Bệnh Dịch tả heo châu Phi và cách phòng ngừa hiệu quả nhất - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh Dịch tả heo châu Phi và cách phòng ngừa hiệu quả nhất

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh Dịch tả heo châu Phi tên tiếng Anh là African Swine Fever (ASF), bệnh Dịch tả heo cổ điển tên tiếng Anh là Classical Swine Fever (CSF) hoặc Hog cholera. Hai bệnh này do hai loại vi- rút hoàn toàn khác nhau gây ra nhưng triệu chứng và bệnh tích của hai bệnh này lại rất giống nhau nên khó phân biệt, chỉ có xét nghiệm trong phòng thí nghiệm mới phân biệt được bệnh. Hiện nay bệnh Bệnh Dịch tả heo châu Phi đang bùng phát mạnh tại Trung Quốc, gây chết heo 100% và nguy cơ lây lan sang nước ta là rất cao. Sau đây là một số đặc điểm giống và khác nhau giữa hai bệnh này:

     

     

    DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

    DỊCH TẢ HEO CỔ ĐIỂN

     

    NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

     

    Do vi-rút gây ra. Là một vi-rút ADN, thuộc họ Asfarviridae, chi Asfivirus, có vỏ bọc, kích thước lớn, sợi đôi. Có sức đề kháng cao ngoài môi trường

    Do vi-rút gây ra nhưng hoàn toàn khác với vi-rút gây bệnh Dịch tả heo Châu Phi. Là một vi-rút ARN có vỏ bọc, kích thước nhỏ, một sợi.

     

    LOÀI MẮC BỆNH

    Gây bệnh cho loài heo ở mọi lứa tuổi, kể cả heo rừng. Bệnh lây lan rất nhanh

    Gây bệnh cho loài heo ở mọi lứa tuổi, kể cả heo rừng. Bệnh lây lan khá nhanh.

     

    ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY

    – Lây trực tiếp: tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo lành

    – Lây gián tiếp: qua động vật, côn trùng như chim, ve, ruồi… hoặc nhân tố trung gian như dụng cụ chăn nuôi, xe chở thú bệnh…

    – Lây trực tiếp: tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo lành

    – Lây gián tiếp: qua động vật, côn trùng như chim, ve, ruồi… hoặc nhân tố trung gian như dụng cụ chăn nuôi, xe chở thú bệnh…

     

    TRIỆU CHỨNG

     

    Triệu chứng rất giống nhau giữa bệnh DTH Châu Phi và DTH cổ điển, bao gồm những triệu chứng chung như:

    – Thú bỏ ăn, sốt cao trên 41°C

    – Phân táo bón, heo nằm chồng đống lên nhau. Viêm kết mạc, chảy nước mắt thành vệt đen, bít mí mắt

    – Hai chân sau đi xiêu vẹo

    – Viêm đường hô hấp nặng do phụ nhiễm

    – Sau 7-10 ngày xuất huyết ra ngoài da ở tai, bụng, mõm, chân, đuôi, hậu môn, mũi…

    – Heo nái bị sẩy thai ở tất cả các giai đoạn mang thai

     

     

    Triệu chứng rất giống nhau giữa bệnh DTH Châu Phi và DTH cổ điển, bao gồm những triệu chứng chung như:

    – Thú bỏ ăn, sốt cao trên 41°C

    – Phân táo bón, heo nằm chồng đống lên nhau. Viêm kết mạc, chảy nước mắt thành vệt đen, bít mí mắt

    – Hai chân sau đi xiêu vẹo

    -Viêm đường hô hấp nặng do phụ nhiễm

    – Sau 7-10 ngày xuất huyết ra ngoài da ở tai, bụng, mõm, chân, đuôi…

    – Heo nái bị sẩy thai ở tất cả các giai đoạn mang thai

     

    ĐIỀU TRỊ

    Chưa có thuốc điều trị

    Chưa có thuốc điều trị

    VẮC XIN PHÒNG BỆNH

    Chưa có vắc xin phòng bệnh

    Có vắc xin phòng bệnh

     

    Do bệnh DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI chưa có thuốc điều trị và chưa có vắc xin phòng bệnh nên biện pháp CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC để phòng bệnh phải đặc biệt quan tâm với các biện pháp sau đây:

     

    1. Phải tiêm ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm cho heo khi heo đang còn khỏe mạnh.

     

    2. Sát trùng chuồng trại định kỳ 2 lần một tuần ở tình trạng bình thường. Khi trong vùng chăn nuôi có dịch bệnh xảy ra thì 1-2 ngày sát trùng một lần với các thuốc sát trùng hiệu quả cao như BIODINE, BIOSEPT, BIOXIDE, BIO-PEROCID hoặc BIO-GUARD.

     

    3. Tăng cường sức đề kháng cho heo những lúc thời tiết thay đổi hoặc khi mới nhập heo vào trại bằng cách tiêm mỗi con 1 liều thuốc BIO-TULACIN 100 hoặc trộn thuốc BIO-TYLODOX PLUS vào thức ăn và cho ăn liên tục 5 ngày. Ngoài ra nên bổ sung thêm thuốc bổ BIO B.COMPLEX + A,D,E,C BIO ANTI-STRESS

     

    4. Hạn chế người lạ vào trại. Xe ra vào trại phải phun xịt thuốc sát trùng kỹ lưỡng.

     

    5. Không mua thịt heo bệnh từ nơi khác mang vào trại.

     

    6. Phun xịt ruồi, muỗi thường xuyên bằng thuốc BIO-DELTOX

     

    7. Phải cho heo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn phải bảo quản kỹ và không bị ẩm mốc.

     

    8. Cung cấp nước sạch cho heo uống. Nếu nghi ngờ nước uống bị nhiễm bẩn thì phài sát trùng bằng thuốc BIODINE trước khi dùng.

    Bệnh Dịch tả heo châu Phi và cách phòng ngừa hiệu quả nhất  Hình 1.Heo bị chảy máu mũi (DTH Châu Phi)

    Bệnh Dịch tả heo châu Phi và cách phòng ngừa hiệu quả nhất

    Hình 2.Chảy máu ở hậu môn (Dịch tả heo Châu Phi)

    Hình 3: Heo nái bị sẩy thai (Dịch tả heo Châu Phi)

     

    PGS TS Lê Văn Thọ

    Cố vấn Công ty BIOPHARMACHEMIE

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.