Câu chuyện về người đã thay đổi ngành chăn nuôi thế giới - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Câu chuyện về người đã thay đổi ngành chăn nuôi thế giới

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Khi danh sách những trại cung cấp heo lớn nhất thế giới được công bố bởi Pork Powerhouses, đứng đầu chính là trang trại gia đình Murphy, với 180,000 nái. Ông Wendell Murphy đã xây dựng nên một đại đế chế của mình, góp phần thay đổi ngành chăn nuôi toàn thế giới.

     

    Trong thời điểm năm 1994, công ty gia đình của ông Wendell Murphy cung cấp nhiều heo hơn cả số lượng của toàn bang Nam Dakota, bang Ohio hay bang Wisconsin, và điều đó khiến nhiều đọc giả tạp chí chăn nuôi tại Mỹ cảm thấy kinh ngạc. Ông tiếp tục duy trì vị thế của mình thêm 4 năm tiếp theo, gia tăng đàn nái của mình lên con số 337,000, trước khi ông bán lại cho tập đoàn Smithfield Foods trong cuộc đại khủng hoảng giá thịt heo năm 1998-1999. Đến ngày hôm nay, các con ông vẫn tiếp tục đồng hành cùng công ty Smithfield. Wendell Murphy, năm nay đã 80 tuổi, đã có bài phỏng vấn để nhìn lại sự nghiệp của mình.

    Ông Wendell Murphy, người tạo nên đế chế hàng đầu trong ngành thịt heo

     

    Ông có thể giới thiệu với chúng tôi về trang trại của tuổi thơ ông không?

     

    Chúng tôi sống ở một trang trại khoảng 12 hecta (30 arce – Đơn vị diện tích của Mỹ), và nguồn lợi nhuận chính đến từ cây thuốc lá. Chúng tôi cũng có chăn nuôi heo và bò, nhưng chỉ là phụ. Chúng tôi làm việc đồng áng với những con lừa, và đến năm tôi lên trung học, chúng tôi mới có cỗ máy kéo đầu tiên. Cha của tôi lớn lên trong thời kỳ Đại Suy Thoái của nước Mỹ, ông chứng kiến nhiều người mất tất cả tài sản, nên ông cực kỳ phản đối vay mượn. Chúng tôi sống trên những gì chúng tôi tạo ra, không vay mượn phát triển.

     

    Cha ông đã chứng kiến thành công của ông và trang trại của ông không?

     

    Có chứ, ông ở cùng chúng tôi đến năm 1990. Không có ông, tôi đã không có ngày hôm nay. Khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi bắt đầu việc dạy nghề nông nghiệp, nhưng tôi lại rất muốn làm một nhà máy thức ăn chăn nuôi. Tôi đã nghiên cứu và thấy rằng tôi cần khoảng 13,000 đô la để bắt đầu. Mức lương hàng năm trước thuế của tôi là 4,080 đô la, vợ tôi làm tại DuPont và cũng để dành được 3,000 đô la. Tính hết, tôi cần thêm khoảng 10,000 đô la để bắt đầu.

     

    Tôi đã hỏi cha tôi để mượn khoản tiền này, dĩ nhiên là không cần thế chấp trang trại hiện tại. Cha tôi nói không. Liền sau đó nhiều tuần, tối nào tôi cũng sang ăn tối cùng ông và mẹ tôi để thuyết phục ông. Cuối cùng ông chấp nhận giúp đỡ tôi, với điều kiện tôi vẫn phải làm công việc dạy nghề của mình, và sẽ dùng tiền lương để thanh toán dần khoản nợ. Sau khoảng 3 năm, tôi chính thức dành toàn bộ thời gian cho nhà máy.

     

    Danh tiếng của cha tôi, với sự hoàn hảo về tính trung thực và uy tín, chính là lợi thế lớn nhất để tôi bắt đầu.

    Nhà máy thức ăn chăn nuôi của gia đình Murphy

     

    Và ý tưởng của ông đã thành công?

     

    Thật không thể tin được là nó đã thành công như thế nào ngay từ ngày đầu tiên. Quay lại những ngày đó, không có một đối thủ nào ở khu vực Duplin County. Ngô được thu hoạch với cả vỏ và lõi. Chúng tôi sẽ bóc vỏ đó và bán ngô cho các hoạt động gia cầm địa phương. Chúng tôi trả cho nông dân 10 cent một giạ ít hơn số tiền tôi có thể bán ngô. Sau một hoặc hai năm, tôi đã có ý tưởng nghiền lõi ngô, đóng túi và bán nó. Đó là điều thực sự giúp chúng tôi phát triển. Không ai khác đang làm điều đó. Các nhà máy khác đã chi nhiều hơn cho các lò đốt rác để đốt cháy lõi ngô hơn là chúng tôi đã chi cho toàn bộ nhà máy thức ăn chăn nuôi của chúng tôi.

     

    Trong nông nghiệp, biến phế phẩm thải loại thành sản phẩm chính là chìa khóa lợi nhuận.

     

    Đúng vậy, chúng tôi gọi đó là hỗn hợp tự trộn. Nông dân sẽ đem ngô của họ đến cho chúng tôi để tuốt vỏ, nghiền lõi, thêm vào các phụ gia, khuấy đều lên, và đóng gói mang về.

     

    Ông bắt đầu đầu tư vào chăn nuôi heo thế nào?

     

    Khá sớm sau đó, khi chúng tôi tạo ra nhiều thức ăn hơn chúng tôi có thể bán được, chúng tôi bắt đầu mua heo thịt. Không lâu sau đó, chúng tôi nhận ra mình không thể tiếp tục phục vụ khách hàng. Tôi phải thông báo ngừng dịch vụ thức ăn không lâu sau đó vì tôi cần toàn bộ thức ăn mình tạo ra để chăn nuôi đàn. Chúng tôi mở nhà máy thức ăn vào Lễ Lao Động năm 1962, và dừng vào năm 1968.

     

    Các nhà máy tương tự chúng tôi xuất hiện, đầu tiên vào 1963, và năm tiếp theo, có 3 hay 4 nhà máy tương tự. Chúng tôi đã nhận ra mình cần làm gì đó nhiều hơn chỉ là nghiền lõi ngô.

     

    Vậy còn với đàn nái? Ông bắt đầu lúc nào?

     

    Năm 1979. Khi đó tôi vẫn chưa muốn đầu tư vào các tòa nhà bê tông và kiểm soát môi trường. Mọi chăn nuôi đều ở ngoài trời cho đến năm 1979. Cuối cùng, chúng tôi đạt đến ngưỡng mà không đủ heo để nuôi. Chúng tôi đã mua thêm từ các bang khác khắp miền Nam, Tennessee, thậm chí cả Iowa và Missouri, nhưng chúng tôi đã nhận ra mình không thể tiếp tục nếu không có đàn nái.

    Trại nái đẻ đầu tiên được xây dựng

     

    Ông quyết định đầu tư mạnh vào đàn nái thế nào?

     

    Từ đầu những năm 1980, chúng tôi bắt đầu những hợp đồng cung cấp nái, và đến những năm 1990, chúng tôi xây các trại nái. Chúng tôi đã tìm được những người phù hợp để giúp đỡ, như Randy Stoeker. Ông ấy hiểu nhiều về ngành chăn nuôi heo ở Mỹ hơn bất kỳ ai, và ông ấy đã giúp chúng tôi phát triển đến ngày hôm nay. Ở bang Bắc Carolina, chúng tôi chưa từng bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng, và điều đó giúp chúng tôi có lợi thế.

     

    Ông có thể kể thêm về quá trình phát triển không?

     

    Chúng tôi bắt đầu với một đàn 200 con, một con số tốt để một gia đình có thể tự quản lý và không cần thêm ai. Nhưng chúng tôi không có thời gian nghỉ cuối tuần, nên chúng tôi quyết định tăng lên 300 con, và có thể thuê nhân công bán thời gian để chúng tôi nghỉ ngơi. Tiếp đó, thị trường đang tốt, chúng tôi lên đến 500 con, rồi 1,000 và 1,200. Mỗi khi chúng tôi tăng đàn, thị trường đều đang tốt.

     

    Và rồi Randy nói với tôi, hãy nâng lên 3,600 heo nái trên một đơn vị trại. Ở Oklahoma, người ta đang có trại đến 11,000 heo nái. Khi đàn lớn hơn, những kỹ năng quản lý sẽ được phát huy. Người quản lý trại đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

     

    Và thị trường suy thoái vào năm 1998, theo ông lý do là do đâu?

     

    Chính xác, vấn đề là ở năng lực giết mổ. Chúng ta có quá nhiều heo thịt, trong khi năng lực giết mổ vẫn thấp. Trong vài thời điểm, họ trả cho chúng tôi 9 cent Mỹ cho mỗi pound thịt (0.45kg). Về lý thuyết, họ có thể chả trả cho chúng tôi xu nào, nhưng chúng tôi vẫn phải đem heo đến cho họ, vì chúng tôi chả thể làm gì với chúng nữa.

     

    Trong những năm ấy, những nhà giết mổ và cung cấp thịt như tắm trong mưa tiền. Giá thịt trên thị trường không đổi, nhưng họ mua nguyên liệu với giá siêu rẻ.

     

    Liệu lịch sử ấy có tái diễn?

     

    Không, ngành đã tăng tối đa năng suất giết mổ, tôi nghĩ rằng điều đó đã chỉ còn là quá khứ.

     

    Bên cạnh việc đã không xây dựng nhà máy giết mổ từ năm 1980, ông còn hối tiếc nào không?

     

    Tôi đã có quyết định mà tôi đã rất hối hận trong nhiều chục năm. Tôi khi ấy đã quá già để hiểu và áp dụng công nghệ thông tin và máy tính vào trong việc sản xuất và quản lý trại. Giờ đây cả thế giới như quay quanh trục của chiếc máy tính vậy. Tôi chả biết dùng máy tính, nhưng giờ tôi vẫn đọc báo trên iPad.

    Wendell Murphy được vinh danh bởi đại học North Carolina State University

     

    Việc kinh doanh heo khó như thế nào?

     

    Trông chừng một trang trại thật sự không phải là một công việc hào nhoáng. Như bạn tôi, Sonny Faison từng ví von, nghề này như một cô gái bán hoa vậy. Bạn sẽ không được xã hội chấp nhận một cách tôn trọng, nhưng bạn có thể tạo ra lợi nhuận. (Faison là chủ tịch công ty Carroll’s Food, cũng được mua lại bởi Smithfield Foods năm 1999).

     

    Người ta nói rằng ngành chăn nuôi heo đã dừng phát triển tại Bắc Carolina khi ông và Công ty gia đình Murphy chiếm lĩnh?

     

    Thật ra chính những lệnh cấm đã ngăn chúng tôi lại. Điều ấy có thể là tốt. Chúng tôi cung ứng heo đủ để thỏa mãn nhu cầu toàn bộ bờ Đông nước Mỹ. Chúng tôi không cần phải nhập ngô đến Bắc Carolina, xong bán thịt heo sang California ở bờ Tây. Khi tôi bắt đầu, chúng tôi phải nhập thịt lợn từ bang khác, giờ đây chúng tôi xuất khẩu đến 30% tổng lượng sản xuất, dù rằng các thị trường có thể bị đóng bất cứ lúc nào.

     

    Nếu được quyết định, ông có thay đổi gì trong ngành này không?

     

    Trong nông nghiệp, có sự hợp nhất về kinh doanh. Tôi không thể nghĩ về một người chăn nuôi lợn độc lập ở Bắc Carolina mà không có những công ty khác hỗ trợ và tích hợp theo chiều dọc. Ngay cả các hoạt động thuộc sở hữu gia đình cũng không hoàn toàn độc lập bởi vì chúng tôi có hợp đồng với các nhà giết mổ và đóng gói. Khi chúng tôi bắt đầu trở lại vào năm 1962, chúng tôi đã mua lợn trung chuyển từ việc bán hàng tại địa phương và hiện tại tất cả đã đóng cửa. Giờ đây chúng tôi kinh doanh toàn bộ, và không có gì bàn cãi rằng hiện tại, hiệu quả kinh doanh của chúng tôi là tốt nhất.

     

    Vâng, xin cám ơn ông.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.