Gia Lai khống chế tốt dịch bệnh trên đàn gia súc - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Gia Lai khống chế tốt dịch bệnh trên đàn gia súc

    Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học trong chăm sóc, chữa trị nên đến nay, dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò ở Gia Lai đang được khống chế tốt.

     

    Theo Chi cục Chăn nuôi – Thú y Gia Lai, hiện toàn tỉnh còn trên 20.600 con bò của 12.341 hộ tại 14 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có bò mắc bệnh viêm da nổi cục (VDNC). Trong đó có hơn 2.300 con chết, tiêu hủy; số con khỏi 17.967 con.

    Lực lượng chức năng huyện Đak Đoa (Gia Lai) phun tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi. Ảnh: Đăng Lâm.

     

    Xếp “đầu bảng” là huyện Krông Pa với 4.383 con mắc bệnh, trong đó bị chết và đã tiêu hủy 546 con; khỏi bệnh 3.757 con, còn bệnh 80 con. Huyện Mang Yang đứng thứ hai với số con mắc bệnh là 1.963 con; chết, tiêu hủy 218 con; khỏi bệnh 1.745 con.

     

    Thời gian qua, nhiều địa phương ở Gia Lai cũng đã điều trị bò khỏi bệnh như huyện Đak Đoa (khỏi bệnh 1.486 con); huyện Kông Chro (khỏi bệnh 1.326 con); huyện Kbang (khỏi bệnh 1.396 con… Số gia súc mắc bệnh giai đoạn trước được chăm sóc tốt, đang dần hồi phục.

     

    Hiện toàn tỉnh đã có 123 xã của 14 huyện, thị xã, thành phố không còn gia súc mắc bệnh VDNC, trong đó có 23 xã của các địa phương đã ban hành Quyết định công bố hết dịch theo quy định.

     

    Đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), hiện toàn tỉnh có 525 con lợn mắc bệnh tại 73 hộ của 19 thôn thuộc 5 xã ở huyện Ia Pa. Toàn bộ số lợn mắc bệnh đã được tổ chức tiêu hủy theo quy định.

     

    Trước diễn biến dịch bệnh diễn ra trong thời gian dài trên đàn gia súc, ngành Chăn nuôi – Thú y tỉnh Gia lai đã áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống nhằm dập dịch trong thời gian ngắn nhất, nhất là bệnh VDNC trên đàn trâu, bò, bệnh DTLCP…

     

    Gia Lai đã tổ chức tốt khâu vệ sinh, khử trùng tiêu độc hàng ngày trong vùng có dịch; định kỳ tiêu độc tại các vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm. Hiện các địa phương trong tỉnh đã sử dụng hơn 7.350 lít hóa chất, trên 130 tấn vôi bột để tổ chức chống dịch; khoảng 1.290 lít hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh.

     

    Đối với khâu tổ chức tiêm phòng vacxin, hiện toàn tỉnh đã tổ chức tiêm được hơn 223.800 liều vacxin phòng bệnh VDNC, đạt tỷ lệ 52,4% tổng đàn (gồm nguồn ngân sách tỉnh và huy động các nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, từ người chăn nuôi, doanh nghiệp, các trang trại, HTX chăn nuôi..).

    Người dân làng Bia Bre, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa chăm sóc bò bị bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: Đăng Lâm.

     

    Nhờ tích cực trong công tác phòng, chống, đặc biệt thực hiện tốt khâu tiêm phòng, vệ sinh khử khuẩn nên đến nay, tình hình dịch bệnh VDNC đang có chiều hướng giảm dần. Số gia súc mắc bệnh phát sinh giảm, số gia súc khỏi bệnh tăng cao (khoảng 87,1% tổng gia súc mắc bệnh đã khỏi), số xã không còn gia súc mắc bệnh tăng (chiếm 74,5% so với tổng số xã có gia súc mắc bệnh).

     

    Việc tiêm phòng được chú trọng triển khai nhanh, đạt tỉ lệ khá cao đã giúp Gia Lai khoanh được các ổ dịch, không để dịch bùng phát nghiêm trọng.

     

    Ông Thái Văn Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Gia Lai cho biết: Để tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh gia súc, nhất là bệnh VDNC và DTLCP trong thời gian tới, lực lượng thú y sẽ tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh để triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

     

    Cảnh báo tình hình dịch bệnh, hướng dẫn cách ly, chăm sóc gia súc bệnh, chăn nuôi theo quy trình, tiêu độc khử trùng, phun thuốc diệt côn trùng truyền bệnh; tiêu hủy gia súc chết…

     

    Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi, đặc biệt là trong vùng dịch. Vận động, tuyên truyền người dân chú trọng khử trùng tiêu độc chuồng nuôi định kỳ.

     

    Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương bám sát địa bàn, kiểm tra, hướng dẫn tổ chức phòng, chống dịch; kịp thời tham mưu Sở NN-PTNT chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.

     

    ĐĂNG LÂM – LÊ KHÁNH

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.