nghệ, hạt tiêu đen và gừng đã cải thiện KL và TKL so với lô ĐC; Cho và ctv (2012) bổ sung kim ngân hoặc rau riếp cá trong khẩu phần ăn của lợn con sau cai sữa đã cải thiện đáng kể TKL của lợn so với khẩu phần đối chứng không bổ sung; Yan và ctv (2011b) cho biết lợn vỗ béo ăn khẩu phần bổ sung rau riếp hoặc bồ công anh đã nâng cao được TKL của lợn so với lô ĐC.

     

    Tiêu tốn thức ăn ở lô TN thấp hơn lô ĐC trong giai đoạn sinh trưởng (P<0,05) nhưng không sai khác ở giai đoạn vỗ béo (P>0,05). Tuy nhiên, TTTA cả giai đoạn TN ở lô TN thấp hơn so với lô ĐC (P<0,05), kết quả này tương tự với công bố của Lei và ctv (2018) khi bổ sung hỗn hợp thảo dược (ngải lá kim và ngũ gia gai) trong khẩu phần ăn của lợn giai đoạn sinh trưởng-vỗ béo đã cải thiện TTTA so với lô ĐC.

     

    Kết quả này cho thấy bổ sung chế phẩm thảo dược Max2SLive đã làm cải thiện đáng kể TKL (tăng 5%) và TTTA (giảm 5%) so với lô ĐC. Điều này có thể được giải thích là do chế phẩm Max2SLive có tác dụng cải thiện tính ngon miệng của lợn, tăng hoạt động của các enzym tiêu hóa trong đường tiêu hóa của lợn (Wenk, 2003; Srinivasan và ctv, 2004). Ngoài ra, lợn ăn khẩu phần bổ sung chế phẩm Max2SLive có màu da bóng, hồng hào và lông mượt hơn lô đối chứng. Vì vậy, chế phẩm này được coi là một giải pháp có thể thay thế kháng sinh hay chất kích thích sinh trưởng, tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn, giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế.

    3.2. Năng suất thân thịt           

     

    Không có sai khác thống kê (P>0,05) về giết mổ, KL móc hàm, KL thịt xẻ, TL móc hàm và TL thịt xẻ giữa lô bổ sung chế phẩm Max2SLive và lô ĐC (Bảng 4). Lợn ăn khẩu phần TN có DML thấp hơn và TLN cao hơn so với lô ĐC (P<0,05).

     

    Bổ sung 0,1% chế phẩm Max2SLive đã làm giảm 22% DML và tăng 6% TLN so với lô ĐC. Kết quả này tương tự kết quả công bố gần đây khi bổ sung chế phẩm thảo dược khác nhau cho lợn thịt. Cụ thể: Omojola và ctv (2009) cho biết DML giảm dần theo mức tăng bổ sung tỏi trong KP ăn của lợn thịt; Luo và ctv (2020) cho biết lợn ăn KP bổ sung tinh dầu quế đã làm giảm đáng kể DML so với lợn ăn khẩu phần ĐC; Nghiên cứu gần đây của Oanh và ctv (2021a) cho biết lợn giai đoạn sinh trưởng-vỗ béo cho ăn KP bổ sung hỗn hợp thảo dược (Đơn kim, Ké hoa đào, Hoàn ngọc, Quế chi và Hồi) đã làm giảm đáng kể DML so với lô ĐC. Như vậy, trong nghiên cứu này, chỉ tiêu DML giảm có thể được giải thích bởi các hoạt tính sinh học của chế phẩm thảo dược Max2SLive đã ức chế sự tổng hợp lipid trong gan và làm giảm DML

    3.3. Chất lượng thịt

     

    Bổ sung chế phẩm Max2SLive không làm ảnh hưởng đến pH 45 phút và 24 giờ, tỷ lệ mất nước bảo quản (TLMNBQ), chế biến (TLMNCB) tại thời điểm 24 giờ sau giết mổ, P>0,05, tương tự với các công bố khi khẩu phần ăn của lợn thịt bổ sung các loại thảo dược khác nhau (Kwon và ctv, 2005; Hanczakowska và ctv, 2015; Oanh và ctv, 2021a). Các chỉ tiêu chất lượng thịt của 2 lô đều nằm trong phạm vi chất lượng thịt bình thường (Oanh và ctv, 2019). Trong nghiên cứu này, độ dai ở lô TN thấp hơn so với lô ĐC (P<0,05) điều này là phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Luo và ctv, 2020; Oanh và ctv, 2021a) cho biết khi bổ sung thảo dược tự nhiên vào khẩu phần ăn của lợn đã làm giảm độ dai của thịt. Độ dai của thịt được đo bằng lực cắt, nó phản ánh chất lượng của thịt và lực cắt càng nhỏ thì cơ thịt càng mềm và mùi vị càng ngon (Luo và ctv, 2020)..

    Chỉ tiêu về độ sáng (L*) và màu vàng (b*) không có sai khác thống kê (P>0,05) giữa lô ĐC và TN. Tuy nhiên, khẩu phần bổ sung chế phẩm Max2SLive đã làm tăng màu đỏ (a*) của thịt so với lô ĐC (P<0,05) Thịt lợn có màu đỏ hơn ở lô TN là màu được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Nghiên cứu gần đây (Lei và ctv, 2018) cho biết bổ sung 0,05% chế phẩm thảo dược (ngải lá kim và ngũ gia gai) trong khẩu phần ăn của lợn giai đoạn sinh trưởng-vỗ béo không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu màu đỏ (a*) và màu vàng (b*) của thịt, nhưng có xu hướng làm tăng độ sáng (L*) của thịt so với lô ĐC.

     

    Hàm lượng cholesterol không cho thấy sự sai khác thống kê (P>0,05) giữa lô TN và lô ĐC. Kết quả này là tương tự với công bố của Samolińska và ctv (2020) trên lợn ăn các khẩu phần bổ sung 0,5% tỏi đông khô hoặc 5% bột bồ công anh hoặc hỗn hợp tỏi và bồ công anh không làm thay đổi hàm lượng cholesterol so với lô ĐC.

     

    3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu của lợn

     

    Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05), về các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu của lợn giữa lô bổ sung chế phẩm Max2SLive và lô đối chứng (Bảng 6).

    Kết quả trong nghiên cứu này tương tự với kết quả các nghiên cứu bổ sung thảo dược vào khẩu phần ăn của các đối tượng vật nuôi khác nhau. Nghiên cứu của Oanh và ctv (2021b) cho biết bổ sung hỗn hợp thảo dược gồm Đơn kim, Ké hoa đào, Hoàn ngọc, Quế chi và Hồi vào khẩu phần ăn của lợn giai đoạn sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến các chỉ sinh lý máu (WBC, RBC, Hb) và sinh hóa máu (AST, ALT, Cholesterol, HDL, LDL) so với lô đối chứng. Kết quả tương tự cũng được công bố của Lei và ctv (2018) bổ sung 0,05% hỗn hợp thảo dược tự nhiên và lên men (ngũ gia gai và ngải lá kim) vào khẩu phần ăn của lợn sinh trưởng-vỗ béo không làm ảnh hưởng đến RBC, WBC, Lymphocyte, IGF, TNF-anpha so với lô ĐC. Dương Thị Hồng Duyên và ctv (2022) khẳng định bổ sung rẻ quạt ở các mức 0,25 và 0,5% vào KP ăn của gà thịt giai đoạn 30-100 ngày tuổi không làm ảnh hưởng đến RBC, WBC, Hb, PLT so với lô không bổ sung.

     

    4. KẾT LUẬN

     

    Bổ sung 0,1% chế phẩm thảo dược Max2SLive vào khẩu phần ăn đã nâng cao được TKL và cải thiện TTTA giai đoạn sinh trưởng-vỗ béo. Hơn nữa, lợn ăn KP bổ sung chế phẩm Max2SLive giảm DML và nâng cao TLN. Ngoài ra, độ dai của thịt thấp hơn và màu của thịt đỏ hơn ở lô bổ sung chế phẩm Max2SLive.

     

    Nguyễn Công Oánh1 , Phạm Thị Mai Hiên2 và Phạm Kim Đăng1*

    1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 2 Công ty TNHH nghiên cứu và phát triển dược liệu Việt Nam.

    * Tác giả liên hệ: PGS. TS. Phạm Kim Đăng, Trưởng Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam;

    Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội; Điện thoại: 0987.432.772; Email: pkdang@vnua.edu.vn

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.