Gặp gỡ gia đình ba đời nuôi gà trống thiến - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Gặp gỡ gia đình ba đời nuôi gà trống thiến

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – “Chúng tôi nuôi con gà trống thiến không chỉ đơn thuần để làm kinh tế, mà còn là gìn giữ một nét đẹp văn hóa, một nghề vô cùng đặc biệt của ông cha”.

     

    Đó là trải lòng của ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội chăn nuôi gà Mía Sơn Tây với chúng tôi. Gia đình ông hiện đang nuôi 500 con gà trống thiến.

    Ông Nguyễn Quốc Quân – Chủ tịch Hội gà Mía Sơn Tây trong khu vườn nuôi gà của gia đình

    Không chỉ là nghề mà còn là nét đẹp văn hóa

     

    Quả thật, theo chân ông Quân ra vườn, chúng tôi được tận mắt chứng kiến những chú gà trống thiến với bộ lông óng mượt, con nào con nấy béo tròn, đang nằm phơi nắng một cách khoan khoái dưới tán cây.  Dưới tán cây, chúng tôi còn được nghe ông giới thiệu về từng công đoạn chăm sóc, nuôi dưỡng mới thấy sự kỳ công trong chăn nuôi; cũng như biết được tại sao con gà trống thiến lại luôn là lựa chọn không thể thay thế vào mỗi dịp trọng đại của làng hoặc công to việc lớn của mỗi gia đình nơi đây. Nhờ đó, chúng tôi thêm trân quý và hiểu về nghề độc đáo này cần được gìn giữ, phát triển.

     

    Gia đình ông Quân là một trong số ít những gia đình ở Đường Lâm còn nuôi gà trống thiến, coi đây là một nghề truyền thống của gia đình. “Tính đến đời con tôi thì nhà tôi đã có truyền thống 3 đời nuôi gà trống thiến. Ông cụ thân sinh ra tôi là Trưởng Bạ (cán bộ địa chính) nhưng cũng là một người thiến gà và nuôi gà thiến có tiếng trong vùng. Ông cụ có thể thiến được gà khi gà mới hơn 1 tháng tuổi, mỗi con gà thiến đều được ông chăm nuôi như chăm trẻ nhỏ. Vì vậy chất lượng và ấn tượng về từng miếng thịt gà trống thiến còn theo tôi đến tận bây giờ. Đó cũng là lý do để tôi tiếp tục nuôi con gà thiến, cũng như truyền lại nghề cho các con tôi. Có thể nói, gia đình tôi nuôi con gà trống thiến không chỉ đơn thuần để làm kinh tế, mà còn là gìn giữ một nét đẹp văn hóa, một nghề vô cùng đặc biệt của ông cha chúng tôi để lại” – ông Quân chia sẻ.

    Đàn gà Mía trống thiến của gia đình ông Quân

     

    Tiếp lời bố, anh Nguyễn Huy Ba, con trai ông Quân cho chúng tôi biết thêm, cũng bởi tình yêu với nghề truyền thống đó mà anh đã rời bỏ công việc phóng viên của mình. Anh quay về quê hương với quyết tâm nâng cao được giá trị con gà Mía nói chung, con gà trống thiến nói riêng; gây dựng được thương hiệu, tạo một lối đi bền vững bằng chính sự riêng biệt và đặc thù của sản vật địa phương, lấy hiệu quả kinh tế làm “tấm giáp” bảo hộ cho việc gìn giữ và phát triển thương hiệu gà Mía Sơn Tây – một sản vật tiến Vua, một niềm tự hào của người dân Đường Lâm.

     

    Tỉ mỉ như nuôi em bé…

     

    Để sản xuất ra một con gà trống thiến nói là dễ cũng được, nói là khó cũng không sai, bởi nếu tỉ mỉ, kỹ càng thì rất dễ, nhưng chỉ cần chủ quan một chút thôi là thất bại ngay. Việc tỉ mỉ, kỹ càng phải ở tất cả các khâu trong quy trình, chứ không chỉ là ở một giai đoạn nào riêng.

     

    Theo anh Tùng, một cán bộ kỹ thuật thú y, có hơn 20 năm kinh nghiệm thiến và chăn nuôi con gà thiến, thì con gà trước thiến phải được tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Tiếp theo, chúng được cho ăn theo một quy trình phối trộn thức ăn nghiêm ngặt. Tuần trước khi thiến, gà được cho ăn lượng thức ăn vừa đủ, sao cho con gà khỏe mạnh nhưng không béo quá, không có mỡ, khung xương phải to, chân cẳng phải chắc. Những chú gà trên 2,5 tháng tuổi và đạt trọng lượng từ 0.8-1.2kg là có thể đưa vào để thiến. Có 2 loại thiến đó là thiến cung và thiến moi, mục đích là loại bỏ hoàn toàn 2 dịch hoàn – bộ phận sinh dục nằm trong bụng gà, từ đó gà sẽ không còn hung hăng, hiếu động. Gà sẽ đảm bảo được sự thuần khiết phù hợp cho công việc tế lễ, giỗ chạp.

     

    Công đoạn chăm sóc gà sau thiến cũng phải vô cùng tỉ mỉ, tuân thủ bí quyết riêng của mỗi gia đình. Theo quy trình chăn nuôi của gia đình ông Quân, thì mỗi chú gà sau khi thiến sẽ được đeo một chiếc vòng định danh (giống như số Chứng minh thư nhân dân hay Căn cước công dân ở con người). Chúng được cho ăn các loại thức ăn truyền thống (cám ngô, cám gạo, thóc ủ…) có bổ sung thêm men vi sinh và thức ăn xanh (các loại rau, cây Chè khổng lồ, cây Tu Lình, cây Hoàn Ngọc…), có nhật ký chăn nuôi, đặc biệt phải đảm bảo thời gian được nuôi sau thiến tối thiểu là 8-10 tháng.

    Gà trống thiến được gắn vòng truy xuất nguồn gốc

     

    Một con gà thiến được gọi là đạt sẽ phải là gà “thiến chọi” (lấy hết phần dịch hoàn) chứ không được “thiến sót” (còn một phần dịch hoàn chưa được lấy hết khi thiến). Gà thiến có những đặc trưng: đầu công, mình cốc, cánh trai trai, lông đuôi dài và cong, chân móng mỡ màng, mào co, tích rụt, trọng lượng đạt từ 2.6kg-3.8kg.

     

    Con gà luộc lên da phải vàng. Lớp mỡ dưới da dày nhưng không nhão. Thịt gà chắc nhưng ăn mềm ngọt. Mỡ bụng ăn thì béo ngậy chứ không ngấy. Nước luộc nhiều váng mỡ. Dưới lớp váng mỡ là nước trong và thơm. Chính vì vậy, mọi công đoạn trong chăm sóc nuôi dưỡng, thiến, thậm chí kể cả cách vặt lông, luộc gà cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ càng, đặc biệt là những con gà để bày lễ. Gà cúng lễ phải được vặt bằng tay, để đảm bảo thịt không bị nát, lớp mỡ dưới da không bị tách khỏi da và cơ thể. Khi luộc phải cố định hình dáng cho gà, đun sủi lăn tăn trong 15-20 phút sao cho gà luộc lên phải có dáng ngồi hoặc dáng bay, gà vừa đủ chín, không có vết gì khác lạ trên cơ thể con gà.

     

    Vừa khẽ gẩy những mẩu than cho ngọn lửa bùng lên rồi nhanh nhẹn lấy chiếc gáo nhựa để sẵn chiết nước sôi từ chiếc nồi trên bếp rót vào những thùng ngô để sẵn bên cạnh, ông Quân vừa chia sẻ: “Giai đoạn tháng cuối này, chúng tôi phải ngâm ngô bằng nước sôi, giúp hạt ngô trương nở được một phần, ngô sẽ dễ tiêu hóa hơn”. Ngoài ra lửa trong bếp cũng luôn được giữ, để tạo hơi ấm cho khu chuồng nuôi. Giai đoạn này phải giữ gìn rất kỹ càng, tuân thủ tuyệt đối quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng, dễ tiêu. Nước phải sạch, những ngày trời rét quá thậm chí chúng tôi còn phải chế nước ấm cho gà uống. Trời rét thì che chắn chuồng trại kỹ càng, nhưng hửng nắng là phải thả cho gà ra tắm nắng.

    Ông Quân ngâm ngô cho gà ăn

     

    Việc bổ sung thêm thức ăn xanh và một số loại thức ăn thảo dược phải được tuân thủ nghiêm ngặt, từ đó chất lượng con gà mới được đảm bảo. Việc cho gà ăn cũng phải tuân thủ giờ giấc, đảm bảo lượng thức ăn đủ và được chia đều, sao cho con gà nào cũng được ăn no. Trong quá trình cho ăn không được để gà xô đàn, tránh stress cho đàn gà.

     

    Có một thời gian dài con gà trống thiến tưởng như đã bị rơi vào quên lãng…Bởi theo một số người dân địa phương,  nếu không đặt trước sẽ không thể mua được gà trống thiến, bởi ngoài chợ thì không có người nào bán. Cũng không còn nhiều hộ trong vùng nuôi gà trống thiến, các hộ có nuôi cũng chỉ là vài chục con để phục vụ nhu cầu của gia đình. Một hai năm gần đây, cá biệt mới có vài ba hộ nuôi tới vài trăm con để kinh doanh (Hộ ông Quân, chị Quy, anh Tùng).

     

    TIỂU NÔNG

    Cầm trên tay biểu trưng Kê Vương, và lá cờ lưu niệm, ông Nguyễn Quốc Quân phấn khởi chia sẻ với chúng tôi: “Trong dịp Lễ hội gà Mía Sơn Tây lần thứ nhất vừa rồi, con gà của gia đình chúng tôi đã đạt được giải đặc biệt và được đem đấu giá với số tiền 27 triệu đồng.  Điều này đã động viên tinh thần của gia đình tôi có động lực hơn trong gìn giữ một nghề của ông cha, giữ hương vị của một giống gà tiến vua, giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn dâng lên cúng tiên tổ vào mỗi dịp lễ tết, thêm một món ngon trên bữa cơm sum họp mỗi dịp xuân về”.

    5 Comments

    1. Phạm Tuyết Nhung

      Cho mình số điện thoại liên hệ

    2. Kim anh

      Em cần gấp cho em xin số điện thoại để liên hệ đặt hàng lâu dài.

    3. Nguyễn ngọc nam

      Cho mình sđt để mình liên hệ mua gà trống thiến

    4. Phùng Văn biên

      cho mình xin số điện thoại để liên lạc

    5. Lê Văn Trọng

      Cho xin số dt để liên hệ ạ.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.