Bảo tồn giống heo loang trắng địa phương - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Bảo tồn giống heo loang trắng địa phương

    Nhằm bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm, từ năm 2013 đến nay, Viện Chăn nuôi Quốc gia đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) thực hiện mô hình “Bảo tồn heo loang trắng địa phương” tại xã Ia Kly. Qua hơn 5 năm thực hiện, mô hình đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

    Bảo tồn giống heo loang trắng địa phương

    Ông Siu A Nhé cho heo ăn. Ảnh: Hồng Thương

     

    Dẫn chúng tôi đến thăm đàn heo của các hộ tham gia mô hình, ông Huỳnh Quang Việt – cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Chư Prông – cho biết, theo kết quả nghiên cứu của Viện Chăn nuôi Quốc gia, heo loang trắng của người dân bản địa được xếp vào nhóm động vật có nguồn gen quý. Hơn nữa, đây cũng là dòng heo mắn đẻ, đẻ nhiều con, có khả năng chống chọi với các điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, heo loang trắng hiện chỉ được nuôi ở một số xã, như: Ia Kly, Ia Drăng và thị trấn Chư Prông với số lượng rất ít. Do đó, để bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm này, Viện Chăn nuôi Quốc gia đã phối hợp triển khai mô hình “Bảo tồn heo loang trắng địa phương” với sự tham gia của 10 hộ dân ở xã Ia Kly, số lượng heo là 30 con, trong đó có 10 cặp heo giống, còn lại là heo con. Hàng năm, Viện hỗ trợ từ 30 triệu đồng đến 49 triệu đồng tiền thức ăn, chi phí tập huấn, hướng dẫn bà con cách chăm sóc để bảo tồn giống heo này.

     

    Với sự hỗ trợ về thức ăn, thuốc thú y, kỹ thuật chăm sóc của Viện Chăn nuôi Quốc gia và Trạm Khuyến nông huyện, nhiều hộ tham gia mô hình đã có thêm điều kiện để duy trì và phát triển đàn heo. Đưa chúng tôi ra khu vực nuôi heo phía sau nhà, bà Kpuih Phoc (làng Klă, xã Ia Kly) phấn khởi cho biết: “Qua 5 năm tham gia mô hình, heo giống của gia đình mình đẻ được 52 con/5 đợt. Ngoài một số heo con không may bị chết, số còn lại được mình nuôi lớn để bán. Mới đây, mình bán 2 con heo được 1,2 triệu đồng”.

     

    Tương tự, từ 2 con heo giống khi bắt đầu tham gia mô hình, gia đình ông Siu A Nhé (làng Klă) giờ đã phát triển đàn lên 14 con. Sau khi hỗ trợ cho các con của mình một số heo con để làm vốn chăn nuôi, ông giữ lại 3 con heo giống. Ông Nhé chia sẻ: “Hoàn cảnh khó khăn nên khi được hỗ trợ thức ăn, kỹ thuật chăm sóc heo, gia đình tôi mừng lắm. Gia đình đã cố gắng chăm sóc để tăng đàn. Tuy nhiên, 2 con heo nái của gia đình đã có chửa và sắp đẻ nhưng diện tích chuồng quá chật hẹp. Đã vậy, nền chuồng và mái che bị hỏng không đảm bảo sức khỏe cho heo. Do đó, gia đình mong được hỗ trợ thêm kinh phí mua tôn để xây dựng chuồng heo nhằm đảm bảo hiệu quả chăn nuôi”.

     

    Trao đổi với P.V, ông Lưu Hoài Hưng – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chư Prông – cho biết, việc triển khai mô hình đã góp phần quan trọng vào bảo tồn giống heo quý của địa phương, đồng thời, giúp các hộ tham gia có thêm điều kiện chăn nuôi để tăng thu nhập. Cũng nhờ triển khai mô hình này mà số lượng heo tăng dần theo các năm, có thời điểm đạt 80 – 90 con.

     

    Tuy nhiên, theo ông Hưng, heo loang trắng là giống hoang dã nên việc nuôi nhốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như độ thuần chủng bởi xảy ra tình trạng cận huyết. Trong khi đó, vì hoàn cảnh khó khăn, chuồng trại của nhiều hộ còn nhỏ hẹp, tạm bợ, không đảm bảo không gian cho đàn heo phát triển. Hiện Trạm đang phối hợp với chính quyền xã và các thôn, làng hướng dẫn người dân sửa chữa lại chuồng trại phù hợp với đặc tính sinh hoạt của đàn heo, đặc biệt là mở rộng diện tích để heo vừa có chỗ nghỉ đảm bảo vệ sinh vừa có không gian vận động. Đồng thời, vận động các hộ đổi heo đực để phối giống nhằm tránh cận huyết. “Trạm cũng mong Viện Chăn nuôi Quốc gia tiếp tục hỗ trợ thêm kinh phí để các hộ tham gia mô hình làm chuồng cũng như tăng nguồn thức ăn góp phần duy trì và phát triển đàn heo” – ông Hưng cho biết.

     

    Hồng Thương

    Nguồn: Bái Gia Lai

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.