Bắc Giang: Thay đổi tư duy trong chăn nuôi hàng hóa - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Bắc Giang: Thay đổi tư duy trong chăn nuôi hàng hóa

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trước đây, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ yếu thực hiện theo phương thức truyền thống, chưa có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Thậm chí, nhiều hộ chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa) với mục đích lấy sức kéo là chính. Hiện nay, với việc chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang hướng sản xuất hàng hóa đã đưa lĩnh vực này ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả.


    Mở rộng quy mô

     

    Hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất theo quy mô lớn, tập trung đang dần thay thế phương thức chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ. Nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm. Đặc biệt, người chăn nuôi có sự thay đổi từ tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, theo hướng liên kết theo chuỗi.

     

    Gia đình anh Nguyễn Xuân Trường ở thôn Ngọc Sơn, xã Quỳnh Sơn (Yên Dũng) đang nuôi 20 con bò 3B thương phẩm và hiện anh tiếp tục đầu từ mở rộng chuồng để nuôi thêm hơn chục con nữa. Anh Trường cho biết: “Nhiều năm trước, gia đình tôi đã từng nuôi bò giống cũ nhưng theo phương pháp chăn thả truyền thống nhằm mục đích chính là lấy sức kéo. Tuy nhiên, do diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp, cộng thêm nhu cầu sức kéo không còn nên từ năm 2021 tôi đã đầu tư khoảng 300 triệu đồng xây dựng chuồng trại mở rộng quy mô để chuyển sang chăn nuôi bò 3B thương phẩm với mục đích chính là bán thương phẩm”.

     

    Với mô hình này, quy mô chăn nuôi đã tăng lên. Theo đó, bò được nuôi nhốt 100%, gia đình anh Trường trồng thêm cỏ, ngô và tận dụng một số phế phụ phẩm nông nghiệp, men vi sinh, sử dụng bã đậu, bã bia, cám công nghiệp phối trộn để làm thức ăn cho bò. Bò được thương nhân đăng ký và về tận nơi thu mua mang đi tiêu thụ. Với phương pháp chăn nuôi này, đàn bò phát triển nhanh hơn, mỗi lứa cho lãi 10 triệu đồng/con. Dự kiến, thời gian tới anh Trường sử dụng phân bò để nuôi giun trùn quế, qua đó góp phần hạn chế ảnh hưởng đến môi trường và nâng hiệu quả kinh tế.

     

    Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sạch Hòa Phú AFC ở thôn Bảo An, xã Hoàng An (Hiệp Hòa) thành lập từ năm 2020 và hiện có 7 hộ liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản lượng vịt, gà thương phẩm mỗi năm đưa ra thị trường kahoảng 1,8 nghìn tấn qua các chợ đầu mối, cơ sở chế biến, nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

     

    Theo anh Lê Văn Hưng, Giám đốc HTX, tham gia liên kết chuỗi chăn nuôi vịt, gà an toàn sinh học, người dân được tiếp cận phương pháp sản xuất theo quy mô tập trung, được bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Cùng đó, vật nuôi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, sử dụng thức ăn bảo đảm dinh dưỡng theo tiêu chuẩn, vì vậy chất lượng thịt thơm ngon hơn và đặc biệt khi bán ra thị trường được quản lý và truy xuất nguồn gốc, tạo niềm tin cho khách hàng. Không những vậy, việc thực hiện liên kết trong sản xuất chăn nuôi còn góp phần giảm tối đa các khâu trung gian, cũng chính là cách hướng tói phát triển sản xuất bền vững.

     

    Thúc đẩy chăn nuôi theo chuỗi

     

    Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp của tỉnh, hiện chiếm 46% sản xuất chung của ngành. Bên cạnh đối tượng vật nuôi chủ lực là lợn, gia cầm, trâu, bò, Bắc Giang còn phát triển đa dạng các đối tượng vật nuôi đặc trưng như: nuôi ong mật, nuôi ngựa bạch, dê… 

     

    Theo Sở NN&PTNT Bắc Giang, trên địa bàn tỉnh hiện có 109 HTX, hơn 2.000 trang trại gia súc, gia cầm; duy trì 10 chuỗi chăn nuôi lợn, gia cầm gắn với giết mổ, chế biến; 2 chuỗi chăn nuôi dê, bò gắn với tiêu thụ và hơn 100 trang trại liên kết chăn nuôi gia công. Tỷ lệ đàn bò lai hướng chuyên thịt tăng (chiếm 90%); số vòng quay nuôi lợn tăng từ 2 lứa lên 2,5 lứa/năm; gà thả vườn từ 2 lứa lên 3-4 lứa/năm; cả tỉnh có 6 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP, 104 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, 01 vùng chăn nuôi an toàn dịnh bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà.

     

    Ông Lương Đức Kiên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang cho biết: “Phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết giúp giảm chi phí sản xuất (mua thức ăn, thuốc thú y với giá của nhà sản xuất thông qua việc ký kết hợp đồng), bảo đảm được nguồn cung ứng sản phẩm vật tư đầu vào đúng đủ chất lượng; tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sản xuất và thị trường mới.

     

    Ngoài ra, hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi này thuận tiện

     

    cho việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, hướng đến xây dựng thương hiệu và tạo hình thành vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Mặc dù vậy, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ cao, sản xuất theo chuỗi liên kết chưa nhiều, liên kết còn thiếu bền vững, thị trường tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thương nhân, giá cả không ổn định, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong nước, chưa có sản phẩm xuất khẩu.

     

    Trong khi đó, với quy mô sản xuất chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sẽ rất khó để thực hiện liên kết chuỗi, đồng thời khó bảo đảm an toàn dịch bệnh và nguồn cung thực phẩm an toàn. Việc thực hiện kê khai trong chăn nuôi tại cấp cơ sở còn yếu, chưa triệt để, hiệu quả chưa cao.

     

    Để khắc phục, ngành nông nghiệp Bắc Giang đã tham mưu tỉnh đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi; chính sách hỗ trợ cấp mã số định danh đối với các cơ sở chăn nuôi, đặc biệt cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại để góp phần bảo đảm truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quản lý số lượng vật nuôi. Qua đó giúp đưa ra dự báo, kế hoạch sản xuất trong cân đối cung cầu.

     

    Cùng đó, sẽ tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch các khu vực chăn nuôi tập trung để khuyến khích di dời cơ sở chăn nuôi trong khu đông dân cư theo quy định của Luật Chăn nuôi. Quan tâm điều chỉnh tổng đàn hợp lý từng thời điểm trong năm nằm phù hợp yêu cầu thị trường; tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng sản phẩm và hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất thông qua phát triển các tổ hợp tác, HTX; phát triển đa dạng các sản phẩm chế biến gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh đối với lợn, gà đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn để xuất khẩu.

     

    Ngoài ra, chú trọng tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật mới để thúc đẩy phát triển sản xuất hướng đến sản xuất an toàn, bền vững. Tăng cường giới thiệu, nhân rộng các mô hình liên kết, giúp nông dân hiểu và tham gia và hướng đến mục tiêu tăng năng suất, chất lượng và giá cả cạnh tranh.

     

    Nguyễn Hưởng

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.