Giải pháp thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Giải pháp thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Yêu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi có chi phí hợp lí, an toàn, thân thiện với môi trường, đảm bảo phúc lợi động vật, không tồn dư kháng sinh… ngày càng gia tăng. Để tăng cường khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại và lộ trình sử dụng kháng sinh theo quy định của pháp luật, cần thiết phải đi tìm các giải pháp thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.

     

    Đó là thông tin được chia sẻ tại hội thảo với chủ đề “Giải pháp thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi”, do Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Toàn Thắng và Tập đoàn Global Nutrition (Pháp) tổ chức ngày 15/3/2023 tại KS Grand Plaza (Hà Nội).

     

    Tham dự hội thảo là các đại biểu đến từ nhiều Hội, Hiệp hội trong lĩnh vực chăn nuôi và các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc.

     

    Chia sẻ thông tin về sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi

     

    Việc phát minh ra kháng sinh vào năm 1928 là một thành tựu vĩ đại của nhân loại. Kháng sinh giúp trị những căn bệnh do vi khuẩn gây ra để hạn chế tỷ lệ chết và tổn thất kinh tế cho người chăn nuôi…… Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh để phòng bệnh, tăng trọng lượng cho vật nuôi dẫn tới hiện tượng kháng kháng sinh đã, đang và sẽ đe dọa sức khỏe, sự phát triển toàn cầu.

    TS Phạm Đắc Thắng – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Toàn Thắng

     

    Theo TS Phạm Đắc Thắng – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Toàn Thắng, ngành chăn nuôi Việt Nam muốn tồn tại và phát triển bền vững, thì cần tối ưu chi phí để tạo ra sản phẩm có giá thành hợp lí, xanh, sạch và tuân thủ các quy định pháp luật pháp luật.

     

    Nhà nước đã đưa ra quy định hạn chế dùng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, nhưng vẫn được sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi cho mục đích phòng bệnh trên động vật non, cho tới năm 2025. Điều kiện là phải có chỉ định, kê toa của Bác sĩ thú y; có hợp đồng giữa trang trại và nhà máy thức ăn chăn nuôi; có lưu trữ hồ sơ trong vòng 2 năm.

     

    Là một công ty sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, quan điểm của Toàn Thắng là chỉ điều trị cá thể bị bệnh, tránh dùng thuốc tràn lan, gây lãng phí. Công ty không muốn ngày nào mà vật nuôi của khách hàng cũng phải mang ra chích, mà vật nuôi khỏe mạnh, thì cả khách hàng và Toàn Thắng mới có thể đồng hành với nhau lâu dài. Vì vậy, Toàn Thắng tổ chức hội thảo này để cùng nhau chia sẻ thông tin minh bạch về kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, để tất cả cùng chiến thắng.

     

    “Toàn Thắng có đủ giấy phép hành nghề của Cục Thú y và đội ngũ bác sĩ thú y chuyên môn cao, được đào tạo từ nước ngoài; hệ thống sản phẩm đa dạng, chất lượng sẽ luôn đồng hành với nhà máy TACN và trang trại, để cùng phát triển”, TS Phạm Đắc Thắng khẳng định.


    Tăng cường kiểm soát kháng sinh từ khâu thức ăn chăn nuôi

    TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

     

    Cũng tại hội thảo, TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đã có nhiều chia sẻ tâm huyết về những thử thách với ngành chăn nuôi Việt Nam.

     

    Theo TS Nguyễn Xuân Dương, đó là không gian chăn nuôi của Việt Nam rõ ràng hẹp và đang ngày càng hẹp hơn. Cụ thể, Việt Nam chuẩn bị kỉ niệm mốc 100 triệu dân; mật độ vật nuôi của nước ta cũng cao nhất thế giới, bình quân thế giới 0,5 nhưng Việt Nam là 0,8-1 bởi, đàn lợn của Việt Nam thuộc top 10, đàn thủy cầm thứ 2 thế giới.

     

    Việt Nam đang phải lệ thuộc vào việc nhập khẩu phần lớn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài, đối mặt với sự biến động rất mạnh về giá nguyên liệu TACN thế giới.

     

    Sản phẩm nhập khẩu cũng đang đe dọa không gian chăn nuôi của nước ta. Hiện, nước ta mất 5 năm để đàm phán và mới xuất khẩu được một chút yến sào, nhưng thịt của tất cả các nước có thể vào Việt Nam. Thuế thịt và sữa gia súc ăn cỏ đã về 0%. Còn 5 năm nữa, thuế n thịt heo và gia cầm về 0%. Giai đoạn 2019-2021, thịt nhập khẩu đã “lặng lẽ” tăng 16 lần, trong khi tăng trưởng chăn nuôi trong nước chỉ vài %. Chưa kể hàng đàn trâu bò được nhập tiểu ngạch qua cửa khẩu của các tỉnh Tây Nam Bộ nước ta.

     

    Cùng với đó, dịch bệnh (ASF, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục…) vẫn là nguy cơ lớn với ngành chăn nuôi và rất khó thanh toán triệt để các bệnh này.

     

    Vấn đề kiểm soát môi trường ngày càng chặt chẽ cũng là thách thức với những người làm chăn nuôi.

     

    Cùng với đó, yêu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi đáp ứng được phúc lợi động vật, an toàn, thân thiện với môi trường và không kháng sinh… ngày càng gia tăng.

     

    TS Nguyễn Xuân Dương cho rằng, kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi là vấn đề lớn, quan trọng, không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Các nước EU, Hàn Quốc, Nhật Bản đã làm trước và làm rất kĩ. Chúng ta phải quan tâm việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, vì rõ ràng nó liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và hội nhập. Trước kia, người tiêu dùng chỉ có thể lựa chọn các sản phẩm chăn nuôi trong nước để ăn uống, nhưng hiện nay thịt nhập khẩu, bao gồm thịt trâu, bò, lợn, gà đã vào nước ta rất mạnh. Người tiêu dùng sẽ so sánh, lựa chọn giữa thực phẩm an toàn và không an toàn.

     

    Vì vậy, chúng ta cần đoàn kết để bảo vệ thị trường trong nước, bảo vệ sinh kế của chuỗi giá trị ngành chăn nuôi trong nước.

     

    Để kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi, ông Dương cho rằng, phải kiểm soát ngay từ khâu đầu vào. Bởi con đường để đưa kháng sinh vào chăn nuôi dễ dàng nhất là thức ăn vì vật nuôi sử dụng hàng ngày với lượng lớn.

     

    “Do đó, ngay từ bây giờ tìm kiếm những giải pháp thay thế kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi như Toàn Thắng đang hợp tác hướng tới là việc làm rất thiết thực, ý nghĩa cần quyết liệt ngay từ ngày hôm nay”, TS Nguyễn Xuân Dương khẳng định.

    TS Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam

     

    TS Ninh Thị Len, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, có các văn bản pháp lý quy định việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi như sau:

     

    Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020;

     

    Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

     

     Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 sửa đổi 1 số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP

     

    Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, có hiệu lực kể từ ngày 14/01/2020;

     

    Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi 1 số điều của Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT

     

    Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT quy định về quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; kê đơn, đơn thuốc thú y, Thông tư số 13/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi 1 số Điều của Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT

     

    Nghị định xử phạt vi phạm hành chính 14/2021/NĐ-CP

     

    TS Len cho rằng, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi cần lưu ý hành vi: Không có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh thì sẽ bị phạt, theo Nghị định số 14/2021/NĐ-CP. Vì vậy, các doanh nghiệp cần kiểm soát thiết bị trộn, dây chuyền sản xuất, quy trình kiểm soát nhiễm chéo.

     

    Giải pháp thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi 100% từ tự nhiên

    Ông Yann Lever, Giám đốc Kỹ thuật Tập đoàn Global Nutrition (Pháp)

     

    Theo ông Yann Lever, Giám đốc Kỹ thuật Tập đoàn Global Nutrition – Pháp, để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi thì cần kiểm tra rất nhiều chỉ tiêu không liên quan đến kháng sinh. Cụ thể:

     

    Kiểm tra chất lượng của nước thông qua độ sạch của nước, khả năng đệm, độ ô nhiễm của nước. Global Nutrition hiện có sản phẩm GLOBACID DW LIQUID giúp giảm độ PH của nước xuống mức tối thiểu; làm sạch nước hiệu quả khỏi vi khuẩn nhạy cảm với axitl; giảm tác động tiêu cực của nước đối với chất dinh dưỡng và chất phụ gia.

     

    Kiểm tra thức ăn chăn nuôi: Cần kiểm tra công thức, hàm lượng đạm và độc tố nấm mốc. Global Nutrition hiện có các sản phẩm như GLOBACID OPCL, GLOBACID và GLOBAFIX PLUS.

     

    Kiểm tra sức khỏe vật nuôi: Global Nutrition có các các sản phẩm tiểu như GLOBAMAX, GLOBATAN.

     

    Theo ông Yann Lever, Global Nutrition đã có nhiều nghiên cứu để cho ra sản phẩm GLOBATAN là một tannin thủy phân, có nguồn gốc từ gỗ cây dẻ ngọt được chọn lọc, một  loại cây được tìm thấy nhiều ở miền Nam châu Âu.

     

    Globatan đã được chứng minh khoa học khả năng kháng khuẩn, cải thiện cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cho gia cầm, gia súc.

     

    Cơ thế hoạt động của GLOBATAN đó là:

     

    1.Nhờ vào cấu trúc đặc hiệu, GLOBATAN có khả năng liên kết, phá vỡ chức năng màng tế bào của vi khuẩn, đồng thời ức chế enzyme của vi sinh vật.

     

    2. Làm giảm nhu động ruột: GLOBATAN làm giảm chuyển động nhu động ruột, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và protein, giảm bài tiết ni tơ và cải thiện chất lượng độn chuồng.

     

    3. Tính kháng viêm: GLOBATAN làm giảm stress cho hệ thống miễn dịch trên động vật bằng cách tăng cường màng niêm mạc ruột, giảm quá trình oxy hóa và giải phóng axit galic.

     

    Từ đó GLOBATAN sẽ làm giảm FCR, tăng trọng lượng và tăng năng suất của vật nuôi.

     

    GLOBATAN mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống chăn nuôi lợn. Cụ thể, với hệ vi sinh vật đường ruột của lợn, GLOBATAN có tác dụng kháng khuẩn; giảm tỉ lệ chết; hiệu quả chống lại C.perfrigens E.Coli.

     

    Với niêm mạc ruột của lợn, GLOBATAN có thể cải thiện tiêu hóa các chất dinh dưỡng; giảm stress trên hệ thống miễn dịch; tối ưu hóa hiệu quả đường ruột, giúp tăng trưởng tốt hơn…

     

    Cùng với đó, GLOBATAN cũng giúp cho phân của lợn khô hơn; cải thiện phúc lợi động vật; giảm tiêu chảy.

     

    Lợi ích đối với hệ thống chăn nuôi gia cầm, tác dụng của GLOBATAN đó là:

     

    Hệ vi sinh vật (bảo vệ khỏi vi khuẩn có hại; giảm tỉ lệ chết; hiệu quả đã được chứng minh chống lại viêm ruột hoại tử).

     

    Niêm mạc ruột: cải thiện tiêu hóa các chất dinh dưỡng; giảm stress trên hệ thống miễn dịch; tối ưu hóa hiệu quả đường ruột, giúp tăng trưởng tốt hơn..

     

    Môi trường: phân khô, giảm tổn thương nệm bàn chân và cải thiện phúc lợi động vật..

     

    Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

     

    HÀ NGÂN

     

    Cũng theo TS Phạm Đắc Thắng, với nhu cầu hội nhập thì hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài là xu thế bắt buộc để cập nhật những công nghệ, kiến thức mới để ứng dụng nhanh vào ngành chăn nuôi Việt Nam. Tập đoàn Global Nutrition (Pháp) hiện có nhiều giải pháp mới, tiên tiến trong việc thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Hợp tác với Global Nutrition, Toàn Thắng muốn đóng góp một phần để đưa ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển xanh, sạch, bền vững.

     

    Hiện nay, Toàn Thắng là nhà phân phối các sản phẩm của Tập đoàn Global Nutrition, để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:

     

    Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Toàn Thắng

     

    Địa chỉ:  Số 9A3, 1194/155 Đường Láng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

     

    ĐT: (024) 6275 4015

     

    Email: toanthang.vet@gmail.com

     

    Website: www. toanthangvet.com

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.