[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian tới, theo nhận định của Cục Thú y, bệnh Dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ tái phát và lây lan diện rộng rất cao.
Hơn 86.000 con lợn bị tiêu hủy trong năm 2020
Theo số liệu từ Cục Thú y, từ đầu năm 2020 đến ngày 17/12/2020, cả nước đã xảy ra 1.596 ổ dịch tại 320 huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn phải tiêu hủy là 86.462 con, tổng trọng lượng là 4.322 tấn. Như vậy ASF cơ bản đã được kiểm soát.
Thời gian qua dịch bệnh chưa xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vì không đảm bảo được điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. Cả nước có 96% số xã có không có ASF, bảo đảm điều kiện cho công tác tái đàn, tăng đàn.
10 nguyên nhân khiến dịch tả lợn châu Phi xảy ra trong năm 2020
1. Vi rút có sức đề kháng cao, mầm bệnh đã lưu hành rộng rãi trong quần thể, tồn tại trong môi trường tại các ổ dịch cũ.
2. Hiện tại chưa có vắc xin để phòng và thuốc điều trị; đường truyền lây của bệnh phức tạp, khó kiểm soát.
3. Thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ trên diện rộng làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, trong khi bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh.
4. Cùng với đó, trình độ dân trí và nhận thúc của phần lớn người dân còn hạn chế, do đó, khi có lợn ốm chết không báo ngay cho chính quyền địa phương hay cơ quan thú y mà mổ thịt chia nhau ăn; chất thải không được xử lí mà xả trực tiếp ra môi trường, có nơi người dân không chủ động tiêu hủy gia súc mắc bệnh hoặc chờ lợn chết mới tiêu hủy… dẫn tới dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
5. Do tái phát từ ổ dịch cũ hoặc phát sinh tại các hộ tiếp giáp, gần khu vực chăn nuôi với các hộ đã xảy ra dịch bệnh chăn nuôi với các hộ đã xảy ra dịch bệnh từ năm 2019. Từ đó, dịch bệnh lây lan sang các bản, xã, phường khác trong khu vực.
6. Lợn giống mua về không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
7. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao trong khi đó lại chưa đảm bảo an toàn sinh học, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư, đặc biệt tại một số địa phương, phương thức nuôi lợn thả rông của người dân còn phổ biến làm dịch bệnh lây lan và gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch.
8. Một số hộ sử dụng trực tiếp thức ăn cho lợn từ thức ăn từ nguồn thức ăn thừa thu gom tại các nhà hàng, bếp ăn của khu công nghiệp mà không cho qua xử lý nhiệt; sử dụng nước ao, hồ, kênh, mương chưa qua xử lý để tắm cho lợn, cho lợn uống.
9. Do giá lợn rất cao từ đầu năm đến nay nên người chăn nuôi tập trung tăng đàn, tái đàn trong điều kiện chăn nuôi có độ an toàn thấp, khó áp dụng các biện pháp phòng dịch bền vững; việc quản lý, kê khai tái đàn từ cấp xã thực hiện chưa tốt, một bộ phận người chăn nuôi còn chậm báo cáo dịch (tự chữa trị với hi vọng khắc phục thiệt hại phần nào vì giá lợn rất cao trong khi chưa rõ rang về mức hỗ trợ tiêu hủy.
10. Hệ thống thú y cấp huyện nhiều nơi bị xáo trộn, mạng lưới thú y cơ sở mỏng, yếu nên công tác giám sát, quản lý dịch bệnh thực hiện chưa tốt; chính quyền một số địa phương chưa thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực thú y, chưa xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch.
5 lí do khiến Dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ tái phát và lây lan rất cao
1. Đặc điểm của vi rus ASF rất nguy hiểm với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường truyền lây rất phức tạp;
2. Hiện chưa có thuốc chữa, vắc xin phòng bệnh, trong khi tổn đàn lợn có thể tăng cao thời gian tới;
3. Chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó không đảm bảo các yêu cầu về chăn nuôi an toàn sinh học.
4. Việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng phục vụ nhu cầu cuối năm.
5. Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, diễn biến phức tạp, cực đoan, mưa lớn, thời gian tới rét đậm, rét hại gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh (đang tồn tại trong môi trường và trên một số đàn vật nuôi) có thể gây bùng phát dịch.
Tâm An tổng hợp
Trên 12.000 tỷ đồng thực hiện chính sách phòng, chống ASF
Theo công văn số 12460/BTC—NSNN ngày 9/10/2020 của Bộ Tài chính, tính đến ngày 6/10/2020, tổng kinh phí Trung ương đã hỗ trợ cho địa phương là 6.631 tỷ đồng, bao gồm 5.201 tỷ đồng hỗ trợ cho 50 tỉnh, thành phố đã hoàn thiện hồ sơ; 1.431 tỷ đồng (tương đương khoảng 70% kinh phí ngân sách trung ương dự kiến hỗ trợ để khôi phục sản xuất) cho 13 tỉnh, thành phố chưa hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, với nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, nguồn lực của các địa phương, các tỉnh, thành phố đã khẩn trương thực hiện chi trả hỗ trợ các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng của ASF. Tổng số kinh phí chi từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kinh phí tiêu hủy lợn mắc bệnh, hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch là 12.000 tỷ đồng.
Các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ cho người chăn nuôi tại 63 tỉnh, thành phố cơ cấu lại thời gian trả nợ với dư nợ là 606 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay là 163,61 tỷ đồng dư nợ; cho vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh dư nợ 479 tỷ đồng.
Tính đến tháng 10/2020, tổng số kinh phí đã chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi ước tính là trên 12.000 tỷ đồng.
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất