Brazil đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội đáp ứng cho nhu cầu của Trung Quốc đối với sản phẩm đậu nành, cùng lúc đó Australia giành lấy cơ hội cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG).
Dòng chảy hàng hóa quốc tế đã được định hình lại bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc. Dù cuộc thương chiến này đã gây nhiều hệ lụy lên nền kinh tế toàn cầu, thì cũng vẫn có những quốc gia ngoại lệ được hưởng lợi.
Cơ hội cho đậu nành Brazil
Brazil đã nhanh chóng nhìn ra cơ hội làm giàu khi đáp ứng nhu cầu các sản phẩm đậu nành của Trung Quốc. Cùng lúc đó, Australia đã nhanh tay giành lấy cơ hội cung cấp khí đốt hóa lỏng.
Một năm sau ngày Mỹ – Trung liên tục áp các mức thuế trả đũa lên hàng hóa của nhau, đại diện đàm phán thương mại của cả hai bên vẫn tiếp tục tiến hành những cuộc gặp song phương nhằm tìm ra một lối thoát để chấm dứt đối đầu.
Cuối tuần vừa qua, Trung Quốc đã phát đi những tín hiệu thiện chí khi cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục ngưng việc tăng thuế với sản phẩm ô tô sản xuất tại Mỹ với hy vọng động thái này sẽ tạo ra không khí dễ chịu cho các cuộc đàm phán sắp tới.
Khối lượng xuất khẩu đậu nành trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 đã tăng đến 150% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, kể cả khi mối quan hệ song phương giữa hai cường quốc được cải thiện, thì sự thay đổi trên thị trường hàng hóa sẽ vẫn kéo dài.
Dấu hiệu về sự dịch chuyển này đã bắt đầu từ năm ngoái tại một nhà máy chuyên sản xuất ngũ cốc ở miền Nam Brazil thuộc sở hữu của Công ty Marubeni (Nhật Bản). Thông thường vào mùa thu, sản phẩm xuất khẩu chính của quốc gia Nam Mỹ này sẽ chuyển từ đậu nành sang ngô, nhưng cuối cùng phía Trung Quốc lại bất ngờ mua mạnh các sản phẩm đậu nành. Khối lượng xuất khẩu mặt hàng này trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 đã tăng đến 150% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc – nước nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới, với khối lượng lên tới 90 triệu tấn/năm, đã áp thuế 25% với sản phẩm đậu nành của Mỹ nhằm trả đũa Washington vì tăng thuế với hàng Trung Quốc. Kết quả, số lượng đậu nành nhập khẩu từ Mỹ đã giảm xuống gần nửa trong năm 2018, xuống còn 16,64 triệu tấn, trong khi đó số lượng nhập khẩu đậu nành từ Brazil tăng gần 20% lên 66 triệu tấn.
Khi nhu cầu đậu nành của Trung Quốc giảm đi, cuộc sống của nhiều nông dân Mỹ không khỏi ảnh hưởng tiêu cực khi mà Trung Quốc tiêu thụ đến 60% tổng lượng đậu nành xuất khẩu của Mỹ.
Tuy nhiên, dù Mỹ có tăng xuất khẩu sang thị trường khác cũng không bù đắp được việc thị trườngTrung Quốc sụt giảm.
Thị trường khí hóa lỏng (LNG) của Australia có lên ngôi?
Tương tự như mặt hàng đậu nành, một mô hình tương tự đang diễn đối với thị trường xuất khẩu năng lượng. Theo số liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ, khối lượng xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ trong năm 2018 chỉ tăng nhẹ lên mức 53% trong năm 2018, dao động quanh 22,76 triệu tấn, giảm so với mức tăng trưởng gấp ba lần của năm trước.
Theo ông Mike Sommers, người đứng đầu tổ chức công nghiệp Viện Nghiên cứu Dầu khí Mỹ, ngành xuất khẩu LNG của Mỹ đặc biệt nhạy cảm với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ LNG với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đã trở thành người mua nhiên liệu này lớn thứ hai trong 2017 khi chính phủ muốn thay đổi thói quen sử dụng than đá bẩn của quốc gia này để giảm ô nhiễm. Trong khi đó, Mỹ đang trong đà trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới theo công suất vào 2019 với các cảng xuất khẩu bổ sung được đưa vào sử dụng.
Vào tháng 12 năm ngoái, ba tháng sau khi Bắc Kinh áp mức thuế 10% đối với LNG của Mỹ, khối lượng xuất khẩu nhiên liệu vào thị trường Trung Quốc của Mỹ đã giảm 80% mỗi năm xuống còn 80.000 tấn.
Ước tính, nhu cầu nhập khẩu nhiên liệu của Trung Quốc sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2040. Trong bối cảnh đó, để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Trung Quốc phải chuyển sang giao dịch với các nhà xuất khẩu khí đốt lâu năm, như Australia.
Trong khi cuộc chiến thương mại leo tháng trong 6 tháng qua, chỉ 6 tàu chở LNG đi từ Mỹ sang Trung Quốc, giảm từ 25 tàu trong cùng kì năm 2017. Trung Quốc đã áp thuế quan đối với LNG của Mỹ trong tháng 9. Bắc Kinh vẫn áp thuế đối với mặt hàng này từ Mỹ bất chấp khối lượng nhập khẩu LNG của Trung Quốc lên cao chưa từng thấy trong năm ngoái và Mỹ ghi nhận doanh số bán nhiên liệu này ở mức kỉ lục.
Tổng cộng có 24 tàu vận chuyển LNG Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2018, chủ yếu trong nửa đầu năm, so với 30 tàu năm 2017. Các công ty đề xuất cảng biển xuất khẩu LNG mới cho biết một thỏa thuận thương mại lạc quan mới giữa Mỹ – Trung Quốc có thể giúp thúc đẩy những dự án của họ.
An Chi
Nguồn: Enternews
- cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ li>
- thị trường nl và đậu nành li>
- đậu nành li>
- chiến tranh thương mại li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất