Trong tuần, giá ngô và lúa mỳ tại Mỹ giảm nhưng giá đậu tương không thay đổi so với tuần trước.
- Giá thức ăn chăn nuôi thế giới từ ngày 29/8-7/9/2022
- Giá thức ăn chăn nuôi thế giới từ 23-29/8/2022
- Lần thứ 6 giá thức ăn chăn nuôi tăng trong năm 2022
Giá lúa mỳ tại Nga và Ucraina không đổi so với tuần trước.
Thời tiết xấu tại các khu vực nông nghiệp trọng điểm ở Mỹ, Pháp và Trung Quốc đang làm giảm thu hoạch ngũ cốc và cắt giảm lượng tồn kho toàn cầu.
Năm 2022, nhà sản xuất chính Ucraina có thể thu hoạch từ 25 đến 27 triệu tấn ngô, giảm so với mức 42,1 triệu tấn trong năm 2021 do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ucraina, gây khó khăn cho việc trồng trọt.
Ngày 10/10/2022, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo kiêm Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths cho rằng cần gia hạn thêm 1 năm thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc và vận chuyển phân bón qua Biển Đen, vốn dự kiến hết hạn vào ngày 22/11/2022.
Tàu Moonlight chở ngũ cốc của Ucraina neo đậu tại cảng Istanbul ở biển Marmara hôm8/10/2022 đang được đoàn thanh tra đa phương tiếp cận. Đội ngũ của Trung tâm Điều phối Chung (JCC) gồm tám thành viên đã lên tàu Moonlight để kiểm tra chặt chẽ con tàu chở hàng này. Con tàu mang cờ Panama rời cảng Odessa của Ucraina vào ngày 25/9/2022 chở 6.000 tấn đậu tương. Sau khi được JCC cho phép sẽ rời khỏi khu neo đậu của Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp tục lộ trình đến cảng đích ở Gruzia.
Kể từ khi thành lập, JCC đã kiểm tra 591 tàu, cụ thể là 306 lượt đến và 285 lượt đi tính đến ngày 7/10/2022, cho phép 6,4 triệu tấn ngũ cốc và thực phẩm xuất khẩu từ các cảng của Ucraina.
Theo Bộ Cơ sở hạ tầng Ucraina, kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực ngày 1/8/2022, đã có tổng cộng 274 chuyến tàu chở 6,2 triệu tấn nông sản xuất phát từ các cảng của Ucraina đến các nước châu Á, châu Âu và châu Phi.
Tại EU: Vụ thu hoạch ngô của Liên minh châu Âu đang diễn ra và thiệt hại do hạn hán trên diện rộng đã ảnh hưởng đến cây ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi xuống mức thấp nhất trong 15 năm.
Ngày 7/10/2022, Ủy ban Châu Âu đã cắt giảm dự báo sản lượng ngô của EU xuống còn 55,5 triệu tấn, cùng với các nhà quan sát khác dự báo khối lượng thấp nhất kể từ năm 2007.
Tại Braxin: Trong tháng 9/2022, xuất khẩu ngô rời cảng lớn thứ hai ở Braxin đã tăng 1,138%, nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung dồi dào, theo dữ liệu do chính quyền cảng tổng hợp ngày 10/10/2022.
Trong 9 tháng năm 2022, các lô hàng tăng mạnh đã thúc đẩy xuất khẩu ngô rời khỏi cảng Paranagua lên 3,430 triệu tấn, tăng 425%. Các nhà nhập khẩu chuyển sang nhập khẩu ngô từ Braxin do nguồn cung dồi dào.
Theo dữ liệu của chính phủ cho thấy, các nhà xuất khẩu ngô Braxin đã xuất khẩu trung bình 318.800 tấn mỗi ngày trong tuần thứ 4 của tháng 9/2022, tăng 135% so với mức trung bình hàng ngày của tháng 9 năm 2021,.
Sản lượng ngô của Braxin đạt kỷ lục 112,8 triệu tấn trong niên vụ 2021/22 và có thể tăng 12,5%, lên gần 127 triệu tấn trong niên vụ 2022/23. Xuất khẩu chiếm khoảng 63,5% tổng lượng hàng hóa được vận chuyển tại các cảng của bang Parana trong tháng trước. Ngô thúc đẩy khối lượng xuất khẩu tổng thể từ Paranagua, trong đó xuất khẩu khô đậu tương và dầu đậu tương cũng tăng.
Tại Nhật Bản: Để kiềm chế ảnh hưởng do vật giá leo thang đối với ngành chăn nuôi, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết trong gói chính sách kinh tế tổng hợp sắp thông qua tới đây, chính phủ nước này sẽ triển khai cơ chế hỗ trợ mới nhằm hỗ trợ và thúc đẩy mở rộng nguồn cung thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước. Để thực hiện được điều này, Chính phủ Nhật Bản sẽ triển khai chế độ hỗ trợ mới để mở rộng nguồn cung thức ăn chăn nuôi sản xuất nội địa, hỗ trợ xây dựng trang thiết bị quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh kỹ thuật cao để thúc đẩy ngành chăn nuôi bò thịt xuất khẩu.
- thức ăn chăn nuôi li>
- giá thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- Mô hình chăn nuôi bò lai an toàn, khép kín
- Thanh Hóa: Siết chặt quản lý kinh doanh thuốc thú y
- Zoetis và Megavet ra mắt Synovex®S: Bước đột phá nâng cao năng suất bò thịt Việt Nam
- Nâng tầm chất lượng và tối ưu thức ăn thủy hải sản
- Bổ sung kẽm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng: Liên quan đến tích trữ Phosphorus trong xương
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi thúc đẩy sản xuất gia cầm bền vững như thế nào
- Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại
- Không để ngành chăn nuôi vỡ trận vì buôn lậu
Tin mới nhất
T2,23/06/2025
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- Mô hình chăn nuôi bò lai an toàn, khép kín
- Thanh Hóa: Siết chặt quản lý kinh doanh thuốc thú y
- Zoetis và Megavet ra mắt Synovex®S: Bước đột phá nâng cao năng suất bò thịt Việt Nam
- Nâng tầm chất lượng và tối ưu thức ăn thủy hải sản
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
- Bổ sung kẽm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng: Liên quan đến tích trữ Phosphorus trong xương
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi thúc đẩy sản xuất gia cầm bền vững như thế nào
- Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất