Người nuôi gia cầm trên thế giới đang đối mặt với một đợt bùng phát cúm gia cầm nghiêm trọng, nguy cơ đẩy giá thịt gà và trứng leo thang.
Trên 40 quốc gia ở châu Âu, châu Á và châu Phi đã ghi nhận các đợt bùng phát cúm gia cầm lớn kể từ tháng 5 đến nay. Ảnh: Straits Times
Báo Bloomberg dẫn dữ liệu của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) cho hay trên 40 quốc gia ở châu Âu, châu Á và châu Phi đã ghi nhận các đợt bùng phát cúm gia cầm lớn kể từ tháng 5 đến nay. Tình trạng này đang đe đọa làm tăng hơn nữa giá thực phẩm vốn đang gần ở mức cao kỷ lục và khiến các hộ gia đình phải lao đao.
Mùa Đông năm ngoái, hàng triệu con gia cầm đã bị tiêu hủy vì nhiễm virus cúm. Mùa cúm gia cầm năm nay xuất hiện sớm hơn bình thường, buộc các quốc gia trong đó có Anh phải yêu cầu người nuôi nhốt gia cầm trong chuồng kín để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ các loài chim di cư mang đến.
Hiện tại, Anh đang phải chống chọi với đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất từ trước đến nay. Dịch cúm gia cầm hiện đã lây lan tới 40 địa điểm khác nhau trên toàn nước Anh, khiến các trang trại nuôi gà tại đây phải tiêu hủy 500.000 con. Đây là một đòn mới giáng mạnh vào ngành chăn nuôi vốn đã phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động và gia tăng chi phí sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Chính phủ Anh cho biết nguy cơ chủng cúm gia cầm H5N1 đe dọa sức khỏe con người tại Anh là rất thấp, nhưng cũng lưu ý người dân thông báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện một con chim chết hoặc bị bệnh thay vì chạm vào chúng.
Chuyên gia Nan-Dirk Mulder tại công ty tài chính Rabobank (Hà Lan) cho hay làn sóng cúm gia cầm mới có nguy cơ khiến giá gia cầm trở nên đắt đỏ hơn trong khi sản lượng gà ở châu Âu vốn bị giới hạn bởi tình trạng thiếu lao động cùng với chi phí thức ăn và năng lượng cao. Theo ông, đó là một yếu tố góp phần đè nặng lên tình trạng lạm phát giá lương thực toàn cầu.
Theo OIE, giá thịt trên thế giới đã tăng 16% trong năm nay và đang ở mức cao nhất theo mùa kể từ năm 2014. Sản lượng gia cầm chủ yếu vẫn đáp ứng nhu cầu toàn cầu, nhưng các rào cản vận chuyển và dịch cúm bùng phát ở châu Âu và châu Á đang làm tăng thêm thách thức với nguồn cung.
OIE cho rằng người nông dân đang ở trong giai đoạn quan trọng vì cúm gia thường đạt đỉnh điểm từ tháng 10 đến tháng 4. Hiện tượng lây lan năm nay cho thấy sự biến đổi gien chưa từng có đang lưu hành trong các loài chim hoang dã và tại các trang trại.
Ba Lan, nước nuôi gà nhiều nhất lục địa châu Âu, đã phải tiêu hủy hơn 1 triệu con gia cầm kể từ đầu tháng 11. Gà tây ở Đan Mạch và ngỗng ở Đức cũng bị virus cúm tấn công. Tại Pháp cũng vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm trong các đàn gà đẻ trứng sau khi phải tiêu hủy nhiều trại vịt vào đầu năm nay.
Ông Mulders nhận xét mặc dù số gia cầm bị ảnh chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng sản lượng gia cầm, song những rủi ro có thể gây sức ép tâm lý cho người chăn nuôi.
Các trang trại gà thả rông cũng có thể buộc bán tháo trứng nếu tiếp tục phải nuôi nhốt chúng trong nhà trong thời gian dài. Căn bệnh này cũng làm gián đoạn dòng chảy thương mại. Theo chuyên gia này, nguồn cung gia cầm ở châu Âu đang bị thắt chặt và tăng giá. Do dịch cúm gia cầm đang lây lan quá nhanh, nên sản lượng sẽ còn sụt giảm hơn nữa.
Hoàng Trang/Báo Tin tức
- cúm gia cầm li> ul>
- Khắc phục chăn nuôi sau báo để phòng chống dịch bệnh
- Lệ phí thú y và phí trong lĩnh vực chăn nuôi giảm 50%
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
Tin mới nhất
T6,13/09/2024
- Khắc phục chăn nuôi sau báo để phòng chống dịch bệnh
- Lệ phí thú y và phí trong lĩnh vực chăn nuôi giảm 50%
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất