Bệnh học sinh thái (Ecphathology): Giải pháp tổng thể kiểm soát bệnh do PCV2 trên đàn heo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh học sinh thái (Ecphathology): Giải pháp tổng thể kiểm soát bệnh do PCV2 trên đàn heo

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh do PCV2 trên heo là bệnh đa yếu tố, vì thế để kiểm soát PCV2 hiệu quả nhất cần thực hiện giải pháp tổng thể liên quan đến các yếu tố dẫn đến bệnh do PCV2. Giải pháp tổng thể dựa theo nguyên tắc của bệnh học sinh thái là cách tiếp cận duy nhất có thể kiểm soát hiệu quả bệnh do PCV2 trong thực tế chăn nuôi heo.

     

    1. Bệnh học sinh thái

     

    Bệnh học sinh thái là khoa học nghiên cứu về bệnh học trong mối liên hệ của 3 nhóm yếu tố tham gia trong quá trình sinh bệnh: vi sinh vật, vật chủ và môi trường chăn nuôi (Hình 1). Quản lý dịch bệnh dựa trên bệnh học sinh thái là quản lý một cách hệ thống tất cả các yếu tố liên quan với 3 nhóm yếu tố nói trên, qua đó xây dựng đồng bộ các giải pháp kiểm soát dịch bệnh, phát huy tối đa hiệu quả phòng chống dịch bệnh tại trang trại.

     

    2. Phương pháp thực hiện quản lý theo bệnh học sinh thái

     

    Mô hình quản lý dịch bệnh theo bệnh học sinh thái được minh hoạ ở dạng hình đa giác với các đỉnh là các yếu tố nguy cơ. Khoảng cách từ tâm của hình đa giác đến các đỉnh tương ứng với mức độ quản lý tốt, xấu của từng yếu tố và được quy đổi với thang điểm 10.

     

    Khi quản lý dịch bệnh theo bệnh học sinh thái, mỗi yếu tố sẽ được đánh giá trực tiếp dựa trên tình hình tại trại, theo bảng câu hỏi và tuỳ theo mức độ sẽ được cho điểm tương ứng, qua đó sẽ có được hình minh hoạ tương đương với mức độ nguy cơ dịch bệnh xảy ra tại trại. Điểm được đánh giá càng thấp, càng ít đồng đều giữa các yếu tố, diện tích hình càng nhỏ, càng ít cân đối, nghĩa là dịch bệnh được quản lý càng kém, mức độ bệnh càng nghiêm trọng, năng suất và lợi nhuận càng thấp (Hình 2A) và ngược lại (hình 2B).

    3. Đánh giá nguy cơ liên quan đến bệnh do PCV2

     

    Để tiến hành đánh giá, người đánh giá sẽ thiết lập các bảng với các chỉ tiêu cụ thể liên quan đến hiệu quả của từng yếu tố được thực hiện tại trại (Bảng 1). Việc cho điểm đánh giá dễ bị chi phối bởi yếu tố chủ quan, vì vậy người đánh giá phải là những chuyên gia thật sự để giảm thiểu những sai sót chủ quan trong quá trình đánh giá…

     

     

    3.1 Kiểm soát PCV2

     

    Tình trạng bệnh liên quan đến PCV2 về cơ bản được xếp vào 2 nhóm: lâm sàng (clinical) và phi lâm sàng (hay cận lâm sàng – subclinical). Mức độ lâm sàng do PCV2 tại trại càng nghiêm trọng, hiệu quả kiểm soát PCV2 càng kém. Trại cần kiểm soát tình trạng nhiễm PCV2 trước hết từ đàn nái, sau đó trên heo sau cai sữa, heo choai và heo thịt dựa trên đánh giá lâm sàng liên quan đến từng nhóm heo.

     

    Để đánh giá hiệu quả kiểm soát thể phi lâm sàng do PCV2, trại cần thực hiện việc quản lý, ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến năng suất tăng trưởng của heo, cũng như định kỳ lấy mẫu xét nghiệm kháng thể, lượng PCV2 máu.

     

    Về tổng thể, để đánh giá đầy đủ hiệu quả kiểm soát PCV2 tại trại, cần định kỳ lấy mẫu trên các nhóm heo (thai khô, thai chết, máu đông – kháng đông), tuỳ theo tình trạng lâm sàng, để xét nghiệm đánh giá tình trạng miễn dịch (hàm lượng kháng thể, mức độ đồng đều, tỷ lệ heo dương tính với kháng thể đặc hiệu với PCV2, tỷ lệ heo có chỉ số S/P kháng thể ELISA lớn hơn 1,2…) đối với PCV2; tình trạng nhiễm PCV2 tự nhiên trên đàn heo (thời điểm chuyển đổi mức kháng thể qua xét nghiệm ELISA, tỷ lệ heo dương tính với PCV2, lượng PCV2 máu với xét nghiệm PCR)… Ngoài ra, cần theo dõi, đánh giá quy trình sử dụng, tiêm vắc-xin PCV2 (bảo quản vắc-xin, đủ liều, đúng đường tiêm, lứa tuổi phù hợp…).

     

    Nếu Trại có tiêm vắc-xin PCV2, mục tiêu cần đạt là có ít nhất 80% heo dương tính với kháng thể đặc hiệu với PCV2; S/P kháng thể ELISA phải đạt mức 1.2 – 1.5 và đồng đều với CV% < 30% và lượng PCV2 máu nên ở mức < 103 – 104 bản sao/ ml máu…

     

    3.2 Kiểm soát vi sinh vật đồng nhiễm

     

    PCV2 là virus cơ hội, bệnh liên quan đến PCV2 sẽ nghiêm trọng hơn khi đồng nhiễm với một số tác nhân gây bệnh như: virus PRRS, Parvovirus, virus cúm, virus Giả dại (Aujeszky)… hoặc những vi khuẩn như Mycoplasma hyopneumoniae, Actinobacillus pleuropneumoniae, Bordetella, Pasteurella

     

    Đối với các tác nhân có vắc-xin hiệu quả tốt (virus PRRS, Parvovorirus, virus Giả dại, Mycoplasma, Pasteurella…), biện pháp kiểm soát phù hợp nhất là tiêm vắc-xin, kết hợp an toàn sinh học ngăn chặn lây nhiễm từ bên ngoài, thực hiện tốt quy trình cách ly – thích nghi đối với hậu bị và heo nhập đàn, vệ sinh – tiêu độc thường xuyên. Tuy nhiên, đối với các tác nhân vi khuẩn nếu chưa có vắc-xin phù hợp, có thể thực hiện cấp kháng sinh cho đàn heo vào những thời điểm nguy cơ, giúp hạn chế sự phát triển của những vi khuẩn cơ hội, giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh do PCV2.

     

    Việc kiểm soát vi sinh vật đồng nhiễm, nhìn chung cần dựa vào các biện pháp an toàn sinh học, tiêm vắc-xin, quản lý điều kiện tiểu khí hậu, mật độ nuôi trong đàn. Hiệu quả của các biện pháp kiểm soát vi sinh vật đồng nhiễm phải được đánh giá thường xuyên qua việc lấy mẫu xét nghiệm. Định kỳ 3 tháng, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng; hoặc 6 tháng một lần khi mức độ bệnh không nghiêm trọng, trại cần lấy mẫu đánh giá tình trạng miễn dịch và sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh đồng nhiễm. Dựa vào kết quả xét nghiệm, với sự tư vấn của các chuyên gia, trại điều chỉnh giải pháp phù hợp với diễn biến tình hình thực tế của trại, đảm bảo hiệu quả của chiến lược kiểm soát bệnh liên quan PCV2.

     

    Mục tiêu cần đạt là tỷ lệ heo dương tính với kháng thể đặc hiệu với vi sinh vật đồng nhiễm phải > 80% và CV % < 30%, nếu heo được tiêm vắc-xin, đàn sinh sản cùng với heo con theo mẹ âm tính với hầu hết các vi sinh vật đồng nhiễm tại trại…

     

    3.3 Quản lý cai sữa

     

    Giai đoạn cai sữa là giai đoạn nhạy cảm nhất đối với sức khoẻ, tăng trưởng của heo. Ở giai đoạn này, heo chịu tác động của nhiều yếu tố gây stress, miễn dịch mẹ truyền ở heo bị sụt giảm… tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của PCV2 và các tác nhân vi sinh vật bội nhiễm, gây bệnh cơ hội trên đường hô hấp, gia tăng khả năng mắc bệnh do PCV2.

     

    Trại cần kiểm soát tốt quy trình cai sữa (chăm sóc sau cai sữa trước chuyển chuồng, chuẩn bị chuồng trại cai sữa, chuyển heo cai sữa); trọng lượng và sự đồng đều của heo cai sữa; theo dõi, đánh giá các yếu tố gây stress (ghép bầy, tiểu khí hậu, dinh dưỡng,…) và việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố này, kịp thời phát hiện và đánh giá tình trạng bệnh lý trên đàn trong vòng 2 tuần sau cai sữa và giai đoạn heo choai chuyển thịt.

     

    Mục tiêu cần đạt là không có bệnh lý tiêu chảy, hô hấp, viêm khớp, thần kinh, viêm da trên heo sau cai sữa…

     

    3.4 Quản lý chuồng trại, tiểu khí hậu

     

    Hệ thống hô hấp là “cửa ngõ” cho sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh vào trong cơ thể heo. Sự toàn vẹn của hệ thống hô hấp là “ổ khoá” và điều kiện tiểu khí hậu là “chìa khoá” của cửa ngõ này.

     

    Nghĩa là, nếu hệ thống bảo vệ của đường hô hấp bao gồm lông rung, dịch niêm mạc, niêm mạc khí quản, phế quản… không bị tổn thương, các tác nhân gây bệnh sẽ gần như không thể xâm nhiễm qua đường hô hấp và gây bệnh cho vật chủ.

     

    Tuy nhiên, “ổ khoá” này có nguy cơ sẽ bị “mở” trong điều kiện tiểu khí hậu chuồng không phù hợp: nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi quá cao hay quá thấp, tốc độ gió quá mạnh, thông thoáng khí quá kém làm gia tăng tích tụ khí độc trong chuồng (NH3, CO2…)… có thể gây nên rối loạn sinh lý, giảm sức đề kháng, tổn thương đường hô hấp… thuận lợi cho sự xâm nhiễm và gây bệnh của vi sinh vật (Mycoplasma, Pasteurella, Bordetella, APP, Streptococcus, PRRSV, virus cúm…). Ngoài ra, điều kiện tiểu khí hậu kém còn giúp tăng cường sự tồn tại, phát triển và lây nhiễm vi sinh vật ở trong chuồng nuôi và trong trại.

     

    Đường hô hấp bị tổn thương, cùng với sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn bội nhiễm sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh liên quan PCV2. Để quản lý điều kiện tiểu khí hậu tốt, trước hết, trại cần theo dõi, đánh giá thường xuyên các chỉ tiêu ẩm độ, nhiệt độ, tốc độ gió, nồng độ khí độc (NH3, CO2…) ở từng khu chuồng, theo từng nhóm tuổi… sau đó, xác định nguyên nhân (mật độ nuôi, thiết kế chuồng, hệ thống làm lạnh, quạt hút, bụi bẩn, hệ thống thoát chất thải, màn che…) và tiến hành các biện pháp xử lý. Sau khi xử lý, tiếp tục theo dõi và đánh giá điều kiện tiểu khí hậu để đảm bảo rằng vấn đề đã được giải quyết đúng. Nếu phát hiện vẫn chưa đạt yêu cầu, tiếp tục tìm cách xử lý, theo dõi và đánh giá…

     

    Mục tiêu cần đạt là nhiệt độ chuồng cho heo mẹ trong khoảng 18 – 20OC, heo con theo mẹ là 30 – 35OC, heo sau cai sữa 25- 30OC, heo choai 20 – 25OC, heo thịt 18 – 20OC; và ẩm độ chuồng ở mức 65 – 70%. Tốc độ gió 0,2 – 0,3 m/s với nồng độ chất khí độc như NH3< 10 ppm, CO2< 0,15 %. Mật độ nuôi heo 0,3 m2/heo sau cai sữa, 0,4 – 0,5 m2/heo choai, 0,6 – 0,7 m2/heo thịt…

     

    3.5 Quản lý nái sinh sản

     

    Vì sao sức khoẻ đàn nái sinh sản giữ vai trò quyết định đến sức khoẻ và năng suất cả đàn heo? Đàn nái sinh sản càng khoẻ mạnh, đàn con được sinh ra càng khoẻ mạnh và phát triển tốt, và điều này sẽ quyết định sức khoẻ, tăng trưởng của heo sau cai sữa, heo choai và heo thịt!

     

    Trại cần tập trung mọi nguồn lực cần thiết để đảm bảo sức khoẻ đàn nái sinh sản: kiểm soát các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (virus: Dịch tả heo, Lở mồm long móng, PCV2, PRRSV, Giả dại, Tiêu chảy cấp; vi khuẩn:Mycoplasma, APP, Glasser, Streptococcus…); các yếu tố gây Hội chứng giảm sữa – mất sữa sau sinh ở nái (nền chuồng, tiểu khí hậu, dinh dưỡng (chế độ cho ăn, khẩu phần, nước uống)), chăm sóc trước – trong và sau sinh, vệ sinh – tiêu độc…).

     

    Định kỳ 3 – 6 tháng/ lần kiểm tra tình trạng miễn dịch, lưu nhiễm vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm trên đàn nái. Theo dõi chặt chẽ thể trạng, tình trạng tiết sữa của nái, tổn thương chân móng, hệ thống cấp nước, thức ăn cho nái…

     

    Thường xuyên giám sát và đánh giá hiệu quả của từng giải pháp (tiêm vắc-xin, quy trình cách ly – thích nghi – tạo miễn dịch cho heo hậu bị, chuẩn bị hậu bị cho việc phối giống, kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan Hội chứng giảm sữa – mất sữa sau sinh ở nái) và điều chỉnh cho phù hợp theo tình hình thực tế trên đàn nái.

     

    Mục tiêu cần đạt là không có Hội chứng giảm sữa – mất sữa ở nái, tỷ lệ thai khô< 1%, đàn nái âm tính với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm (Dịch tả heo, Lở mồm long móng, PRRSV, Giả dại, Tiêu chảy cấp, APP, Glasser, Streptococcus suis…)

     

    3.6. Quản lý heo sơ sinh – theo mẹ

     

    Sức khoẻ của heo sơ sinh – theo mẹ là tấm gương phản chiếu năng lực và trình độ quản lý đàn nái sinh sản và hiệu quả chăn nuôi tại trại. Heo sơ sinh cần được bú sữa đầu của nái sớm và đủ, tốt nhất trong vòng 6 – 12 giờ sau khi sinh để có được miễn dịch toàn thân chống lại các tác nhân nhiễm trùng đường máu (Dịch tả heo, Lở mồm long móng, PRS, PCV2, Giả dại, APP…).

     

    Heo con cũng cần được bú sữa mẹ đầy đủ trong suốt giai đoạn theo mẹ, và phải được làm quen với thức ăn tổng hợp để hạn chế bệnh lý đường ruột, tăng trưởng tốt và thích nghi tốt ở giai đoạn cai sữa. Nhiệt độ chuồng thấp, gió lùa, ẩm ướt… là những yếu tố vô cùng bất lợi cho sức khoẻ của heo sơ sinh.

     

    Trại cần đảm bảo điều kiện tiểu khí hậu đặc biệt riêng cho heo sơ sinh – theo mẹ (nhiệt độ ấm, khô ráo, không gió lùa). Trại cần xây dựng quy trình cắt răng – cắt rốn – cắt đuôi cho heo con, hướng dẫn kỹ thuật, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình này, vì đây là yếu tố nguy cơ quan trọng, lây truyền các bệnh truyền nhiễm ở heo con theo mẹ, gia tăng mức độ bệnh lý do PCV2 giai đoạn sớm ở heo theo mẹ.

     

    Các tổn thương trên mặt, đầu gối heo con theo mẹ thể hiện dấu hiệu Hội chứng giảm sữa – mất sữa ở nái, stress ở heo con; có thể do sàn, nền chuồng, dinh dưỡng nái có vấn đề, là yếu tố nguy cơ dẫn đến heo bệnh, chết do nhiễm trùng. Trại cần thường xuyên quan sát, ghi nhận, xác định nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hợp lý.

     

    Nái đẻ càng nhiều con sẽ có càng nhiều heo con sơ sinh có trọng lượng nhỏ, yếu, không bú đủ lượng sữa đầu cần thiết… miễn dịch sẽ kém, càng dễ mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Cho heo con theo mẹ ăn sữa thay thế và thức ăn tập ăn là biện pháp cần thiết để hỗ trợ heo con phát triển tốt, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị bệnh giai đoạn sau cai sữa. Trại cần ghi chép đầy đủ để đánh giá đúng lượng thức ăn tập ăn heo con ăn được theo mục tiêu đề ra.

     

    Mục tiêu cần đạt là không có bệnh lý tiêu chảy, hô hấp, run – thần kinh, viêm khớp ở heo con sơ sinh – theo mẹ, trọng lượng heo cai sữa 21 ngày tuổi phải > 6 kg, tỷ lệ chết < 2,5%, lượng thức ăn tập ăn ăn được khi cai sữa > 300 g/ con/ ngày… Heo con theo mẹ phải có kháng thể mẹ truyền cao và đồng đều, âm tính với các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như trên đàn heo sinh sản.

     

    Kết luận

     

    Bài viết giới thiệu phương pháp quản lý dịch bệnh theo bệnh học sinh thái như một mô hình quản lý tiên tiến cần được áp dụng trong chăn nuôi hiện đại, năng suất và lợi nhuận cao, phát triển bền vững. Tuỳ theo mô hình chăn nuôi, tác nhân gây bệnh và tình trạng dịch bệnh của từng trang trại, mà các chỉ tiêu trong bảng đánh giá cần được thay đổi cho phù hợp.

     

    Trong thực tế, không dễ để cùng một lúc tiến hành được tất cả các giải pháp để khắc phục tất cả các điểm yếu trong toàn bộ quy trình sản xuất của trại. Trại cần phân tích, đánh giá và xác định điểm yếu quan trọng nhất, ảnh hưởng quyết định nhất đến sức khoẻ và năng suất của đàn heo, qua đó xây dựng các giải pháp có tính thực tế, khả thi, phù hợp với điều kiện của trang trại.

     

    Điều đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành công của mô hình quản lý dịch bệnh theo bệnh học sinh thái đó là tính riêng biệt của mỗi trại, mỗi loại dịch bệnh. Không có một mô hình quản lý hoàn toàn giống nhau cho 2 trại khác nhau, ngay cả trong cùng một hệ thống! Mô hình quản lý dịch bệnh theo bệnh học sinh thái là “mô hình động”, phải luôn luôn được giám sát, đánh giá và điều chỉnh dựa theo kết quả thu được và điều kiện thực tế phát sinh.

     

    Tuỳ theo mức độ đáp ứng của từng chỉ tiêu mà điểm số của các chỉ tiêu được đánh giá có thể nằm trong khoảng từ 0 – 1.

     

    Bảng 1: Bảng chỉ tiêu đánh giá kiểm soát vi sinh vật đồng nhiễm tại trại heo nhiễm PCV2 (Ví dụ minh hoạ)

     

    Chỉ tiêu

    Mục tiêu

    cần đạt

    Tình trạng

    tại trại

    Điểm

    Trại dương tính vớiPRRS

    Không

     

    /1

    Trại dương tính vớicúm heo

    Không

     

    /1

    Trại dương tính vớiGiả dại (Aujeszky)

    Không

     

    /1

    Trại dương tính vớiParvovirus

    Không

     

    /1

    Trại dương tính với DTH

    Không

     

    /1

    Trại dương tính với Mycoplasma

    Không

     

    /1

    Trại dương tính với APP

    Không

     

    /1

    Trại dương tính với Pasteurella

    Không

     

    /1

    Tỷ lệ heo dương tính với kháng thể đặc hiệu với từng loại bệnh sau khi tiêm vắc-xin

    > 80%

     

    /1

    Giá trị CV% chỉ số kháng thể ở các cá thể được xét nghiệm

    < 30%

     

    /1

    Tổng điểm

     10

     

    Virbac Việt Nam

     

    Tài liệu tham khảo

     

    1. Nguyễn Ngọc Hải, Đỗ Tiến Duy, 2019 (tái bản). Các bệnh truyền nhiễm quan trọng và mới nổi trên heo. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

     

    2. Madec, É. Eveno, P. Morvan, L.Hamon, H. Morvan, E. Albina, 1999..La Maladie de l’Amaigrissement du Porcelet (MAP) en France 1 – aspects descriptifs, impact en élevage. Journées Rech Porcine en France, 31(1999), pp. 347-354.

     

    3. Angulo JR, Rodríguez JC, Díaz E., Hernández J, Quijano M, Noh M, Gonzalez P., Allen D., 2006. Assessment of PCV2 strategy box to attempt PCVAD control at a farm level. Leman Swine Confbrence, 2006.

     

    4. Pablo Alarcon∗, Jonathan Rushton, Heiko Nathues, Barbara Wieland ., 2013. Economic efficiency analysis of different strategies to control post-weaning multi-systemic wasting syndrome and porcine circovirus type 2 subclinical infection in 3-weekly batch system farms..Preventive Veterinary Medicine 110 (2013) 103– 118.

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.