Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng tế bào cumulus đối với thành thục nhân của tế bào trứng heo trong điều kiện in vitro. Phức hợp tế bào trứng-cumulus (COCs) sau khi thu từ các nang noãn có kích thước trung bình (3-7mm) được phân thành ba nhóm dựa vào số lớp tế bào cumulus (CC): nhóm COCs có từ 2 lớp CC trở lên; nhóm COCs có ít hơn 2 lớp CC, nhóm tế bào trứng không có CC (DO) và sau đó được dùng cho nuôi cấy thành thục trong 44 giờ. Kết quả cho thấy nhóm COCs có từ 2 lớp CC trở lên có tỷ lệ thành thục nhân cao nhất (67,6%) và khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với nhóm COCs có ít hơn 2 lớp CC (49,1%) và nhóm DO (26,7%).
Hình 1. Phân loại tế bào trứng heo theo số lớp tế bào cumulus: A: tế bào trứng có từ 2 lớp cumulus trở lên, B: tế bào trứng có ít hơn 2 lớp cumulus, C: Tế bào trứng không có umulus. Độ phóng đại 300 lần.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự ảnh hưởng của tế bào cumulus phụ thuộc vào giai đoạn của quá trình nuôi cấy. Khi tiến hành loại bỏ tế bào cumulus ở 0 giờ hoặc 22 giờ sau nuôi cấy, tỷ lệ thành thục nhân đạt tương ứng là 26,4 và 50,6% so với nhóm đối chứng (67,2%, P<0,05). Từ kết quả trên cho thấy: tế bào cumulus đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thành thục nhân của tế bào trứng heo và có thể được sử dụng như một chỉ thị để chọn lọc COCs trước khi nuôi cấy. Để hiểu được ảnh hưởng của tế bào cumulus đối với sự thành thục của tế bào chất đòi hỏi nhiều nghiên cứu hơn nữa để làm sáng tỏ.
Đặt vấn đề
Nghiên cứu về sản xuất phôi trong điều kiện in vitro, bao gồm nuôi thành thục tế bào trứng (IVM), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và phát triển phôi giai đoạn sớm, sử dụng mô hình tế bào trứng heo được áp dụng rộng rãi ở nhiều phòng thí nghiệm trong nhiều thập kỉ qua. Tuy nhiên, hiệu quả của các kỹ thuật này trên heo thấp hơn các loài khác (Wongsrikeao và ctv, 2005). Nuôi thành thục tế bào trứng là bước ban đầu và tiên quyết cho sự thành công của kĩ thuật sản xuất phôi in vitro, nhiều nghiên cứu đã nỗ lực cải thiện điều kiện IVM bằng cách tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến thành thục tế bào trứng và sự phát triển phôi sau đó (Kwak và ctv, 2012).
Vai trò của tế bào cumulus đối với sự thành thục tế bào trứng được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu (Warriach and Chohan, 2004; Ju và Rui, 2012; Zeinoaldini và ctv, 2013). Tế bào cumulus là nơi sản xuất glycosaminoglycans, hormone steroid và các yếu tố khác hỗ trợ quá trình thành thục nhân, tế bào chất và phôi sau thụ tinh (Brower và Schultz, 1982; Erickson và Danforth, 1995; Yamauchi và Nagai, 1999; Dode và Graves, 2002). Tuy nhiên, có rất ít thông tin cụ thể về ảnh hưởng của số lớp tế bào cumulus cũng như ảnh hưởng của tế bào cumulus theo giai đoạn nuôi cấy đến tỷ lệ thành thục nhân tế bào trứng heo. Vì thế, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của tế bào cumulus đến sự thành thục nhân của tế bào trứng heo trong điều kiện in vitroThu nhận buồng trứng của heo tơ khoảng 4-5 tháng tuổi, khối lượng 80-100kg, từ lò mổ địa phương. Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu này được nhập từ công ty Sigma – Alrich (Hoa Kỳ), ngoại trừ những hóa chất đặc biệt sẽ được chỉ ra trong bài viết.
Nghiên cứu được tiến hành tại Phòng Công Nghệ Phôi Động Vật, Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Bộ môn Công nghệ sinh học, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, từ tháng 10/2019 đến tháng 6/2020.
Kết luận
Tế bào cumulus đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thành thục nhân của tế bào trứng, đặc biệt là trong 22 giờ đầu nuôi cấy thành thục tế bào trứng ở heo. Tiếp tục các nghiên cứu tiếp theo để làm sáng tỏ ảnh hưởng của tế bào cumulus đến sự thành thục tế bào chất và phát triển phôi sau đó là cần thiết.
Huỳnh Thị Ngọc Thẩm1 và Nguyễn Ngọc Tấn1*
1Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
* Tác giả liên hệ: TS. Nguyễn Ngọc Tấn, Giảng viên chính Bộ môn Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh; Email: [email protected];
Nguồn: Tạp chí KTKT Chăn nuôi số tháng 1.2021 – Hội Chăn nuôi Việt Nam – ISSN 1859 – 476X Link truy cập toàn file: http://hoichannuoi.vn/uploads/files/TAPCHICHANNUOI%20so%20thang%201_2_2021%20(1).pdf)
Toà soạn
Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà 73, Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.36290621
Fax: 024.38691511
E – mail: [email protected]
- tế bào trứng heo li>
- cumulus li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất