Tại trang trại chăn nuôi của anh Phan Trung Kiên, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, một quả trứng gà công nghiệp được bán ra với giá 8.400 đồng.
Có giá bán cao hơn khoảng 3 lần trứng gà công nghiệp bình thường, vậy mà trang trại của anh Kiên, mỗi ngày có tới 6.000 quả trứng như vậy đến tay người tiêu dùng. Điều gì đã làm nên sự khác biệt của quả trứng này?
Trang trại nuôi gà đẻ trứng của anh Phan Trung Kiên, ở xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (thương hiệu Trứng gà cà gai leo Sadu). Ở đây, gà nghe nhạc từ lúc 6h sáng cho đến trưa. Gà ngủ trưa sẽ tắt nhạc, đến đầu giờ chiều lại bật cho gà nghe. Gà thường được nghe nhạc không lời. Theo chủ trang trại, gà nghe nhạc ăn nhiều hơn, tăng trưởng để sinh đẻ.
Anh Vì Văn Hoài, công nhân của trang trại cho biết, những chú gà ở đây mỗi khi bắt đầu một ngày mới đều được nghe những bản nhạc không lời nhẹ nhàng để giảm stress. Khu vực 5.000 con gà Ai Cập lông trắng được nuôi trong những chiếc lồng công nghiệp treo cao. Và ở các góc chuồng thì đều được trang bị hệ thống loa để có thể truyền tải rõ nét âm thanh tới mọi khu vực chuồng nuôi.
Trang trại nuôi gà nghe nhạc, ăn thảo dược, đẻ trứng “vàng”.
Anh Phan Trung Kiên chủ trang trại cho biết: “Với con gà khi tôi nuôi thử nghiệm trong chuồng khi mà công nhân đi vào thì con gà nó bị xáo động, tức là nó sợ. Khi tôi bật nhạc lên thì thấy nó im. Con gà nghe nhạc thường xuyên thì nó trở lên hiền hơn, và kể cả người lao động được nghe nhạc như thế cũng cần cù hơn, chăm chỉ hơn và không nổi cáu. Nghĩa là người cũng được thư giãn và gà cũng được thư giãn”.
Bên chén trà nóng, anh Phan Trung Kiên, chủ trang trại nuôi gà đẻ trứng say sưa kể về quá trình tạo ra quả trứng đắt gấp 3 lần trứng gà công nghiệp bán trong siêu thị… Ngoài việc cho gà nghe nhạc, anh Kiên giữ nguyên tắc không sử dụng kháng sinh, không thức ăn công nghiệp trong trang trại của mình. Các loại thảo dược như tỏi ngừa bệnh đường hô hấp; vàng đắng là loại berberin tự nhiên, cà gai leo tốt cho gan được anh Phan Trung Kiên phối trộn cùng với thức ăn để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho vật nuôi.
“Chuyện nuôi gà bằng thảo dược tôi có ý tưởng khi tôi còn làm ở một đơn vị chuyên cung cấp vi lượng cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi. Khi đó chúng tôi dẫn các chuyên gia nước ngoài đến nhà máy thì các chuyên gia luôn tư vấn cho nhà máy là con gà đẻ thì phải có lá gan thật tốt. Tức là con gà đẻ bằng sức khỏe của lá gan, cứ gan tốt thì đẻ sẽ tốt và chất lượng trứng sẽ cao. Thế nhưng chúng ta hay sử dụng những chất kích thích khả năng đẻ trứng của gà bằng phương pháp hóa học thì không an toàn” – anh Phan Trung Kiên nói.
Hiện trang trại của anh Phan Trung Kiên có khoảng 13.000 con gà đẻ trứng, cho ra khoảng 8.000 trứng mỗi ngày. Trong số này, 6000 quả trứng được bán lẻ ra thị trường với giá 8.400 đồng/quả. Còn lại là trứng loại 2 có giá tiêu thụ thấp hơn.
Đánh giá về mô hình nuôi gà đẻ trứng bằng thảo dược của anh Phan Trung Kiên, ông Nguyễn Đức Học, phó phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội cho rằng: “Anh Phan Trung Kiên đã mạnh dạn chăn nuôi gà theo hướng Vietgap đảm bảo sức khỏe con người. Trong thời gian dịch covid đối với các trang trại kia rất khó khăn về tiêu thụ sản phẩm. Nhưng riêng trang trại này có hợp đồng tiêu thụ từ trước, có cam kết rõ ràng nên tiêu thụ quá tốt”.
Chỉ mới năm 2020, khi anh Phan Trung Kiên mở cơ sở nuôi gà giữa vùng chăn nuôi trọng điểm dày đặc trại mà không dùng thức ăn công nghiệp, thuốc kháng sinh thì chính những người làm nông nghiệp ở nơi đây cho rằng đó là một ý tưởng điên rồ. Thế nhưng đến nay những chú gà được nghe nhạc, ăn “thảo dược” đã đẻ ra “trứng vàng”. Dù có giá bán hơn 8.000 đồng/quả nhưng những quả trứng gà thảo dược ở trang trại của anh Phan Trung Kiên vẫn được tiêu thụ khá tốt. Đó là tín hiệu vui, khi những người mua đã đặt niềm tin vào một sản phẩm nông sản sạch, hướng tới sức khỏe người tiêu dùng./.
Hương Giang/VOV1
- gà thảo dược li>
- thảo dược li> ul>
- VNF & AFIEX: Hợp tác phân phối sản phẩm, “chung tay” vì Nông nghiệp bền vững
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
Tin mới nhất
T5,05/12/2024
- VNF & AFIEX: Hợp tác phân phối sản phẩm, “chung tay” vì Nông nghiệp bền vững
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất