Công ty AVAC và Công ty phía Philippines vừa chính thức lên tiếng phản bác những thông tin sai lệch về vacxin dịch tả lợn Châu Phi Việt Nam đăng trên báo Rappler.
Bài viết trên trang Rapple, Philippines bị phía Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam phản bác thông tin sai sự thật, thiếu căn cứ. Ảnh: Linh Linh.
Chưa xuất khẩu bất cứ liều vacxin AVAC nào sang Indonesia
Theo đó, ngày 20/8, trang tin Rappler của Phillippines đã đăng tải bài viết phản ánh việc tiêm vacxin dịch tả lợn Châu Phi do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam sản xuất đã khiến hàng loạt đàn lợn tại trang trại PT Indo Tirta Suaka, trên đảo Pulau Bulan, Indonesia chết.
“Đỉnh dịch hồi giữa tháng 4 năm nay, có tới 2.000 con lợn chết mỗi ngày và tổng đàn lợn tại trạng trại giảm đáng kể. Tình hình tương tự xảy ra tại các khu vực chăn nuôi lợn trên các đảo Sumatra, Java và Sulawesi. Với tình hình diễn biến phức tạp như vậy, nhiều chủ trại đã đánh cược sức khỏe đàn vật nuôi bằng việc mua vacxin sống dịch tả lợn Châu Phi của Việt Nam từ các nhà cung cấp”, tờ báo Rappler trích dẫn.
Rappler cũng dẫn lời một nguồn tin chưa xác thực rằng, sau 6 tuần tiêm chủng, tỷ lệ chết của lợn tại trang trại ở đảo Pulau Bulan đã tăng chóng mặt, đến khi tổng đàn chỉ còn khoảng 1/5 hay 20% số lợn. Tờ báo dẫn lời một số chuyên gia về lợn tại trang trại này cho biết, nguyên nhân khiến lợn chết bắt nguồn từ việc tiêm vacxin khiến lợn bị lột da, từ đó tăng khả năng lây nhiễm virus dịch tả lợn Châu Phi trong đàn.
Bên cạnh đó, việc tiêm vacxin cũng khiến đàn lợn dễ mắc các bệnh khác và gia tăng hội chứng hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS). Rappler cho biết thêm, việc tiêm vacxin AVAC khiến đàn lợn chết, làm cho trang trại PT Indo Tirta Suaka thiệt hại hàng triệu USD.
Ngoài ra, trang tin này cũng nêu một số ý kiến chủ quan về mối quan hệ giữa Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam và Công ty KPP Powers Commodites Inc (Philippines) cũng như chất lượng của vacxin dịch tả lợn Châu Phi do Công ty AVAC Việt Nam sản xuất.
Trước những thông tin từ trang Rappler, Philippines, ngày 21/8, ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam chính thức có thư gửi bà Pinky Pe Tobiano, Giám đốc điều hành Công ty KPP Powers Commodites Inc, khẳng định, cho tới thời điểm này, Công ty AVAC Việt Nam chưa xuất khẩu bất cứ liều vacxin dịch tả lợn Châu Phi nào sang Indonesia.
“Đến thời điểm này, tôi và đối tác Indonesia vẫn đang thảo luận về việc đăng ký cho vacxin và chúng tôi chưa từng vận chuyển bất cứ liều vacxin dịch tả lợn Châu Phi nào sang Indonesia, cho đến thời điểm 20/8/2023. Vì vậy, không có bất cứ cơ sở nào cho người viết bài trên trang tin về tình hình các trang trại ở Indonesia thiệt hại do vacxin dịch tả lợn Châu Phi của AVAC”, ông Điệp nhấn mạnh nhiều lần trong thư.
Phía Công ty KPP Powers Commodites Inc (Philippines) cũng đưa ra tuyên bố vạch trần và lên án bài viết vô lý trên trang Rappler liên quan đến vacxin dịch tả lợn Châu Phi AVAC của tác giả Fermin M. Diaz. Phía Công ty trích dẫn và khẳng định lại lời ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam về việc vacxin dịch tả lợn Châu Phi AVAC chưa từng được vận chuyển tới Indonesia.
Bên cạnh đó, ông Điệp cũng xác nhận lại với Công ty KPP Powers rằng, vacxin này chưa từng được bán hay vận chuyển đến trang trại nào có có tên “PT Indo Tirta Suaka” như được nhắc đến trong bài viết trên trang Rappler.
Hơn nữa, bài báo còn cho rằng, việc trang trại PT Indo Tirta Suaka bị thiệt hại hàng triệu USD do vacxin AVAC là “hoàn toàn không thể tin được” vì tới nay AVAC vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin nào liên quan đến thiệt hại và tố tụng liên quan đến thiệt hại hàng triệu USD như vậy.
Vacxin AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất đã được sử dụng để tiêm cho các đàn lợn và đánh giá thận trọng tại Philippines. Ảnh: Linh Linh.
Khẳng định hiệu quả vacxin AVAC ASF LIVE
Công ty KPP Powers Commodites Inc tái khẳng định hiệu quả của vacxin dịch tả lợn Châu Phi do công ty của Việt Nam sản xuất, đồng thời phản bác ẩn ý của bài báo nói về việc cấp phép cho vacxin dịch tả lợn Châu Phi của AVAC.
“Tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã thực sự cấp phép cho 2 loại vacxin của hai công ty là NAVETCO và AVAC. Vacxin dịch tả lợn Châu Phi của AVAC đã được thử nghiệm tại hơn 500 trang trại ở Việt Nam, trong đó có trang trại của C.P. Việt Nam và cho kết quả tỷ lệ cung cấp miễn dịch thành công với 95% khỏi dịch tả lợn Châu Phi.
Hơn nữa, Bộ NN-PTNT của Việt Nam giám sát và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vacxin, đồng thời khuyến cáo tiêm chủng đại trà ở Việt Nam. Gần đây nhất, từ ngày 15 – 16/8/2023, các đợt tiêm chủng AVAC ASF LIVE tại hơn 30 trang trại của Việt Nam đã được diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Bộ NN-PTNT”, tuyên bố của Công ty KPP Powers Commodities ghi.
Ông Nguyễn Văn Điệp cho biết, ngày 15/8, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam đã tổ chức Đoàn công tác cùng Công ty KPP Powers Commodites Inc – Philippines đến thực tế các nông hộ thử nghiệm tiêm vacxin phòng dịch tả lợn Châu Phi tại huyện Đan Phượng, Hà Nội. Nếu đạt kết quả tốt, dự kiến họ sẽ áp dụng tiêm trên quy mô diện rộng và có sự hỗ trợ của Chính phủ. Như vậy, lượng vacxin dịch tả lợn Châu Phi nhập khẩu vào Philippines sẽ lớn hơn nhiều.
Trước đó, bà Pinky Pe Tobiano, Giám đốc điều hành Công ty KPP Powers Commodites Inc đã thảo luận về mối quan hệ hợp tác gần đây với Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam.
Công ty đã đảm bảo quyền phân phối độc quyền vacxin dịch tả lợn Châu Phi của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam, bởi đây là sản phẩm đã được Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm và cho phép xuất khẩu.
Vacxin AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam đã được sử dụng để tiêm cho các đàn lợn và đánh giá thận trọng tại Philippines. Cơ quan có thẩm quyền của Philippines đã công bố kết quả đánh giá vacxin đạt an toàn, 100% lợn được tiêm vacxin AVAC ASF LIVE có đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể.
Hiện nay, các cơ quan thẩm quyền của Philippines đang thúc đẩy để các doanh nghiệp của Philippines khẩn trương hoàn tất các thủ tục đăng ký nhập khẩu vacxin dịch tả lợn Châu Phi AVAC của Việt Nam.
Kết quả giám sát cho thấy vacxin AVAC ASF LIVE an toàn trên lợn được tiêm tại tất cả các trang trại và có đáp ứng miễn dịch tốt. Ảnh: Linh Linh.
Theo đánh giá độc lập của đoàn chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vào tháng 4-5/2023 dựa trên các kết quả nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, cấp phép lưu hành và giám sát sử dụng vacxin tại Việt Nam, đã khẳng định kết quả nghiên cứu, sản xuất vacxin dịch tả lợn Châu Phi của Việt Nam tương đồng với kết quả nghiên cứu của phía Hoa Kỳ.
Việc tổ chức đánh giá, kiểm soát chất lượng vacxin dịch tả lợn Châu Phi vô trùng, an toàn và hiệu lực của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế, trong đó có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vacxin do các nhà khoa học xây dựng và đã được trình lên Tổ chức Thú y thế giới (OIE/WOAH) để xem xét, thông qua.
Tháng 7/2023, có 300.000 liều vacxin dịch tả lợn Châu Phi AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam đã được Công ty KPP Powers Commodites Inc nhập khẩu chính thức về Philippines, mở ra cơ hội mới cho người chăn nuôi tại nước này chống lại dịch tả lợn Châu Phi. Trước đó, Công ty AVAC cũng hợp tác thử nghiệm vacxin AVAC ASF LIVE tại Philippines.
Cục Thú y Philippines đã đề nghị Công ty AVAC phối hợp và cung cấp 1.000 liều vacxin. Kết quả thử nghiệm cho thấy, vacxin AVAC ASF LIVE an toàn và hiệu quả cho tất cả 1.000 lợn thí nghiệm được tiêm.
Công ty KPP Powers Commodites Inc-Philippines là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối các loại phụ gia thức ăn chăn nuôi và chất bổ sung cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Năm 2022, báo điện tử Rappler tại Philippines do nhà báo Maria Ressa, người từng được trao giải Nobel Hòa Bình, thành lập đã bị chính quyền ra lệnh ngừng hoạt động. Ủy ban Quản lý Chứng khoán và Sàn giao dịch Philippines (PSEC) ngày 29/6 thông báo giữ nguyên quyết định rút giấy phép hoạt động của Rappler vì báo này vi phạm quy định về sở hữu nước ngoài. Theo CNN, PSEC rút giấy phép hoạt động của Rappler vào năm 2018 nhưng báo mạng này vẫn tiếp tục hoạt động.
Linh Linh
Nguồn: nongnghiep.vn
- AVAC ASF LIVE li>
- vacxin dịch tả lợn Châu Phi li>
- avac li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất