Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế nói: ‘Chỉ có chế biến sâu mới giúp bảo quản được lâu, giữ được chất lượng và thương hiệu sản phẩm gà đồi Yên Thế’.
Nói đến huyện Yên Thế (Bắc Giang) là nhắc người ta nhớ đến truyền thống lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc, địa danh gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân chống thực dân Pháp xâm lược do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài gần 30 năm gian khổ, trường kì.
Bên cạnh đó, huyện miền núi này còn được biết đến với nhiều đặc sản đã trở thành thương hiệu, nức tiếng gần xa như chè bản Ven, cam Bố Hạ, kẹo lạc Phồn Xương, mật ong Hồng Kỳ… và không thể không nhắc đến gà đồi Yên Thế.
Ông Giáp Quý Cường, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế cho biết, Hợp tác xã hiện đã chế biến sâu các sản phẩm như giò gà, chả gà, xúc xích gà, gà ủ muối, khô gà và ruốc gà. Ảnh: Duy Học.
Từ đầu năm 2006, huyện Yên Thế đã nổi lên phong trào chăn nuôi gà đồi nuôi thả tự nhiên dưới tán đồi rừng và vườn cây ăn quả. Đến năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm “Gà đồi Yên Thế”. Đây là sản phẩm vật nuôi đầu tiên trong nước được cấp nhãn hiệu và bảo hộ độc quyền. Nhãn hiệu “Gà đồi Yên Thế” cũng đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp tại 3 nước Lào, Trung Quốc và Singapore.
Năm 2022, huyện Yên Thế cũng đã được cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Newcastle. Đây cũng là địa phương đầu tiên ở phía Bắc và miền Trung được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật quy mô cấp huyện.
Yên Thế cũng là địa phương đi đầu trong vấn đề gắn tem truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm gà đồi Yên Thế chưa qua giết mổ nhằm đảm bảo uy tín, chất lượng, thương hiệu, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tuy nhiên đây vẫn là bài toán khó đang cần lời giải trong những năm qua.
Ông Giáp Quý Cường, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế chia sẻ: “Huyện Yên Thế đã gắn tem truy xuất nguồn gốc cho gà lông bằng hình thức gắn vào lồng, Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế là đơn vị tiên phong thực hiện hình thức truy xuất nguồn gốc này, nhưng bản thân tôi nhận thấy còn nhiều bất cập”.
“Một người tiêu dùng đã hỏi tôi, gắn tem truy xuất nguồn gốc vào lồng, vậy vịt hay con gì vào lồng cũng đều hóa thành gà đồi Yên Thế nhỉ? Câu hỏi chỉ mang tính bông đùa nhưng khiến tôi đau đáu suy nghĩ làm thế nào để bảo vệ được thương hiệu gà đồi Yên Thế”, ông Cường băn khoăn.
Ông Cường kể, năm 2017, ông quyết định thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế và bắt đầu thực hiện việc siết chân cho từng con gà lông, thế rồi việc làm này thất bại vì chi phí quá cao, khó cạnh tranh khi phải đặt từng chiếc dây thít tận Trung Quốc về.
Cơ sở giết mổ gia cầm công suất tối đa 400 con/giờ của Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế. Ảnh: Duy Học.
“Thất bại nhưng không nản, tôi bắt đầu nghĩ đến chế biến sâu. Chỉ có chế biến sâu mới giúp bảo quản được lâu, giữ được chất lượng và thương hiệu sản phẩm gà đồi Yên Thế”, ông Cường tự tin.
Hiện nay, Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế đang phát triển mô hình liên kết sản xuất gà đồi Yên Thế theo chuỗi giá trị khép kín, từ con giống, chăn nuôi đến giết mổ, chế biến, tiêu thụ để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế đã chế biến sâu các sản phẩm như giò gà, chả gà, xúc xích gà, gà ủ muối, khô gà và ruốc gà nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như đẩy mạnh lượng tiêu thụ gà đồi Yên Thế ra thị trường.
Ông Cường khẳng định: “Việc phát triển chuỗi liên kết khép kín giúp gà đồi Yên Thế dễ dàng gắn tem truy xuất nguồn gốc khi đưa ra thị trường. Điều này vừa giúp người tiêu dùng yên tâm về nguồn gốc của sản phẩm, lại vừa nâng cao được giá trị thương phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm”.
Duy Học
Nguồn: nongnghiep.vn
“Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế đang tự nỗ lực từng ngày, tự nghiên cứu, mày mò, tìm tòi những công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên năng lực và tiềm lực của Hợp tác xã còn nhiều hạn chế, vì vậy rất mong các cấp, các ngành hỗ trợ để các nhà khoa học đồng hành, hướng dẫn Hợp tác xã nghiên cứu ra những máy móc tốt hơn, từ đó tạo ra sản phẩm chế biến tốt nhất cung cấp ra thị trường”, ông Cường bày tỏ mong muốn.
- gà đồi yên thế li> ul>
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất