1. GIỚI THIỆU
Bệnh viêm da nổi cục (tên Tiếng Anh là Lumpy Skin Disease) là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra trên trâu, bò. Vi rút thuộc họ Poxviridae, giống Capripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh Đậu trên dê, cừu. Bệnh được phát hiện và mô tả lần đầu tại Cộng hòa Zambia (Châu Phi) vào năm 1929, sau đó bệnh đã lây lan và lưu hành ở hầu khắp thế giới. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở nước ta vào cuối tháng 10/2020 tại xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nước ta đã xuất hiện 950 ổ dịch tại 917 xã thuộc 151 huyện vủa 25 tỉnh, thành. Tổng số gia súc mắc bệnh hơn 20.400 con và số gia súc đã tiêu hủy hơn 1.500 con.
Bệnh viêm da nổi cục gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu, bò vì bò bị kiệt quệ do bị nhiều bệnh tích ở miệng, hầu và đường hô hấp có thể kéo dài vài tháng; giảm tăng trưởng, năng suất; và có thể chết.
Hình 1. Bò bệnh viêm da nổi cục
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA VI RÚT GÂY BỆNH
Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và các chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, có thể tồn tại trong nhiều tháng. Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55oC trong 2 giờ, 65oC trong 30 phút. Vi rút nhạy cảm với môi trường có pH kiềm (> 8,6) hoặc a xít ( < 6,6); có thể tồn tại trong môi trường pH từ 6,6 – 8,6 ở nhiệt độ 37oC trong 5 ngày. Vi rút này rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô.
3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ
Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra ở trâu, bò mọi lứa tuổi. Thời gian ủ bệnh trong thí nghiệm trung bình khoảng 4 – 14 ngày, trong nhiễm tự nhiên có thể lên đến 5 tuần. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 2 – 45% và tỷ lệ chết khoảng 1 – 5% (dưới 10%). Tỷ lệ bệnh viêm da nổi cục ở trâu (1,6%) thấp hơn ở bò (30,8%) (El-Nahas et al., 2011). Tỷ lệ trâu, bò chết và tiêu hủy do bệnh viêm da nổi cục ở nước ta khoảng 5,6 – 7,3%.
Động vật mẫn cảm đối với vi rút viêm da nổi cục gồm trâu, bò mọi lứa tuổi. Trong khi dê, cừu không bị bệnh, ngay cả tiếp xúc với trâu, bò bệnh, nhưng virus có thể nhân lên trên dê, cừu (như vậy dê, cừu có thể là vật trữ và phát tán mầm bệnh). Bò có năng suất sữa cao, giống ôn đới thường hay nhạy cảm với bệnh hơn so với bò thịt và các giống nhiệt đới. Gây nhiễm thí nghiệm đối với linh dương và hưu cao cổ đã cho thấy các triệu chứng lâm sàng. Vi rút này không lây sang người và không gây bệnh trên người.
Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi (Hình 2), ruồi (Hình 3), ve; bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp, thức ăn và nước uống bị nhiễm, do vận chuyển trâu, tinh dịch, dụng cụ chăn nuôi, sử dụng chung kim tiêm, giao phối, gieo tinh. Vi rút cũng có thể được truyền qua sữa hoặc từ núm vú có bệnh tích.
Hình 2. Muỗi Aedes aegypti
Hình 3. Ruồi Stomoxys calcitrans
4. TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH
Sau thời gian ủ bệnh, những triệu chứng đầu tiên xuất hiện trên trâu, bò bệnh thường là: chảy nhiều nước mắt và nước mũi; hạch trước vai và trước đùi sưng to và dễ sờ; sốt cao (> 40,5 độ), có thể kéo dài 1 tuần; giảm sữa rõ rệt; bỏ ăn. Sau đó, xuất hiện các triệu chứng rất đặc trưng như: các nốt trên da có đường kính từ 10 – 50 mm; số lượng thay đổi từ vài nốt (trường hợp nhẹ) đến rất nhiều (bị nặng); vị trí thường bị là đầu, cổ, vùng sau mông (Hình 5), cơ quan sinh dục, vú (Hình 4), chân; độ sâu của nốt có thể ở da, mô dưới da và thỉnh thoảng dưới cơ; nốt ở mũi, miệng bị lở sẽ có mủ và tiết nhiều nước bọt chứa nhiều vi rút; nốt ở da có thể tồn tại vài tháng; những nốt này có thể hoại tử và loét. Thỉnh thoảng trâu bò bệnh có biểu hiện viêm phổi, có thể do vi rút viêm da nổi cục gây ra hoặc do phụ nhiễm. Viêm vú cũng có thể xảy ra. Thú bệnh nặng bị suy nhược, có thể kéo dài đến 3 hoặc 6 tháng.
Mổ khám có thể phát hiện nhiều nốt ở đường tiêu hóa và hô hấp. Thỉnh thoảng, bệnh tích đau hoại tử có thể phát triển ở giác mạc của 1 hoặc 2 mắt, dẫn đến mù trong những trường hợp nặng.
Hình 4. Viêm da nổi cục ở bầu vú
Hình 5. Viêm da nổi cục ở vùng mông
Hình 6. Bò bệnh xuất hiện vết loét ở núm vú và mũi
5. XỬ LÝ BÒ BỆNH
Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm rất mới ở nước ta, lây lan rất nhanh. Nên khi phát hiện trâu, bò có dấu hiệu bệnh, người chăn nuôi nên báo ngay với cơ quan thú y ở địa phương để có hướng xử lý phù hợp. Những trường hợp bệnh nặng và nhiều con nhiễm có thể phải tiêu hủy.
Đối với những hộ chăn nuôi có trâu, bò bị bệnh ít và nhẹ, có thể điều trị. Tuy nhiên, đây là bệnh do vi rút nên không có thuốc đặc trị, việc điều trị chủ yếu chống phụ nhiễm trùng da và niêm mạc. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để chống nhiễm trùng:
Tên thuốc |
Đường cấp |
Liều dùng |
BIO PENI-STREPTO |
Tiêm bắp (IM) |
Trâu, bò: 1 ml /12 kg /ngày, trong 3 – 5 ngày Bê, nghé: 1 ml/10 kg/ngày, trong 3 – 5 ngày |
BIO FLOR-DOXY |
Tiêm bắp (IM) |
Trâu, bò: 1 ml/7 – 10 kg thể trọng, trong 3 – 5 ngày Bê, nghé: 1 ml/12 – 15 kg thể trọng, trong 3 – 5 ngày |
BIO GENTA-TYLOSIN |
Tiêp bắp (IM) |
Trâu, bò: 1 ml/25 – 30 kg/ngày, trong 3 – 5 ngày Bê, nghé: 1 ml/20 kg/ngày, trong 3 – 5 ngày |
BIO-GENTA.AMOX |
Tiêp bắp (IM) |
Trâu, bò: 1 ml/15 kg/ngày, trong 3 – 5 ngày Bê, nghé: 1 ml/10 kg/ngày, trong 3 – 5 ngày |
BIO-LINCO S |
Tiêp bắp (IM) |
Bò: 1 ml/10 kg thể trọng/ngày, trong 3 – 5 ngày Bê: 1 ml/5 kg thể trọng/ngày, trong 3 – 5 ngày |
Chăm sóc các vết loét: các cục nổi trên da có thể bị hoại tử và lở loét (Hình 5), trong trường hợp này dùng thuốc BIODINE thoa trực tiếp lên vết thương, ngày 2 lần cho đến khi lành hoặc có thể dùng BIO-SPRAY xịt thêm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần cho đến khi lành.
Chích thêm các chất bổ giúp mau lành vết thương: BIO-ADE+B.COMPLEX với liều 1 ml/25 kg thể trọng/ngày, tiêm bắp trong 3 – 4 ngày liên tục.
Nếu thú bị sốt thì nên chích hạ sốt: BIO-KETOSOL 100 với liều 1 ml/33 kg thể trọng/ngày, trong 3 ngày liên tục. Tiêm tĩnh mach (IV) hoặc bắp (IM). Hoặc dùng BIO-DICLOFENAC với liều 15 ml/con/ngày, trong 3 – 5 ngày.
6. PHÒNG BỆNH
Bệnh này đã có vắc xin phòng và vắc xin đã được nhập vào nước ta. Tiêm phòng vắc xin là giải pháp ưu tiên số một trong việc bảo vệ đàn bò trước bệnh viêm da nổi cục. Những địa phương có bệnh nên định kỳ tiêm vắc xin mỗi năm 1 lần. Bê được sinh ra từ mẹ nhiễm tự nhiên hoặc tiêm vắc xin có thể được bảo hộ và nên tiêm vắc xin lúc khoảng 3 – 6 tháng tuổi. Tỷ lệ bảo hộ sau khi tiêm vắc xin có thể đạt trên 80%.
Lưu ý: đối với bò mang thai, sau khi tiêm vắc xin nên tiêm BIO-PROGESTERONE 2 – 3 ngày để an thai.
Bên cạnh tiêm phòng vắc xin, cần thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn sinh học khác như:
- Khi mua bò về, nên nhốt riêng ở nơi cách ly khoảng 2 tuần, nếu không có biểu hiện bệnh mới cho nhập chung với đàn.
- Định kỳ sử dụng thuốc trừ ngoại ký sinh để phòng trị ve (dùng BIVERMECTIN 1% với liều 1 ml/40 – 50 kg, tiêm dưới da); thường xuyên diệt ruồi, muỗi để hạn chế nguy cơ, nhất là vào đầu mùa mưa (dùng BIO-DELTOX phun xịt trong và xung quanh chuồng nơi có ruồi, muỗi).
- Khi thời tiết thay đổi cần tăng sức đề kháng cho bò với các sản phẩm như: BIO-VITAMIN C 10%, BIO-ELECTROLYTES, BIO-B.COMOLEX+A,D,E,C…
- Định kỳ 1 lần/tuần (khi trong vùng không có dịch) và 2 – 3 lần/tuần (khi trong vùng có dịch) sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi với dung dịch BIOKON hoặc BIOXIDE (cách sử dụng trên bao bì). Đây là những thuốc sát trùng mạnh, có thể diệt được vi rút viêm da nổi cục và các mầm bệnh khác, đồng thời an toàn cho người và vật nuôi.
Nguyễn Kiên Cường
Cố vấn Kỹ thuật
Công ty Liên doanh Bio-Pharmachemie
- viêm da nổi cục li>
- bệnh dịch viêm da nổi cục li> ul>
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
- Cai sữa sớm trên heo con – chọn cách cho ăn phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi
- Hội chứng còi cọc do Circovirus và vắc xin Han-Circovac của HANVET
Tin mới nhất
T4,06/11/2024
- Người nuôi gà ta thả vườn lại gặp khó
- Khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm đầu tiên của Bel Gà tại miền Bắc
- Công ty Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất