Dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè

    Nếu như trước đây khái niệm chỉ “dự trữ thức ăn trong mùa đông” thì giờ đây cần bổ sung khái niệm này vào mùa hẻ bởi thực tế những năm gần đây khi mùa hè đến thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài nhiều nơi trâu bò đã bị thiếu thức ăn trầm trọng ngay trong mùa hè. Vậy nên “dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè” cũng là điều cần thiết đặt ra với người chăn nuôi.

    Dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè

    Để chủ động nguồn thức ăn thô xanh bổ sung cho trâu, bò trong màu hè người chăn nuôi có thể áp dụng một số phương pháp dự trữ thức ăn sau:

     
    1.  Thức ăn ủ chua
     
    * Nguyên liệu:
     
    Cỏ tự nhiên, cỏ voi, thân cây ngô, cây họ đậu. Cỏ non cắt vào thời điểm trước khi ra hoa, không quá non, chứa nhiều nước khó ủ, cũng không để quá già. Nếu là cỏ trồng nên thu cắt sau 45 ngày. Có thể ủ nhiều loại cỏ với nhau. Cỏ họ đậu nên ủ chung với thân cây ngô sau khi thu bắp hoặc cỏ voi.
     
    Các nguyên liệu bổ xung (cho 100 kg thức ăn xanh tươi) gồm: Rỉ mật đường 4 kg, muối ăn 0,5 kg
     
    * Phương pháp ủ:
     
    Tùy điều kiện cụ thể có thể ủ bằng túi nilon hoặc sử dụng hố ủ. Hiện nay đa số các hộ sử dụng túi ủ vì đàm bảo tính tiện lợi.
     
    Cách ủ: Đây là khâu kỹ thuật quan trọng, quyết định chất lượng cỏ ủ về sau. Công việc này phải làm trong ngày, không để qua ngày khác. Cỏ cắt ngắn 5 – 10 cm, nếu cỏ có tỷ lệ nước cao trên 75% đem phơi héo hoặc bổ xung rơm, bã mía cắt ngắn 5 – 15%. Trường hợp cỏ ủ quá khô, dùng lượng nước hoà rỉ mật đường (1 – 2%) tưới vào cỏ cho đủ độ ẩm 65 – 70%.
     
    Ủ trong hố: Cho vào hố ủ một lớp cỏ dày 20 – 30 cm, rồi rải đều một lớp muối và rỉ mật đường. Nếu rỉ mật đường quá đặc có thể pha với một ít nước cho dễ trộn vào cỏ. Sau đó đảo qua đảo lại cho ngấm hết lượng nước vừa tưới và dùng chân nén chặt, sau đó lại tiếp tục trải một lớp cỏ mới lên rồi lại tiếp tục tưới rỉ mật đường đã hoà lẫn muối và lại nén chặt (nên chú ý nén chặt xung quanh hố ủ). Cứ tiếp tục làm như vậy cho tới khi cỏ đầy và cao hơn thành hố ủ 30cm, tổ chức đầm nén thật chặt ở thành hố ủ và bề mặt hố ủ.
     
    Ủ trong túi nilông: Cũng làm tương tự như phương pháp ủ trong hố. Nhưng phương pháp ủ trong túi nilông thì sau khi ủ phải buộc chặt miệng túi và để nơi sạch sẽ, thoáng mát tránh nắng mưa, ẩm ướt.
     
    * Thời gian ủ:Mùa hè: Từ 7 – 10 ngày, Mùa đông: 15 – 20 ngày.
     
    Chất lượng và thời gian sử dụng thức ăn: Thức ăn ủ tốt có màu vàng xanh, giống như màu của dưa cải muối và có
    mùi của axít Lactic. Thức ăn ủ không tốt thường có màu đen, nâu và mềm nhũn, có mùi chua (của giấm), hoặc bị mốc.
     
    * Thời gian sử dụng: Thức ăn ủ tốt có thể sử dụng trong vòng 6 tháng
     
    2. Rơm ủ urê (có thể ử rơm khô hoặc rơm tươi).
     
    * Nguyên liệu: Rơm khô 100 kg, urê 3 – 4 kg (nếu ủ rơm tươi thì chỉ cần 1,5 – 02kg), vôi tôi 0,5 kg, nước sạch 80 – 100 lít
     
    * Phương pháp ủ: cũng giống như ủ xanh có thể ủ trong hố ủ hoặc ủ trong túi niln.
     
    Cách ủ: Urê và vôi được hoà vào nước cho tan đều. Nếu ủ trong hố thì rải từng lớp  một dày khoảng 20cm rồi tưới nước urê đã hoà lẫn vôi sao cho đều rơm, sau đó đảo qua đảo lại để rơm ngấm hết lượng nuớc vừa tưới, rồi dùng chân nén chặt. Sau đó phủ nilông thật kín để ngăn không khí, nước mưa lọt vào và khí amoniac trong hố ủ bay ra. Hoặc dùng phương pháp trộn đều rơm với nước ure sau đó cho từng lơp, từng lớp vào nén chặt. Nếu ủ trong túi nilông thì trình tự cũng làm tương tự như trên.
     
    * Thời gian và cách sử dụng:Thời gian ủ: Mùa hè sau 2 tuần và mùa đông sau 3 tuần thì lấy rơm ra cho trâu bò ăn. Cách sử dụng: Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa lấy xong lại đậy kín hố hay buộc chặt túi. Rơm ủ bằng phương pháp này có thể dự trữ và bảo quản trong vòng 6 tháng. Chú ý: Không đưa rơm mà gia súc đã ăn thừa vào trong hố ủ.
     
    * Chất lượng rơm ủ:Rơm sau khi ủ có chất lượng tốt là rơm có màu vàng đậm, mềm và ẩm, mùi urê, không có mùi mốc.
     
    * Phương pháp cho ăn: Trâu bò lần đầu ăn rơm ủ urê do mùi đặc trưng của amoniac nên chưa quen ngay. Do vậy ta phải tập dần cho ăn ít một. Lấy rơm ủ ra dải dưới bóng mát khoảng 1 tiếng đồng hồ để mùi urê bay bớt rồi hãy cho trâu bò ăn hoặc trộn lẫn với thức ăn khác (trộn 1-2 kg cỏ xanh lên lớp trên để hấp dẫn trâu bò). Khi trâu bò đã
     quen ăn rơm ủ urê thì cho ăn bình thường.
     
    3. Ủ chua lá sắn
     
    Lá sắn cũng có hàm lượng dinh dưỡng cao làm thức ăn cho trâu bò rất tốt song thực tế ở nhiều nơi người chăn nuôi chưa chú ý đến phương pháp ủ là sắn nên nhiều trưởng hợp trâu bò bị ngộ độc do sử dụng các sản phẩm từ cây sắn.
     
    Ủ chua là biện pháp bảo quản, dự chữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí. Nhờ hệ vi sinh vật lên men, tạo ra a xít lactic và một lượng nhất định các a xít hữu cơ khác. Qua quá trình ủ chua hàm lượng độc tố acid cyanhydric có trong lá sắn sẽ bị giảm đi chỉ còn 32 – 34 mg/kg (theo tiêu chuẩn quốc tế giới hạn cho phép không được quá 57 mg/kg). Do vậy khi cho gia súc ăn rất an toàn. Lá sắn ủ chua còn kích thích cho hệ thống tiêu hoá của trâu bò tốt hơn.
     
    * Công thức ủ chua: Lá sắn tươi 100kg, Cám gạo hoặc bột sắn, bột khoai: 5 kg (ở những nơi có điều kiện tốt nhất dùng khoảng 04 kg rỉ mật đường), Muối ăn: 0,5kg
     
    * Vật liệu dùng để ủ:
     
    Có thể dùng túi Nilon, bể xây, đào hố trong đất, thùng phi để ủ. Hố ủ có thể hình vuông, chữ nhật, hoặc hình tròn (tốt nhất nên dùng hố ủ hình tròn để tránh các góc cạnh khi ủ sẽ nén được chặt thức ăn).
     
    Hố ủ hoặc bể ủ cần phải sạch sẽ, chắc chắn ở nơi cao ráo, thoát nước đảm bảo không cho nước, không khí ngấm, lọt vào hố ủ sẽ làm hỏng thức ăn ủ chua.
     
    * Cách tiến hành:
     
    Lá sắn lấy về phơi nhẹ trong bóng râm (cứ 2 giờ cần đảo 1 lần để lá héo đều), dùng máy phay hoặc băm thành đoạn dài 10 – 15cm. Sau đó trộn đều với cám và muối ăn. Sau khi trộn xong ta tiến hành ủ chua.
     
    Ủ bằng hố ủ: Dưới đáy hố ủ rải một lớp rơm dày khoảng 10 – 15cm, lót một lớp lá chuối và cuối cùng là túi Nilon tránh cho đất, cát lẫn vào thức ăn và để cho quá trình lên men yếm khí được tốt hơn.
     
    Sau khi đã chuẩn bị xong hố ủ ta bắt đầu cho thức ăn ủ chua vào trong hố ủ thành từng lớp dày 10 – 15cm, cho thức ăn đến đâu dậm nén chặt đến đó và rắc đều lên trên mỗi lớp một lượt cám và muối ăn. Cứ làm như vậy cho đến khi thức ăn đầy hố ủ. Rắc một lớp cám và muối trên cùng tạo cho quá trình nên men được tốt nhất. Sau đó buộc chặt túi Nilon lại, rải một lớp rơm từ 10 – 15cm trên bề mặt, lấp đất kín hố ủ và che đậy tránh không cho nước mưa vào trong hố ủ.
     
    Ủ bằng túi Nilon: Sau khi thức ăn đã được chuẩn bị xong cho thức ăn vào trong túi ủ, vừa cho vừa nén cho thật chặt giống như cho thức ăn vào hố ủ, tránh làm rách túi Nilon. Nếu túi bị rách quá trình lên men Lactic sẽ bị trở ngại quá trình ủ chua sẽ không thành công. Sau khi thức ăn ủ chua đầy túi ủ ta cũng rắc một lớp cám mỏng và muối trên cùng, buộc chặt miệng túi lại và cất thức ăn ủ chua vào trong chỗ râm mát.
     
    * Thời gian ủ:
     
    Mùa hè: sau khi ủ từ 7 – 10 ngày, mùa đông 10 – 15 ngày có thể lấy thức ăn ủ chua ra cho trâu bò ăn. Thức ăn ủ chua thành công sẽ có màu vàng và thơm như dưa cải muối.
     
    Thời gian bảo quản: từ 5 – 6 tháng.
     
    Sử dụng: Ban đầu phải cho trâu bò tập ăn ít một rồi mới tăng dần lên. Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa, sau đó lại buột chặt miệng túi lại tránh để cho không khí vào làm thức ăn bị hỏng.
     
    4. Một số lưu ý khi ủ thức ăn cho trâu bò:
     
    – Nếu nguyên liệu được phơi tái là tốt nhất (vừa diệt côn trùng, ấu trùng vừa tránh các hiện tượng nấm mốc, đảm bảo chất lượng ủ
     
    – Đảm bảo nén chặt (rất quan trọng) sẽ được chất lượng thức ăn ủ tốt
     
    – Buộc kín túi hoặc đạy kín hố ủ để tránh hở không tạo được khả năng lên mem khi ủ.
     
    – Khi cho ăn lấy từ từ, lấy xong cần buộc kín túi để tránh không khí, côn trùng lọt vào làm hỏng thức ăn.
     
    – Thức ăn ủ (kể cả ủ xanh, ủ rơm với ure) khi mới cho ăn con vật có thể chưa ăn ngay do lạ miệng hoặc thức ăn ủ thường có mùi đặc trưng vì vậy có thể tập cho ăn dần dần cho ăn ít một sau đó cho ăn tăng dân. Hoặc khi mới cho ăn có thể trộn với một thức ăn khác mà con vật đang ăn quen sau đó cho ăn hoàn toàn.
     
    – Không cho gia súc ăn những thức ăn khi ủ đã bị hỏng.
     
    5. Phơi khô và bảo quản cỏ, rơm
     
    Cỏ khô là hình thức dự trữ thức ăn thô xanh rẻ tiền, dễ làm và phổ biến.
     
    Cỏ khô loại tốt là một trong những nguồn cung cấp Protein, Gluxit, vitamin (đặc biệt là vitamin D chỉ có trong cỏ phơi nắng) và khoáng chất chủ yếu cho gia súc ăn cỏ.
     
    Biện pháp thực hiện rất đơn giản là khi cỏ đến lứa (không nên để quá già) đem thu hoạch về phơi khô. Trước khi thu hoạch cỏ cần theo dõi diễn biến thời tiết để tránh mưa làm hỏng cỏ. Mùa thu hoạch lúa đem phơi rơm thật khô chất đống để ủ rơm với uree như công thức trên làm thức ăn cho trâu bò.
     
    Nguyễn Ngọc Sơn
    PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội
    Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.