Chỉ số giá lương thực toàn cầu đạt mức cao nhất kể từ năm 2014
 
Chỉ số giá lương thực được thực hiện bởi Tổ chức nông lương Liên hợp quốc đạt 179,1 vào tháng trước, mức cao nhất kể từ tháng 12/2014, và tăng 2,2% so với tháng trước đó.
 
Con số này tăng 20% so với mức thấp năm ngoái.
 
Giá đường tăng 5,2% – lần đầu tiên – trong 6 tháng, góp phần làm gia tăng chỉ số giá lương thực.
 
Giá ngũ cốc tăng 5,1% so với tháng trước đó, lên mức cao nhất 2 năm, dẫn đầu là giá lúa mì tăng do thời tiết khô và nóng ảnh hưởng đến cây trồng lúa mì vụ xuân tại Bắc Mỹ, gia tăng lo ngại chất lượng lúa mì, đặc biệt đối với lúa mì có hàm lượng protein cao hơn.
 
Giá sữa tăng 3,6% lên mức cao nhất trong 3 năm, và tăng 70% so với tháng 4/2016.
 
“Nguồn xuất khẩu thắt chặt hơn, đẩy giá bơ lên mức cao mới trong tháng 7/2017”, tổ chức FAO cho biết. “Hoạt động mua vào từ các nhà nhập khẩu châu Á tăng mạnh mẽ cũng củng cố giá phô mai và sữa bột nguyên chất”.
 
Tuy nhiên, giá sữa bột tách kem gây áp lực giảm bởi nhu cầu yếu và triển vọng lớn hơn được đưa ra từ sự can thiệp dự trữ tại EU”, điều này khiến dự trữ sản phẩm thông qua nỗ lực dài hạn tăng, đã hỗ trợ thị trường.
 
Một số ý kiến cho rằng, liệu giá sữa toàn cầu có thể tăng trở lại, sau khi giảm 1,6% về trị giá tại phiên đấu giá mới nhất GlobalDairyTrade ngày thứ hai (31/7), giảm mạnh nhất trong 5 tháng.
 
Giá bơ giảm 4,9% từ mức cao kỷ lục do nguồn cung cấp sữa béo suy giảm.
 
Trong khi đó, giá sữa nguyên chất tăng 1,3% tại phiên đấu giá, nhưng giảm trở lại 2,3% tại thị trường kỳ hạn NZX, xuống còn 3.150 USD/tấn giao hàng tháng 8, thị trường Mỹ châu Âu.
 
Tại Chicago, giá sữa loại 3 giao kỳ hạn tháng 8 giảm 0,8% kể từ ngày thứ hai (31/7), xuống còn 16,45 USD/cwt, trong khi giá bơ kỳ hạn tháng 8 giảm đáng kể, xuống còn 269,35 cent/pound.
 
Tại thị trường EEX châu Âu, giá bơ giao kỳ hạn tháng 8 ở mức 6.500 euro/tấn kể từ phiên đấu giá GDT.
 
 
Nguồn: VITIC/Reuters/Vinanet