Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) mong muốn hợp tác chặt chẽ với ACIAR (Australia) để lên kế hoạch cho việc tăng cường năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó đạt được mục tiêu của Việt Nam về tăng trưởng xanh.
Đại sứ Andrew Goledzinowski phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN
Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ NN&PTNT và ACIAR đã được ký kết tháng 3/2024 là khuôn khổ quan trọng để hai bên tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học trong phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
“Chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ với ACIAR để lên kế hoạch cho việc tăng cường năng lực nghiên cứu và cho các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp mang tính quy mô và chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu của Việt Nam về tăng trưởng xanh, phát triển nền nông nghiệp đa giá trị, đồng thời đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân,” ông Phùng Đức Tiến nói.
Với gần 100 triệu dân và 2/3 diện tích đất nước là đồi núi, dù hàng năm phải đối mặt với nhiều thiên tai, dịch bệnh nhưng đến hiện tại Việt Nam đã tự chủ được lương thực, thực phẩm, hướng đến xuất khẩu. Trong nhiều năm, Việt Nam là quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gạo và nhiều nông sản có giá trị tỷ USD.
Về phía Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Đại sứ Andrew Goledzinowski cho biết, hiện tại nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế vô cùng quan trọng của Việt Nam và Australia. Tầm quan trọng của ngành không chỉ nằm ở doanh thu mà còn liên quan đến văn hóa.
Nông nghiệp đóng vai trò cốt yếu, tác động đến sự thịnh vượng của khu vực nông thôn. Bởi nếu thành phố có thể thay thế ngành kinh tế này bằng ngành kinh tế khác thì khu vực nông thôn người dân phải bám vào đất để sinh kế, Đại sứ Andrew Goledzinowski nói.
“Việt Nam và Australia đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện của nhau và ACIAR sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu về phát triển nông nghiệp nông thôn thông qua hợp tác nghiên cứu hiệu quả,” Đại sứ Andrew Goledzinowski phát biểu tại sự kiện.
Cuộc họp đối tác 2024 về hợp tác nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam – Australia
Những định hướng nghiên cứu của ngành nông nghiệp Việt Nam
Chia sẻ tại sự kiện, TS Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT giới thiệu về 5 lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt quan trọng đối với nông nghiệp Việt Nam, bao gồm trồng trọt – bảo vệ thực vật, chăn nuôi – thú y, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi – phòng chống thiên tai.
Trong đó, tại lĩnh vực chăn nuôi – thú y, Việt Nam sẽ tập trung nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có năng suất, phục vụ chăn nuôi nông hộ, trang trại; nghiên cứu sản xuất các loại vaccine, thuốc thú y thế hệ mới, các loại thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung thay thế thức ăn thô…
Ở lĩnh vực thủy sản, Việt Nam nghiên cứu làm chủ công nghệ về giống thủy sản chủ lực, sinh trưởng nhanh, kháng bệnh, chống chịu mặn; nghiên cứu dự báo dịch bệnh, làm chủ công nghệ vaccine; nghiên cứu, phát triển công thức thức ăn thủy sản.
Lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật sẽ tập trung vào nghiên cứu giống cây trồng chủ lực; bảo tồn, phục tráng, phát triển các giống cây trồng bản địa.
Tại lĩnh vực lâm nghiệp, nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao các giống cây trồng lâm nghiệp chủ lực để trồng rừng gỗ lớn, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn; cây lâm sản ngoài gỗ có năng suất, chất lượng; nghiên cứu xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định trong tiếp cận cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon.
Trong lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai, Việt Nam tập trung phát triển công cụ hỗ trợ điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, an toàn hồ đập, năng lực quản lý vận hành công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai.
Đề xuất về hướng hợp tác nghiên cứu với Australia, bà Thủy cho rằng, hai bên cần xây dựng mối liên kết hợp tác lâu dài giữa các trường đại học ngành nông nghiệp của Việt Nam và Australia để trao đổi sinh viên và giảng viên, hợp tác nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, hai bên nên định kỳ tổ chức hội nghị chuyên gia, hội thảo khoa học giữa hai nước để thảo luận về các vấn đề ưu tiên nghiên cứu mà hai nước quan tâm. Từ đó, hình thành các nghiên cứu chung, đồng tài trợ theo nguyên lý cùng thắng. Xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn, sau đại học, sau tiến sỹ để phát triển nhóm cán bộ chuyên sâu.
Đồng thời, thương mại hóa các sản phẩm khoa học của hai nước, xây dựng cơ chế chung để kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai bên và thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ từ Australia vào Việt Nam…
Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của hai bên, bà Thủy cho rằng, trong giai đoạn tới có thể cân nhắc ưu tiên hợp tác về nghiên cứu, chọn tạo và phát triển các giống cây trồng chủ lực thích ứng với hạn, mặn; bảo tồn, phục tráng, khai thác và phát triển các giống cây trồng bản địa, đặc hữu. Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có năng suất, chất lượng cao. Nghiên cứu, phát triển công thức thức ăn thủy sản, công nghệ nuôi biển, bảo vệ đa dạng sinh học; phát triển hệ thống nông lâm kết hợp với chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng sinh thái…
LÊ HỒNG NHUNG
- nghiên cứu khoa học li>
- nghiên cứu khoa học công nghệ li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất