[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giai đoạn khủng hoảng sau cai sữa có thể dẫn đến nhiều vấn đề từ sức khỏe, nguy cơ nhiễm bệnh và có thể tử vong. Giúp heo con vượt qua được giai đoạn khủng hoảng sau cai sữa là chìa khóa vàng giúp cho nhà chăn nuôi thành công hơn.
Cai sữa là một trong các giai đoạn gây nhiều khó chịu cho heo con theo mẹ bởi vì chúng phải đối mặt với nhiều thay đổi từ môi trường nuôi dưỡng, không có mẹ, sống chung các cá thể xa lạ, nguồn dinh dưỡng mới lạ, một loạt mầm bệnh trên đường ruột có thể dẫn đến tăng trưởng chậm, chỉ số tiêu tốn thức ăn kém, vấn đề sức khỏe và thậm chí là tử vong. Heo con có thể tiếp xúc nhiều vi khuẩn gây bệnh từ môi trường hay từ heo mẹ tuy nhiên do hệ đường ruột chưa trưởng thành dễ tạo điều kiện cho lượng vi khuẩn gây bệnh bám vào, đặc biệt là ngay giai đoạn cai sữa, khi mà heo con chuyển hoàn toàn nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ sang thức ăn viên. Khi cai sữa lại có quá nhiều nguyên nhân gây cho heo con chậm tăng trưởng bao gồm: cấu trúc đường ruột, sự tiết enzyme tiêu hóa, tiết diện nhung mao là những tiêu chuẩn cần thiết để giúp cho sự tiêu hóa hoàn chỉnh cũng như tạo lập nguồn năng lượng dành cho tăng trưởng và sức khỏe. Vì thế, heo con cai sữa cùng lúc cần có một hệ vi khuẩn đường ruột thích hợp và hệ thống miễn dịch đầy đủ để vượt qua giai đoạn khủng hoảng cai sữa một cách tốt nhất.
03 – 04 ngày sau khi cai sữa, heo con mất trọng lượng cơ thể và có thể không nạp đủ lượng thức ăn & nước uống cần thiết cho nhu cầu. Và chính điều này ngay lập tức dẫn đến tình trạng giảm trọng lượng cơ thể và người ta gọi đó là giai đoạn khủng hoảng sau cai sữa hay giai đoạn mất trọng lượng sau cai sữa. Và sự khủng hoảng này có ảnh hưởng rất lớn đến thể trạng xuất chuồng cũng như số ngày nuôi thịt.
Trung bình về lượng thức ăn trong 03 – 04 ngày đầu sau khi cai sữa rất thấp so với nhu cầu năng lượng của heo dành cho việc duy trì cơ thể và tăng trưởng do heo con sau cai sữa bị ảnh hưởng bởi quá nhiều stress. Chúng ta có thể thấy sự ảnh hưởng đó thông qua tốc độ tăng trưởng nhưng chúng ta không thể cảm nhận được những tác động tiêu cực trên sự phát triển & chức năng của đường ruột. Việc giảm lượng ăn ở giai đoạn sau cai sữa dễ dàng dẫn đến sự hư hại niêm mạc ruột từ đó tạo cơ hội cho sự rối loạn về hệ vi sinh vật có lợi cũng như sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
Một nghiên cứu gần đây của trường Đại học bang Iowa cho thấy: các đáp ứng miễn dịch chủ động của heo có thể làm tiêu hao 27% năng lượng từ quá trình tăng trưởng và duy trì để phục vụ cho mục đích chống lại những mầm bệnh tiềm ẩn trong trang trại. Cho nên nếu heo không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết và thậm chí chúng không có biểu hiện bệnh, thì khi chức năng đường ruột kém cũng có thể dẫn đến việc mất cân đối về tính thèm ăn và giảm lượng thức ăn ăn vào một cách từ từ.
Stacie Crowder, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, tác giả của những giải pháp kỹ thuật về heo của Purina Animal Nutrition cho biết “khi lượng thức ăn ăn vào bị giảm xuống, có thể kéo theo tình trạng phát triển không đồng đều, giảm trọng lượng cũng như giới hạn sự phát triển & chức năng tối ưu của đường ruột”. Vì thế “biết ăn sớm và duy trì ổn định lượng thức ăn ăn vào là nền tảng của sự tăng trưởng, trọng lượng đạt được và phát triển chức năng đường ruột hoàn hảo”.
Chính vì những tác động tiêu cực này cho nên các nhà chăn nuôi đều đề ra mục tiêu là rút ngắn số ngày khủng hoảng sau cai sữa đến mức có thể. Trung bình hiện tại là 07 – 10 ngày và những trại chăn nuôi tốt có số ngày khủng hoảng sau cai sữa từ 01 đến 02 ngày. Mục tiêu của việc rút ngắn số ngày này sẽ giúp cải thiện năng suất tại trại:
- Tăng trọng hằng ngày trong toàn bộ giai đoạn cai sữa tăng 10%
- Tiết kiệm thức ăn từ cai sữa đến xuất chuồng 7%
- Giảm số ngày nuôi thịt từ 08 đến 14 ngày hoặc ít hơn.
Những thách thức dành cho heo cai sữa:
- Hệ vi sinh vật đường ruột không ổn định do sự thay đổi về thức ăn. Cần đến 20 ngày sau khi cai sữa thì hệ vi sinh vật đường ruột mới ổn định.
- Sự tồn tại của thức ăn chưa được tiêu hóa hết
- Không đủ lượng HCl trong dạ dày & điều này đồng nghĩa với sự gia tăng của vi sinh vật gây bệnh trên ruột.
Và dưới đây là những nguyên nhân có thể góp phần làm cho tình trạng “khủng hoảng sau cai sữa” trở nên trầm trọng hơn. Có hai vấn đề cần quan tâm: chức năng tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của heo con giai đoạn cai sữa:
Chức năng tiêu hóa của heo con giai đoạn cai sữa phụ thuộc rất nhiều yếu tố:
1. Sự tiết enzyme tiêu hóa
Enzyme là một trong những điều kiện cần thiết để giúp cho việc tiêu hóa thức ăn thích hợp. Trong giai đoạn cai sữa, heo con không sản xuất đủ lượng Enzyme cần thiết để tiêu hóa hoàn toàn năng lượng và chất béo trong thức ăn. Lượng thức ăn không được tiêu hóa hết trở thành nguồn năng lượng cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
2. Sự tiết acic hydrochloric (HCl)
Ở dạ dày, HCl có hai chức năng chính: duy trì sự ổn định của pH từ 2,5 đến 4 & hoạt hóa pepsin là enzyme tiêu hóa Protein. pH có tính acid của dạ dày là một hàng rào bảo vệ hữu hiệu để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Khi cai sữa, sự tiết của HCl thường ít và vì thế pH của dạ dày luôn cao hơn 5 dễ dẫn đến 02 nguy hiểm: thứ nhất là sự biến mất của hàng rào acid bảo vệ từ đó dẫn đến sự gia tăng của vi khuẩn gây bệnh trong trong ruột; thứ hai là giảm sự tiêu hóa Protein trong thức ăn & chính điều này dẫn đến lượng thức ăn chưa được tiêu hóa luôn tồn tại.
3. Cấu trúc biểu mô đường ruột
Cấu trúc biểu mô đường ruột chia làm nhung mao và khe ruột (hay còn gọi là hốc ruột). Rất nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa có vai trò tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng hiện diện trên bề mặt của nhung mao & khe ruột. Nhung mao càng cao và hốc ruột càng sâu thì tiết diện tiếp xúc với thức ăn càng nhiều và từ đó gia tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Nếu heo con bị đói, đặc biệt là ngay sau cai sữa, biểu mô ruột sẽ bị bất dưỡng, nhung mao ngắn và dễ hình thành “cấu trúc phẳng”. Từ đó dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn cũng như hấp thu dinh dưỡng kém và gây ra tình trạng phân và ruột chứa nhiều nước.
4. Hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh
Heo con sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và hoàn toàn phụ thuộc vào hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu từ mẹ thông qua việc thu nhận sữa đầu và sữa thường. Nếu không nhận đủ miễn dịch từ sữa mẹ, heo con sẽ không thể sống và phát triển. Tuy nhiên, lượng kháng thể nhận từ mẹ sẽ giảm nhanh chóng sau khi heo con sinh ra. Đến 02 tuần tuổi, heo con có thể có những đáp ứng miễn dịch chủ động nhưng phải đợi đến 08 tuần tuổi thì hệ miễn dịch của heo con mới đủ hoàn chỉnh.
Khi cai sữa heo con lúc 21 – 28 ngày tuổi, lượng kháng thể cung cấp từ sữa mẹ rất thấp trong khi hệ miễn dịch chủ động của heo con thì chưa hoàn toàn được kích hoạt cho nên khả năng nhiễm bệnh của heo con sau cai sữa là rất cao.
Những điều cần làm để giúp heo con vượt qua được giai đoạn “khủng hoảng sau cai sữa” một cách tốt nhất:
1. Chăm sóc heo nái nuôi con thật tốt giúp nái đạt được tối đa lượng thức ăn và nước uống cần thiết để đảm bảo heo con cai sữa có thể trạng tốt nhất.
2. Tập cho heo con theo mẹ biết ăn sớm với loại thức ăn dễ tiêu hóa và phát triển được một hệ đường ruột hoàn chỉnh và không bị tổn thương.
3. Đảm bảo vệ sinh tuyệt đối giữa các nhóm nuôi để giúp các lô heo phát triển trong môi trường hoàn toàn sạch và được sát trùng trước khi đưa heo vào nuôi.
4. Nhiệt độ dành cho heo mới cai sữa từ 27oC đến 30oC tùy theo thể trạng. Hạn chế tình trạng dao động nhiệt độ giữa ngày & đêm.
5. Chất lượng thức ăn: Nên sử dụng thức ăn chuyên dụng cho heo cai sữa, nguyên liệu dễ tiêu hóa, đa dạng amino acid, Protein thấp (17%). Có thể sử dụng thức ăn đang dùng trong giai đoạn theo mẹ cho heo mới cai sữa ăn trong tuần lễ đầu tiên sau cai sữa & sau đó dần dần chuyển sang thức ăn dành cho heo cai sữa.
6. Chế độ cho ăn và cấu trúc máng ăn: Nên cung cấp đủ diện tích máng ăn và chỗ để cho heo con ăn (tối thiểu 15cm/heo). 12 – 36 giờ sau khi cai sữa nên cho ăn giới hạn để tránh tình trạng heo ăn quá nhiều gây tiêu chảy. Kiểm tra lượng thức ăn của heo cai sữa mỗi ngày để có đánh giá tốt nhất. Tổng lượng thức ăn ngày đầu tiên là 1% trọng lượng, ngày thứ 2 là 2% trọng lượng & ngày thứ 3 là 3% trọng lượng cơ thể. Có thể cho thêm máng ăn phụ trong 10 ngày đầu tiên.
7. Cung cấp lượng nước uống một cách đầy đủ: 10 heo/núm uống. Đảm bảo tốc độ nước hợp lý (1 lít nước/1 phút) & nước uống phải sạch và có pH<7.
Heo con cai sữa có lượng uống nước thấp và điều này làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn & gia tăng nguy cơ bị tiêu chảy. Ngoài ra lượng nước hấp thụ thấp dễ tạo điều kiện cho độc tố vi khuẩn tích tụ cũng như tình trạng tăng trưởng chậm xảy ra.
8. Tạo lập môi trường nuôi dưỡng thoải mái và yên tĩnh đảm bảo nguyên tác: khô, thoáng, ấm áp, thoải mái.
9. Sắp xếp những heo nhỏ, heo có vấn đề và có chế độ chăm sóc đặc biệt để tránh tình trạng những heo này bị suy kiệt.
Virbac VN team
- heo sau cai sữa li>
- virbac Việt Nam li>
- khủng hoảng sau cai sữa li>
- hệ vi sinh vật đường ruột li>
- porcistart li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất