[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sản lượng lúa mỳ của Đức năm 2022 giảm do hạn hán Hiệp hội Nông dân Đức (DBV) cho biết sản lượng lúa mỳ tại nước này dưới mức trung bình trong năm nay do hạn hán. Sản lượng lúa mỳ năm 2022 dự kiến đạt 21 triệu tấn, giảm so với năm 2021 và thấp hơn 10-12% so với mức trung bình của nhiều năm trước đó. Tình hình thời tiết khắc nghiệt và các quy định về phân bón làm giảm lượng nitrogen là nguyên nhân khiến sản lượng lúa mỳ sụt giảm. DBV cho biết khu vực phía Đông Bắc của Đức đặc biệt chịu ảnh hưởng của hạn hán. Trong tháng 7/2022, nhiệt độ trên khắp cả nước ghi nhận được trên mức 40°C.
- 7 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu đậu tương 854 triệu USD, tăng 17,4%
- Kim ngạch nhập khẩu lúa mì 7 tháng năm 2022 tăng 26,3%
- Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ ngày 26/7/2022 đến ngày 2/8/2022
- Khối lượng ngô nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2022 giảm 20,5%
Indonesia ngừng nhập khẩu ngô
Phát biểu tại cuộc họp tại Văn phòng Tổng thống, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Indonesia Syahrul Yasin Limpo ngày 1/8/2022 cho biết, Indonesia đã ngừng nhập khẩu ngô ngoại trừ ngô được sử dụng làm nguyên liệu cho các mục đích công nghiệp, chẳng hạn như sản xuất chất ngọt và các mặt hàng khác. Cho đến thời điểm hiện nay, Indonesia có thể khẳng định đã làm chủ được vấn đề lương thực, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nội địa. Indonesia sẽ không còn nhập khẩu gạo và ngô, ngoại trừ ngô được sử dụng cho các nhu cầu công nghiệp chế biến.
Tổng thống Joko Widodo trong cuộc họp đã chỉ thị cho các Bộ trưởng tăng sản lượng ngô, đảm bảo nguồn nguyên liệu thô và các sản phẩm chế biến sau thu hoạch. Bộ Nông nghiệp sẽ khẩn trương triển khai một số các biện pháp nhằm khuyến khích, thúc đẩy tăng năng suất sản lượng ngô thông qua hình thức thâm canh và mở rộng diện tích canh tác. Bên cạnh đó, để sản phẩm ngô đạt giá trị cao, Bộ Nông nghiệp sẽ nỗ lực hỗ trợ xây dựng các cơ sở thu mua, xử lý, chế biến sau thu hoạch như máy sấy và các hình thức khác. Quá trình này sẽ giúp giảm độc tố trong ngô và duy trì hàm lượng nước ở mức trên 14-20%, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Người đứng đầu ngành nông nghiệp Indonesia cũng cho biết, sản lượng ngô ở Indonesia hiện đã vượt 18 triệu tấn. Việc sản xuất sẽ tiếp tục được tăng lên với nỗ lực đáp ứng các yêu cầu trong nước, bao gồm cả ngành công nghiệp. Chính phủ cũng sẽ nỗ lực tăng xuất khẩu ngô. Trong 100 ngày kể từ 1/8/2022, nếu tuân thủ theo các chỉ dẫn của Bộ Nông nghiệp cũng như những quy định của Bộ điều phối các vấn đề kinh tế để chuẩn bị cho các nhóm nông dân, thâm canh và mở rộng đất, mục tiêu là có thể đạt được.
Ấn Độ: Diện tích trồng lúa giảm do thiếu mưa
Tổng diện tích trồng lúa bị thu hẹp 13% do thiếu lượng mưa. Các nhà xuất khẩu lo ngại Ấn Độ có thể hạn chế xuất khẩu gạo. Thiếu gạo có thể là thách thức tiếp theo với nguồn cung lương thực toàn cầu do thiếu mưa ở các vựa trồng lúa lớn của Ấn Độ. Quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đang bị thu hẹp diện tích trồng lúa xuống thấp nhất trong khoảng ba năm.
Nguy cơ đến với ngành sản xuất lúa gạo Ấn Độ vào thời điểm cả thế giới đang phải vật lộn với chi phí lương thực tăng cao, lạm phát. Tổng diện tích trồng lúa ở Tây Bengal và Uttar Pradesh đã giảm 13% do thiếu nước. Hai vùng lúa này chiếm đến 1/4 sản lượng của Ấn Độ. Các nhà xuất khẩu lo ngại rằng sản lượng gạo giảm làm cuộc chiến chống lạm phát của Ấn Độ phức tạp hơn và xuất khẩu bị hạn chế. Điều này cũng tác động đến hàng tỷ người đang phụ thuộc vào nguồn lương thực chính. Ấn Độ đang chiếm đến 40% thị phần xuất khẩu gạo toàn cầu và Chính phủ cũng đã kiểm soát hoạt động xuất khẩu lúa mỳ và đường để đảm bảo an ninh lương thực và bình ổn giá trong nước.
Giá gạo Ấn Độ đã tăng. Một số loại giống tại vùng trồng lúa lớn như: Tây Bengal, Odisha và Chhattisgarh đã tăng hơn 10% trong hai tuần qua do thiếu mưa và Bangladesh nhập khẩu nhiều. Giá FOB có thể lên 400 USD/tấn vào tháng 9 từ mức 365 USD như hiện nay. Hầu hết lúa gạo trên thế giới được trồng và tiêu thụ ở châu Á nên nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định chính trị và kinh tế trong khu vực. Sau xung đột Nga – Ucraina có hai hướng giá sản phẩm, tăng giá với lúa mỳ và ngô, giảm giá với gạo do sản lượng và kho dự trữ dồi dào giúp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực lớn hơn. Sản lượng gạo Ấn Độ phụ thuộc phần lớn vào mùa vụ và tiến trình gió mùa. Một số nhà khoa học nông nghiệp lạc quan rằng có thời gian và cơ hội để các vụ sau bù lại sản lượng thiếu hụt. Tháng 8 đến 9 hàng năm lượng mưa tốt hơn, năng suất sẽ cao hơn. Ấn Độ xuất khẩu gạo tới hơn 100 quốc gia, trong đó có Bangladesh, Trung Quốc, Nepal và một số quốc gia Trung Đông là những khách hàng lớn.
Bức tranh an ninh lương thực thế giới có một vài điểm sáng. Mỹ đã sẵn sàng giao một vụ lúa mỳ bội thu trong những tuần tới, trong khi Ucraina đã có chuyến hàng ngũ cốc đầu tiên sau xung đột. Sản lượng lúa của Ấn Độ có thể giảm ở một số bang, Chính phủ cần xem lại chính sách phân bổ gạo cho sản xuất ethanol. Ấn Độ tìm cách thúc đẩy sản xuất ethanol bằng đường và gạo dư thừa như một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí nhiên liệu. Giá lương thực tăng cao sau cuộc xung đột ở Ucraina đã làm tăng nguy cơ về nạn đói và gây ra một cuộc tranh luận về “lương thực và nhiên liệu”.
Sản lượng nông sản của Nga trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng nhẹ
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Nga (Rosstat), sản lượng nông sản của Nga trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt hơn 2,2 nghìn tỷ rúp. Sản lượng ngũ cốc và đậu đỗ thu hoạch trên diện tích 6,4 triệu ha tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các loại ngũ cốc đạt 26,9 triệu tấn, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm lúa mì 22,1 triệu tấn (tăng 45,8%). Liên minh ngũ cốc Nga cho biết sản xuất nông nghiệp năm nay thực sự đang tăng trưởng tốt, với mức thu hoạch ngũ cốc và hạt có dầu đạt kỷ lục và bất chấp những khó khăn ở một số cây trồng và vật nuôi khác (xuất khẩu tương đối thấp do đồng rúp mạnh và nhu cầu trong nước giảm), vào cuối năm 2022, sản xuất nông nghiệp của Nga có thể tăng trưởng 2,2 -2,5%.
Giá lương thực tăng cao gây khó cho nhiều nước đang phát triển: Theo báo cáo mới nhất được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 1/8/2022, cuộc xung đột tại Đông Âu ảnh hưởng đến nhiều quốc gia đang phát triển với giá lương thực sẽ tăng hơn 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm, trong khi những quốc gia khác có khả năng rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. WB đánh giá Liban là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau vụ nổ kho ngũ cốc ở cảng Beirut cách đây 2 năm, làm tê liệt khả năng dự trữ và phân phối ngô và lúa mỳ cho 6,8 triệu dân của nước này. Lạm phát lương thực tại đây tăng vọt lên mức 332% trong 6 tháng đầu năm nay, cao hơn mức tăng 255% của Zimbabwe và 155% của Venezuela. Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 4 với tỷ lệ lạm phát lương thực là 94%. Trong khi đó, các quốc gia Nam Á cũng đang rơi vào tình trạng khó khăn do giá thực phẩm cũng như năng lượng tăng cao và phải đề nghị Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hỗ trợ. Tuần trước, Bangladesh đã kêu gọi IMF hỗ trợ tài chính trong bối cảnh chi phí thực phẩm và năng lượng nhập khẩu tăng cao đe dọa làm suy yếu tài chính của các nước Nam Á. Sri Lanka cũng đã đề nghị một gói cứu trợ từ quỹ sau khi hết tiền mặt để mua các mặt hàng nhập khẩu quan trọng. Trong khi đó, IMF đã khôi phục gói cứu trợ trị giá 6 tỷ USD cho Pakistan vào tháng Sáu vừa qua.
Giá lương thực thấp đã tạo nền tảng cho tăng trưởng toàn cầu trong những thập niên gần đây, bù đắp chi phí cao cho các nước đang phát triển trong việc trả nợ và nhập khẩu nhiên liệu. Tuy nhiên, WB cho biết giá lương thực tăng mạnh trong những tháng gần đây đang ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế, bao gồm cả những nước có thu nhập tương đối cao. Tỷ lệ các nước thu nhập cao hứng chịu lạm phát tăng mạnh cũng gia tăng, với khoảng 78,6% số nước này ghi nhận giá lương thực tăng vọt. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở châu Phi, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Nam Á, châu Âu và Trung Á. WB cũng cảnh báo các nhà sản xuất ngũ cốc lớn như Pháp, Tây Ban Nha và Italy cần có các biện pháp thích hợp để đối phó với các hình thái thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra nhằm duy trì năng suất cao.
PV
- ngũ cốc li>
- cung cầu ngũ cốc li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất