[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Do giá thành nguyên liệu ngày càng tăng cao, các nhà dinh dưỡng ngày càng phải quan tâm nhiều hơn đến công thức. Đối với chăn nuôi gia cầm, việc quản lý bệnh cầu trùng bao gồm một khoảng chi phí cho các loại thuốc ionophores, hóa chất cầu trùng, vắc xin và từ vài năm nay đã xuất hiện các giải pháp từ tự nhiên. Bài viết sẽ cung cấp những ưu và nhược điểm liên quan đến những phương pháp này.
I- Nhiều giải pháp đa dạng
Bệnh cầu trùng là một bệnh do các loài Eimeria gây ra làm tổn thương ruột của gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm, chi phí thiệt hại ước tính lên tới 3 tỷ USD /năm do tần suất cao. Hơn nữa, bệnh cầu trùng sẽ cung cấp môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh viêm ruột hoại tử, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Người chăn nuôi bắt đầu sử dụng kháng sinh cầu trùng vào những năm 1940. Năm 1948, sulfaquinoxaline được phép sử dụng thương mại sau khi đã được chứng minh về hiệu quả trong điều trị Eimeria Vào những năm 1970, một phương pháp thuốc trị cầu trùng mới đã được phát triển và ra mắt, ionophore. Các phân tử này không được tổng hợp như các chất hóa học mà thu được thông qua một quá trình lên men.
Đồng thời, đầu năm 1950 là giai đoạn phát triển của vắc xin cho các loài Eimeria. Thế hệ đầu tiên được tạo ra bằng vaccine chủng sống. Ngày nay, vắc xin được chế tạo với chủng sống hoặc chủng giảm độc lực để tránh bất kỳ tác dụng phụ nào cho gia cầm. Hơn nữa, vaccine có tính đặc hiệu cao đối với một loài, vì vậy để mở rộng phạm vi hoạt động, vắc xin chứa các chủng Eimeria khác nhau. Giải pháp này được công nhận là một lựa chọn tốt và giải pháp đáng tin cậy cho chăn nuôi gia cầm. Thật không may, điều bất lợi của giải pháp này là chi phí cao và trên thị trường hiện tại, rất khó để có thể có được phương pháp kiểm soát bệnh cầu trùng này. Và do tính đặc hiệu cao, chúng không ngăn ngừa được C. perfringens, tác nhân gây viêm ruột hoại tử.
II – Tương lai tiếp theo là gì?
Trên toàn cầu, chiến lược quản lý bệnh cầu trùng liên tục được cập nhật. Mặc dù quan sát thấy sự cải thiện nhanh chóng về tốc độ tăng trưởng hoặc khả năng đẻ trứng, chúng tôi nhận thấy sức đề kháng của gà còn yếu khi gặp phải bệnh cầu trùng. Bên cạnh đó, xã hội và chính quyền đều yêu cầu về giảm thiểu sử dụng kháng sinh và kháng sinh cầu trùng. Các quy định về việc sử dụng và lựa chọn ionophore hoặc hóa dược cầu trùng ngày càng hạn chế hơn liên quan đến sự hình thành sức đề kháng, lượng tồn dư trong thịt, thời gian ngừng thuốc… Vì lý do đó, việc tập trung vào phương pháp dinh dưỡng để đối mặt với bệnh cầu trùng bằng việc cải thiện sức khỏe đường ruột (ví dụ như sử dụng pre-và probiotics), kích thích hệ thống miễn dịch (sử dụng β-glucans, chất chống oxy hóa…) và điều chỉnh hàm lượng protein. Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy sự phát triển của các giải pháp tự nhiên để thay thế một số thuốc phòng trị cầu trùng và để đa dạng hóa các giải pháp.
Các loại phân tử hoạt tính tự nhiên khác nhau có thể được cho là có hiệu quả để ngăn ngừa bệnh cầu trùng nhưng một trong những loại được công nhận nhiều nhất là Saponin. Chất chuyển hóa thứ cấp này được thực vật sử dụng để chống lại mầm bệnh và đảm bảo khả năng phòng vệ của chúng. Phương thức hoạt động của một số saponin chống lại ký sinh trùng Eimeria đã được biết đến và mô tả trong tài liệu. Nor-Feed đã phát triển một sản phẩm dựa trên saponin, được gọi là Norponin® XO2. Giải pháp được nghiên cứu từ chương trình R&D chuyên sâu, kết hợp giữa tài liệu và phân tích trong phòng thí nghiệm, đồng thời cùng nhiều thử nghiệm thực tế về thành tích chăn nuôi để xác nhận công thức tối ưu của nó. Được cấp bằng sáng chế về sự kết hợp có chọn lọc từ chiết xuất yucca và fenugreek được chọn lọc, Norponin® XO2 đã khẳng định hiệu quả cao và liên tục đối với các loài Eimeria ở các trang trại trên toàn thế giới (Châu Âu, Nam Á, Châu Mỹ,…). Xét về các giải pháp tự nhiên phòng trị bệnh cầu trùng, sản phẩm chủ lực này có thể khẳng định hiệu suất đạt được tương đương với ionophore và thuốc kháng cầu trùng hiện nay trong điều kiện thực địa (xem bài báo “Saponins: Một giải pháp quản lý bệnh cầu trùng” vào tháng 3 năm 2021).
III – Kiểm chứng thực địa
Để kiểm chứng rằng Norponin® XO2 có thể sánh ngang cùng các giải pháp nổi tiếng khác, một thử nghiệm đã được thực hiện so sánh với giải pháp vắc xin vào năm 2021 tại Pháp. Tổng cộng 500.000 con gà thịt được phân bố ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm vắc xin (VACC) với vắc xin đa chủng (E. acervuline, E. maxima, E. mitis, E. tenella) được tiêm tại trang trại ấp nở và nhóm Norponin® XO2 được bổ sung từ ngày thứ nhất đến khi giết mổ bằng Norponin® XO2 với liều lượng 250ppm. Tất cả các đàn được nuôi trong 56 ngày (chậm lớn). Ngoài các thông số kỹ thuật của vật nuôi, việc mổ khám được thực hiện trên 25 con gia cầm từ mỗi nhóm vào ngày 25 để phân tích các tổn thương đường ruột do các loài Eimeria khác nhau.
Theo quan điểm mô bệnh học, không có sự khác biệt đáng kể giữa các con gia cầm được lấy mẫu từ nhóm Norponin® XO2 và những con từ nhóm vắc xin. Theo điểm số tổn thương đường ruột (ILS), bệnh cầu trùng được quản lý tốt ở tất cả các đàn. Không có trường hợp viêm ruột hoại tử nào được báo cáo ở cả hai nhóm (Hình 1).
Không có sự khác biệt nào về tăng trọng trung bình hàng ngày (ADG) giữa hai nhóm. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể ở nhóm ăn khẩu phần có bổ sung Norponin® XO2 (-27%) (Hình 2).
Nghiên cứu này chứng minh thực tế rằng việc bổ sung Norponin® XO2 vào khẩu phần ăn cũng hiệu quả như chương trình vắc xin về việc bảo vệ chống lại cầu trùng và khả năng tăng trưởng với giá thành thấp hơn. Việc này đã cho thấy rằng khi so với khuynh hướng quan sát trước đây: gia cầm được bổ sung Norponin® XO2 có xu hướng khả năng sống cao hơn so với những gia cầm nhận được được phương pháp quản lý bệnh cầu trùng khác, cụ thể là ionophores, các phân tử tổng hợp hoặc vắc xin (xem bài báo của tháng 3 năm 2021). Không chỉ là một giải pháp mới, Norponin® XO2 là một giải pháp bền vững, đáng tin cậy và chất lượng cao để góp phần quản lý bệnh cầu trùng, phù hợp với nhu cầu toàn cầu.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với nhóm của Nor-Feed ([email protected]).
Nor-Feed Việt Nam
www.norfeed.net
Liên hệ kinh doanh: Mr. Niên (+84) 362 431 352
- norfeed li>
- saponin li>
- vắc xin cầu trùng li>
- hoạt chất saponin li>
- cầu trùng li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất