Khái niệm
Đất hiếm bao gồm các nguyên tố scandium (Sc-21), yttrium (Y-39), và lanthanides – lanthanum (La-57), cerium (Ce-58), praseodymium (Pr-59), neodymium (Nd-60), promethium (Pm-61), samarium (Sm-62), europium (Eu-63), gadolinium (Gd-64), terbium (Tb-65), dysprosium (Dy-66), holmium (Ho-67), erbium (Er-68), thulium (Tm-69), ytterbium (Yb-70), and lutetium (Lu-71).
Trong tự nhiên, đất hiếm có nhiều trong khoáng chất như bastnaesite và monazite. Đất hiếm chủ yếu được dùng trong công nghệ hiện đại từ điện thoại di động, bóng đèn huỳnh quang, máy tính, ti vi, thiết bị văn phòng và gia dụng, thiết bị y tế, xe hybrid, tua bin gió, kỹ thuật hạt nhân, thiết bị quân sự và thậm chí trong tàu vũ trụ. Hơn nữa, đất hiếm còn được sử dụng để điều trị chứng tăng phosphate huyết ở bệnh nhân suy thận mạn tính và điều trị bỏng…
Tương lai, trong số các ứng dụng khác, đất hiếm có thể tham gia vào liệu pháp điều trị ung thư, điều trị và phòng ngừa loãng xương và xơ vữa động mạch cũng như ghép tạng.
Trung Quốc hiện là nhà sản xuất và tiêu thụ nguyên tố đất hiếm lớn nhất thế giới. Đầu năm 2010 Trung Quốc chiếm hơn 95% sản lượng đất hiếm của thế giới mặc dù chỉ có hơn 1/3 các mỏ khoáng sản đất hiếm được biết đến trên thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất trong nước, vì vậy giá đất hiếm có lúc biến động mạnh về giá.
Đất hiếm được sử dụng trong chăn nuôi
Kháng sinh từng được sử dụng như là chất kích thích tăng trưởng và phòng bệnh cho vật nuôi ở nhiều nước trên thế giới trong gần nửa thế kỷ. Từ khi lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi được ban hành ở Châu Âu, các chất thay thế kháng sinh được đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, bao gồm đất hiếm. Một số nghiên cứu rất sớm ở Đức và Thụy Sĩ năm 1999 chỉ ra rằng bổ sung đất hiếm vào thức ăn có thể làm tăng khối lượng cơ thể và cải thiện đáng kể hệ số chuyển hóa thức ăn ở vật nuôi.
Ngành phụ gia thức ăn chăn nuôi thường sử dụng các loại đất hiếm nhẹ (La, Ce, Pr, Nd) ở cả dạng vô cơ (nitrat, clorua…) và hữu cơ (ascorbates, citrate…), ở đó sản phẩm hữu cơ được đánh giá tốt hơn.
Đi đầu trong nghiên cứu đất hiếm trong lĩnh vực chăn nuôi là các nhà khoa học thuộc ĐH Munich, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp tại Brunswick, ĐH Berlin, ETH Zurich,…
Ở heo, đất hiếm có thể cải thiện khối lượng cơ thể và chuyển đổi thức ăn đối với giống chất lượng cao được nuôi trong điều kiện tối ưu về chuồng trại và chế độ dinh dưỡng. Cụ thể là cải thiện 2-5% tăng khối lượng và 7% FCR ở lợn con (Rambeck & cs, 1999), cũng như cải thiện 12-19% khối lượng và 3-11% FCR ở heo giai đoạn vỗ béo (He & Rambeck, 2000; Rambeck & cs, 1999, He & cs, 2001; Borger, 2003). Ngoài ra, heo cho ăn đất hiếm sẽ tăng 8,8% khối lượng cơ thể sống, rút ngắn thời gian xuất chuồng 9 ngày (Kessler, 2004), cũng như giảm đáng kể FCR 7-9% trong giai đoạn 8-40 kg (Prause & cs, 2004) hoặc và tăng khối lượng 3,7-25% ở giai đoạn 8-30kg (Knebel, 2004). Tác dụng của đất hiếm không chỉ thể hiện ở qui mô thử nghiệm mà còn được khảo nghiệm ở qui mô đại trà.
Ở gà, đất hiếm có thể cải thiện 16-18% khối lượng cơ thể (Rosewell, 1995), tăng năng suất trứng khoảng 8% (Shen & cs, 1991), giảm 48% FCR (Guo & cs, 1993), tăng tỷ lệ sống 3-4% (Xiong, 1995). Ngoài ra, đất hiếm cũng đã được chứng minh hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản (cải thiện đáng thể sản lượng và tỷ lệ sống của cá và tỷ lệ nở của trứng tôm).
Đất hiếm cũng đã được chứng minh không chỉ cải thiện một số tính trạng kinh tế ở vật nuôi mà còn được chứng minh về độ an toàn cho sức khỏe động vật trước khi được thương mại hóa ở các nước Châu Âu và Mỹ (Rambeck & cs, 1999; He & cs, 2001; Schuller & cs, 2002; Eisele, 2003; Knebel, 2004; Fleckenstein & cs, 2004; Miller, 2006; Meyer & cs, 2006; Durbin & cs, 1956; Ji & cs,1985; Evans, 1990; FairweatherTait & Dainty, 2002; Fiddler & cs., 2003).
Thực vậy, không có sự khác biệt về hàm lượng lantan giữa các phần thịt của heo được nuôi bổ sung lantan với heo đối chứng (Wang & Xu, 2003). Hơn nữa, chất lượng thịt gà nuôi bổ sung đất hiếm cũng được bảo toàn, vì không có sự tích lũy đáng kể của đất hiếm trong cơ hoặc gan gà thịt (Xie & Wang, 1998).
Nhìn chung, các nguyên tố đất hiếm được xem là các chất có tính độc hại rất thấp (Haley, 1979) và không nguy hiểm đối với sức khỏe con người thông qua các sản phẩm động vật. Vì vậy đất hiếm có thể xem như là nguồn tài nguyên giúp cải thiện năng suất và FCR ở vật nuôi trong điều kiện kháng sinh không được khuyến khích sử dụng.
PGS TS Đỗ Võ Anh Khoa, TS Cao Đình Thanh
(Hội Chăn nuôi Việt Nam)
TS Phan Thị Hồng Phúc, TS Trần Thị Hoan
(Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)
Tình hình nghiên cứu đất hiếm ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên đất hiếm lớn, nhưng chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả trong công nghiệp và nông nghiệp. Gần đây, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã có những thành công bước đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng đất hiếm. VD: Bổ sung đất hiếm làm tăng 10% khối lượng ở gà thịt và dự kiến sẽ có nhiều khảo nghiệm trên các đối tượng vật nuôi khác nhau trong thời gian tới nhằm tăng năng suất và cải thiện hiệu quả chăn nuôi.
- đất hiếm li>
- năng suất vật nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất