[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu trong năm nay dự kiến tăng 10% lên mức kỷ lục 1.940 tỷ USD do giá cả tăng.
- Mỹ và EU cam kết gỡ bỏ rào cản với xuất khẩu ngũ cốc, phân bón của Nga
- Ấn Độ dự trữ đủ ngũ cốc và có thể bán lúa mì trên thị trường mở
- Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ ngày 15-23/11/2022
Dự báo này nếu trở thành hiện thực sẽ đánh dấu mức chi phí nhập khẩu lương thực cao nhất từ trước đến nay, do giá đồng USD – đồng tiền giao dịch chính trên các thị trường quốc tế tăng mạnh và tác động của cuộc xung đột tại Ucraina.
Theo báo cáo của FAO, chi phí nhập khẩu lương thực tăng chủ yếu ở các nước có thu nhập cao, phần lớn do giá lương thực thế giới leo thang. Khối lượng nhập khẩu lương thực ở những nước này cũng được dự báo sẽ tăng.
FAO cho rằng tác động của tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn đối với những nền kinh tế dễ bị tổn thương.
Trong khi đó, chi phí nhập khẩu lương thực ở các nước có thu nhập thấp dự báo không thay đổi, dù khối lượng nhập khẩu có thể giảm 10%. Khu vực nghèo đói phía Nam sa mạc Sahara ở châu Phi có thể sẽ phải chi thêm 4,8 tỷ USD để nhập khẩu lương thực.
Các quốc gia nhập khẩu phải đối mặt với chi phí tăng cao ở các mặt hàng chủ lực từ ngũ cốc, dầu thực vật, báo hiệu tình trạng mất an ninh lương thực đang ngày càng tồi tệ.
Theo FAO, hoá đơn nhập khẩu lương thực toàn cầu sẽ tăng lên mức kỷ lục 1,94 nghìn tỷ USD vào năm 2022, cao hơn khoảng 128,6 tỷ USD so với dự đoán hồi tháng 6/2022 do chi phí sản xuất tăng cao và chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Nhiều quốc gia dễ bị tổn thương về kinh tế đang phải trả nhiều tiền hơn trong khi nhận ít lương thực hơn, do phí nhập khẩu lương thực tại nhiều quốc gia đã tăng mạnh, bất chấp việc giá một số mặt hàng giảm xuống.
Các quốc gia nhập khẩu phải đối mặt với chi phí tăng cao ở các mặt hàng chủ lực từ ngũ cốc, dầu thực vật, báo hiệu tình trạng mất an ninh lương thực đang ngày càng tồi tệ.
Chi tiêu cho lương thực nhập khẩu tiếp tục tăng ngay cả khi chỉ số giá lương thực của FAO giảm trong 7 tháng liên tiếp, phản ánh sự sụt giảm của giá hàng hoá. Các loại hàng được ghi nhận giảm giá gồm trái cây, rau quả đến hải sản, ca cao, trà và gia vị cũng như đồ uống và các mặt hàng chủ lực như ngũ cốc và thịt.
Trong khi đó, tổng hoá đơn nhập khẩu của một nhóm các nước có thu nhập thấp dự kiến không thay đổi nhiều mặc dù lượng hàng thu về dự kiến giảm 10%. Đặc biệt trong nhóm này, hoá đơn nhập khẩu toàn cầu với các nguyên liệu đầu vào nông nghiệp như phân bón, nhiên liệu và hạt giống dự kiến tăng 48% lên mức kỷ lục 424 tỷ USD. Điều này đang đe doạ cả năng suất và an ninh lương thực trong giai đoạn tiếp theo.
FAO nhận định đây là những dấu hiệu đáng báo động từ góc độ an ninh lương thực.
Nga và Ucraina là những quốc gia sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới, với hơn 30 nước phụ thuộc vào nguồn cung lúa mì và dầu hướng dương của hai nước này, vốn chiếm tới 30% lượng lúa mì và 78% lượng dầu hướng dương giao dịch toàn cầu. Cuộc xung đột kéo dài hơn 8 tháng qua ở Ucraina đã đẩy giá ngũ cốc lên mức cao chưa từng có.
Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc hai nước đạt được với vai trò trung gian của Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã mở đường cho hơn 10 triệu tấn nông sản của Ucraina rời các cảng ở Biển Đen trong những tháng gần đây, giúp giảm giá ngũ cốc trên thị trường.
Cũng theo FAO, sản lượng lúa mì thế giới dự báo sẽ đạt mức kỷ lục 784 triệu tấn vào niên vụ 2022/23, nhờ sản lượng tăng mạnh ở Nga và Canada. Tuy nhiên, FAO cảnh báo chi phí nhập khẩu phân bón trong năm nay có thể sẽ tăng gần 50% so với năm trước, lên 424 tỷ USD.
Nga là một trong những nước xuất khẩu khí đốt và phân bón hàng đầu thế giới. Giá các mặt hàng này đã tăng gấp 3 lần trong 12 tháng qua.
t/h
- fao li>
- lương thực thế giới li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất