Vào mùa đông, thời tiết rét đậm, rét hại, cũng là thời điểm nguồn thức ăn tươi cho đàn gia súc khan hiếm. Vì vậy, việc chủ động dự trữ nguồn thức ăn khô, thức ăn tinh cho gia súc trong mùa đông đang được các hộ chăn nuôi thực hiện ngay từ bây giờ.
- Dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè
- 6 cách chế biến, dự trữ thức ăn cho gia súc mùa mưa lạnh
- Hà Giang: Hiệu quả ủ chua cỏ dự trữ thức ăn chăn nuôi ở Quản Bạ
Người dân xã Trung Sơn (Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) thường tích trữ rơm sau gặt để làm thức ăn cho gia súc.
Tại xã Trung Sơn (Yên Sơn) những ngày này, trên hệ thống loa phát thanh của xã, thôn liên tục thông tin về dự báo thời tiết. Đồng thời, khuyến cáo các hộ thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi, chú trọng việc dự trữ, bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi trong những ngày sắp tới. Cán bộ khuyến nông xã cũng trực tiếp đến các hộ chăn nuôi để phổ biến, hướng dẫn cách phối trộn, bảo quản, dự trữ thức ăn trong mùa đông và các biện pháp chăm sóc, phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi.
Gia đình ông Nguyễn Duy Công, thôn Đức Uy, xã Trung Sơn có 4 con trâu, 1 con bò. Ông Công cho biết, trâu, bò là tài sản lớn đối với gia đình nên ông rất quan tâm dự trữ thức ăn. Rút kinh nghiệm nhiều năm trước, năm nay ông không để cỏ voi làm thức ăn xanh mà ủ chua để làm thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông. Theo ông Công tìm hiểu, thức ăn ủ chua giúp trâu, bò dễ ăn, dễ hấp thụ và nâng cao sức đề kháng. Gia đình cũng trồng 2 sào ngô để bổ sung một phần thức ăn xanh cho đàn gia súc.
Mới chớm đông, song người chăn nuôi trên địa bàn huyện Sơn Dương đã gia cố, tu sửa lại chuồng trại, tích trữ thức ăn cho đàn gia súc. Anh Trần Văn Phòng, thôn Khấu Lấu, xã Bình Yên có 3 con trâu. Anh Phòng cho biết, việc chăm sóc, đặc biệt lo thức ăn cho đàn trâu, bò trong mùa đông được anh chuẩn bị rất kỹ. Ngoài lượng rơm, rạ sau thu hoạch lúa đã được phơi khô, đánh đống thì anh còn trồng thêm 2 sào cỏ voi và ngô. Với số rơm dự trữ cơ bản đáp ứng được một lượng lớn thức ăn cho vật nuôi trong mùa đông. Còn lại diện tích cỏ voi, ngô trồng sẽ là nguồn thức ăn xanh bổ dưỡng cho trâu khi nhiệt độ xuống thấp.
Ông Nguyễn Duy Công, thôn Đức Uy, xã Trung Sơn (Yên Sơn) ủ chua cỏ voi làm thức ăn cho gia súc.
Bà Lưu Thị Anh Đào, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Dương cho biết, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện đã tăng cả về số lượng và chất lượng với tổng đàn hơn 31.000 con. Vì vậy, công tác bảo vệ, tránh đói, rét cho đàn gia súc trong mùa đông được huyện thực hiện nghiêm túc. Phòng nông nghiệp đã và đang tuyên truyền, vận động người dân chuẩn bị thức ăn thô xanh cho đàn trâu, bò.
Hướng dẫn người chăn nuôi trồng cây ngô dầy đảm bảo diện tích, chăm sóc số diện tích cây thức ăn (cỏ voi, cỏ ghine, cỏ VA06…) để có đủ thức ăn cho trâu, bò; tận dụng triệt để nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, thân cây ngô, lá mía để chế biến, dự trữ thức ăn bằng phương pháp ủ chua hoặc phơi khô đánh thành cây để sử dụng cho đàn trâu, bò ăn trong vụ đông. Với một diện tích ngô vụ đông tương đối lớn cộng với phụ phẩm từ các loại cây trồng nên thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông không còn là vấn đề lo ngại.
Toàn tỉnh hiện có trên 91.000 con trâu, trên 37.000 con bò. Để phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi, Ngành nông nghiệp hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, thực hiện nghiêm túc quy trình chăn nuôi an toàn, có kiểm soát. Đồng thời, chỉ đạo đội ngũ khuyến nông cơ sở tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn thô, xanh và bổ sung thức ăn tinh cho gia súc; yêu cầu các địa phương chỉ đạo người dân tận dụng đất quanh nhà, ven đường, đồi bãi để gieo ngô dày, trồng cỏ… làm thức ăn cho gia súc. Bên cạnh đó, tuyên truyền để các hộ chăn nuôi gia cố chuồng trại, vệ sinh tiêu độc, khử trùng nhằm bảo vệ tốt nhất cho đàn gia súc trong mùa đông.
Chủ động sớm trong công tác chuẩn bị thức ăn cho gia súc trước mùa đông sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổng đàn gia súc, ổn định kinh tế cho người dân, giảm tỷ lệ gia súc chết do đói, rét trong mùa đông.
Bài, ảnh: Lý Thu
Nguồn tin: Báo Tuyên Quang,
- dự trữ thức ăn cho gia súc li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất