Giảm protein thô trong khẩu phần ăn giúp tăng cường hiệu quả chăn nuôi gia cầm - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Giảm protein thô trong khẩu phần ăn giúp tăng cường hiệu quả chăn nuôi gia cầm

    Đặt vấn đề

     

    Giảm chi phí thức ăn, giảm ô nhiễm môi trường và cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để kích thích tăng trưởng đã thúc đẩy các nhà dinh dưỡng gia cầm tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất, bằng cách xây dựng chế độ ăn uống tối ưu về dinh dưỡng và hiệu quả về kinh tế. Trong vài thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu thực tế đã chứng minh được những lợi ích mà chế độ ăn thấp đạm kết hợp với bổ sung axit amin thiết yếu mang lại cho người chăn nuôi gia cầm như:

     

    • Tiết kiệm chi phí thức ăn.
    • Cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và viêm ruột hoại tử.
    • Cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
    • Giảm bài thải nitơ và khí thải amoniac.
    • Giảm lượng nước uống, giảm độ ẩm chất độn chuồng.
    • Giảm stress nhiệt.

     

    Tiết kiệm chi phí thức ăn

     

    Theo tác giả Nguyễn Duy Hoan, chi phí sản xuất 1kg thịt gà của Việt Nam chiếm khoảng 70% tổng chi phí [1], trong đó đạm là chất dinh dưỡng đắt thứ 2 sau năng lượng, nó chiếm khoảng 20 -25 % chi phí của nguyên liệu thức ăn. Tuy nhiên, chi phí nguyên liệu thức ăn ngày càng tăng, do sự cạnh tranh nguồn thức ăn với con người, đặc biệt là nguồn protein, đã và đang trở thành một vấn đề lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí chăn nuôi. Do đó, sự quan tâm tới việc cho gia cầm ăn khẩu phần ăn giảm đạm thô đã tăng lên trong những năm gần đây. Sử dụng khái niệm protein lý tưởng, giảm lượng đạm thô kết hợp với việc bổ sung axit amin cần thiết trong khẩu phần ăn của gà, nhà chăn nuôi có thể tiết kiệm chi phí đáng kể.

     

    Cụ thể như, nhà chăn nuôi có thể tiết kiệm 5 USD cho mỗi tấn thức ăn, bằng cách giảm mức đạm trong chế độ ăn của gà tây xuống 1% [2]. Thêm vào đó, tính toán dựa vào một nghiên cứu khác của Van Harn, khẩu phần ăn giảm 3% đạm thô kết hợp với việc cân đối các axit amin đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn khẩu phần ăn cơ bản, với mức lợi nhuận thu được 0.106$/gà [3].

    Giảm protein thô trong khẩu phần ăn giúp tăng cường hiệu quả chăn nuôi gia cầm

    Nâng cao hiệu suất chăn nuôi

     

    Dinh dưỡng đạm trong thức ăn chăn nuôi gia cầm là một chỉ số dinh dưỡng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm gia cầm. Thực chất, dinh dưỡng đạm chính là dinh dưỡng axit amin, bởi axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của đạm (điều này có nghĩa là vật nuôi không thể hấp thụ đạm trực tiếp từ thức ăn mà phải biến dưỡng thành axit amin để hấp thụ). Một số nghiên cứu cho thấy, hệ số FCR (tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) đã giảm trên gà thịt được nuôi với khẩu phần giảm từ 2 – 3% đạm thô, kết hợp bổ sung axit amin cần thiết để duy trì tỷ lệ axit amin lý tưởng.

     

    Theo đó, trong một nghiên cứu trên gà thịt của trường đại học Hannover thì khẩu phần giảm 2% đạm thô kết hợp với việc cân đối axit amin giúp tăng 6% trọng lượng và giảm 4% FCR so với khẩu phần ăn đối chứng ở tuần thứ 5 của thí nghiệm [4].

    Giảm protein thô trong khẩu phần ăn giúp tăng cường hiệu quả chăn nuôi gia cầm

    Giảm protein thô trong khẩu phần ăn giúp tăng cường hiệu quả chăn nuôi gia cầm

    Cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng khả năng tiêu hóa

     

    Sức khỏe đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng của động vật, có liên quan mật thiết đến các vấn đề dinh dưỡng, hệ vi sinh vật, hệ miễn dịch và sinh lý vật nuôi. Khi sức khỏe đường ruột bị tổn hại, quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó sẽ có tác động bất lợi đến việc chuyển đổi thức ăn, và sức khỏe của gia cầm.

     

    Lấy ví dụ cụ thể ở gà, chế độ dinh dưỡng đạm cao có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe đường ruột và khả năng tiêu hóa [5,6]. Nguyên nhân là do phần đạm không được tiêu hóa trong ruột non có khả năng bị lên men bởi vi khuẩn gây thối rữa trong manh tràng. Quá trình này, sẽ tạo ra nhiều hợp chất độc hại như amines, indoles, phenols, cresol và ammonia. Ở nồng độ cao, những chất này có thể tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và hiệu suất chăn nuôi của gà [6]. Do vậy, việc giảm hàm lượng đạm thô trong khẩu phần ăn, giúp giảm sản sinh những chất độc hại được lên men từ đạm trong manh tràng, từ đó cải thiện sức khỏe đường ruột của vật nuôi.

     

    Giảm độ ẩm chất độn chuồng, giảm các bệnh về da và sự bài tiết khí ni-tơ

     

    Độ ẩm chất độn chuồng được coi là nguyên nhân chính gây ra những tổn thương bàn chân của gà thịt. Shepherd và Fairchild cũng đã báo cáo, tỷ lệ tổn thương bàn chân gà đã giảm với việc giảm hàm lượng đạm thô trong khẩu phần ăn [7]. Bên cạnh đó, độ ẩm của phân cũng là một trong những yếu tố chính góp phần vào hoạt động của vi sinh vật trong phân để chuyển hóa ni-tơ trong phân thành amoniac [8], một tác nhân gây ra các vấn đề môi trường phát sinh từ chăn nuôi công nghiệp [9]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc giảm hàm lượng đạm thô trong khẩu phần đã giúp giảm độ ẩm chất độn chuồng cũng như sự bài tiết hàm lượng nitơ ra môi trường [10-12]. Việc giảm độ ẩm này có thể là do lượng nước uống vào và lượng nước thải ra thấp hơn bởi gà thịt được cho ăn chế độ ăn thấp đạm [13,14]. Francesch và Brufau cũng đã báo cáo, giảm nguồn đạm từ đậu nành trong khẩu phần ăn dẫn đến giảm lượng nước tiêu thụ nhờ việc giảm hàm lượng kali trong khẩu phần [15]. Cụ thể, một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng giảm 1% đạm thô trong khẩu phần ăn có thể giảm tới 3% lượng nước tiêu thụ [13,16] và giảm bài tiết ni-tơ khoảng 10% [17,18].

    Giảm protein thô trong khẩu phần ăn giúp tăng cường hiệu quả chăn nuôi gia cầm

    Giảm sản xuất nhiệt

     

    Stress nhiệt là một vấn đề lớn khi gia cầm được nuôi trong điều kiện nhiệt độ cao ở vùng ôn đới hoặc khí hậu nhiệt đới [19] trong đó có Việt Nam. Khẩu phần ăn đạm sản sinh ra lượng nhiệt lớn hơn so với khẩu phần ăn carbohydrate hoặc chất béo [20]. Do vậy, khẩu phần ăn thấp đạm là một phương pháp giúp giảm sản xuất nhiệt trao đổi sản sinh trong quá trình chuyển hóa đạm [21].

     

    Với gia cầm lấy thịt, stress nhiệt do khẩu phần ăn đạm cao sẽ gây bất lợi cho tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn [22]. Với gia cầm đẻ trứng, stress nhiệt có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ, chất lượng vỏ trứng, tỷ lệ chết cùng nhiều chỉ số khác. Việc giảm đạm thô kết hợp bổ sung đầy đủ, cân đối axit amin thiết yếu trong chế độ ăn ở gia cầm bị stress nhiệt có thể cải thiện hiệu suất chăn nuôi [23-25].

     

     Những điều cần lưu ý khi xây dựng chế độ ăn thấp đạm kết hợp bổ sung axit amin cho gia cầm

     

    Để giảm mức đạm thô trong thức ăn cho gia cầm, việc xác định được loại axit amin thiết yếu nào sẽ trở nên hạn chế trong khẩu phần ăn so với yêu cầu của gia cầm là cần thiết. Hàm lượng axit amin của đạm khác nhau giữa các loại nguyên liệu trong thức ăn chăn nuôi và có thể ảnh hưởng tới thứ tự giới hạn của các axit amin. Theo Corrent và Bartelt, Isoleucine trở thành axit amin giới hạn thứ 4 khi bột huyết được sử dụng trong công thức [26]. Trong khi đó Valine lại là axit amin giới hạn thứ 4 trong chế độ ăn dựa trên lúa mì hoặc ngô.

    Giảm protein thô trong khẩu phần ăn giúp tăng cường hiệu quả chăn nuôi gia cầm

    Giảm protein thô trong khẩu phần ăn giúp tăng cường hiệu quả chăn nuôi gia cầm

    Giảm protein thô trong khẩu phần ăn giúp tăng cường hiệu quả chăn nuôi gia cầm

    Tóm lại: việc xây dựng khẩu phần ăn giảm đạm thô kết hợp với việc bổ sung axit amin thiết yếu được coi là một phương pháp nhiều triển vọng để nâng cao hiệu xuất chăn nuôi gia cầm, mang lại lợi nhuận kinh tế cho người chăn nuôi cũng như giảm tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một tăng.

     

    TS Nguyễn Đình Hải

    Quản lý kỹ thuật và Marketing CJ Bio Việt Nam

    Email: [email protected]

     

    Tài liệu tham khảo

    1. Nguyễn Duy Hoan., Làm gì để nâng cao cạnh sức cạnh tranh? Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam. 10(10) pp. 20-21.
    2. Firman, J.D., Utilization of low protein diets for turkeys. BioKyowa Technical Review, 7.
    3. Van Harn, J., Dijkslag, M.A. and Van Krimpen, M.M., Effect of low protein diets supplemented with free amino acids on growth performance, slaughter yield, litter quality, and footpad lesions of male broilers. Poultry science, 98(10), pp.4868-4877.
    4. Ullrich, C., Langeheine, M., Brehm, R., Taube, V., Siebert, D. and Visscher, C., Influence of reduced protein content in complete diets with a consistent arginine–lysine ratio on performance and nitrogen excretion in broilers. Sustainability, 10(11), p.3827.
    5. Qaisrani, S.N., Van Krimpen, M.M., Kwakkel, R.P., Verstegen, M.W.A. and Hendriks, W.H., 2015. Dietary factors affecting hindgut protein fermentation in broilers: a review. World’s Poultry Science Journal, 71(1), pp.139-160.
    6. Apajalahti, J. and Vienola, K., 2016. Interaction between chicken intestinal microbiota and protein digestion. Animal feed science and technology, 221, pp.323-330.
    7. Shepherd, E.M. and Fairchild, B.D., 2010. Footpad dermatitis in poultry. Poultry science, 89(10), pp.2043-2051.
    8. Meda, B., Hassouna, M., Aubert, C., Robin, P. and Dourmad, J.Y., Influence of rearing conditions and manure management practices on ammonia and greenhouse gas emissions from poultry houses. World’s poultry science journal, 67(3), pp.441-456.
    9. Morse, D., Environmental considerations of livestock producers. Journal of animal science, 73(9), pp.2733-2740..
    10. Ferguson, N.S., Gates, R.S., Taraba, J.L., Cantor, A.H., Pescatore, A.J., Ford, M.J. and Burnham, D.J., The effect of dietary crude protein on growth, ammonia concentration, and litter composition in broilers. Poultry Science, 77(10), pp.1481-1487.
    11. Kamran, Z.A.H.I.D., Sarwar, M.U.H.A.M.M.A.D., Nisa, M.U., Nadeem, M.A. and Mahmood, S., Effect of low levels of dietary crude protein with constant metabolizable energy on nitrogen excretion, litter composition and blood parameters of broilers. Int. J. Agric. Biol, 12, pp.401-405.
    12. Belloir, P., Méda, B., Lambert, W., Corrent, E., Juin, H., Lessire, M. and Tesseraud, S., Reducing the CP content in broiler feeds: impact on animal performance, meat quality and nitrogen utilization. animal, 11(11), pp.1881-1889.
    13. Alleman, F. and Leclercq, B., Effect of dietary protein and environmental temperature on growth performance and water consumption of male broiler chickens.
    14. Hernández, F., Megias, M.D., Orengo, J., Martinez, S., Lopez, M.J. and Madrid, J., Effect of dietary protein level on retention of nutrients, growth performance, litter composition and NH3 emission using a multi-phase feeding programme in broilers. Spanish Journal of Agricultural Research, 11(3), pp.736-746.
    15. Francesch, M. and Brufau, J., Nutritional factors affecting excreta/litter moisture and quality. World’s Poultry Science Journal, 60(1), pp.64-75.
    16. Elwinger, K. and Svensson, L., Effect of dietary protein content, litter and drinker type on ammonia emission from broiler houses. Journal of Agricultural Engineering Research, 64(3), pp.197-208.
    17. Aletor, V.A., Hamid, I.I., Niess, E. and Pfeffer, E., Low‐protein amino acid‐supplemented diets in broiler chickens: effects on performance, carcass characteristics, whole‐body composition and efficiencies of nutrient utilisation. Journal of the Science of Food and Agriculture, 80(5), pp.547-554.
    18. Bregendahl, K., Sell, J.L. and Zimmerman, D.R., Effect of low-protein diets on growth performance and body composition of broiler chicks. Poultry science, 81(8), pp.1156-1167.
    19. Awad, E.A., Zulkifli, I., Farjam, A.S. and Chwen, L.T., Amino acids fortification of low-protein diet for broilers under tropical climate. 2. Nonessential amino acids and increasing essential amino acids. Italian Journal of Animal Science, 13(3), p.3297.
    20. Musharaf, N.A. and Latshaw, J.D., Heat increment as affected by protein and amino acid nutrition. World’s Poultry Science Journal, 55(3), pp.233-240.
    21. Awad, E.A., Zulkifli, I., Soleimani, A.F. and Aljuobori, A., Effects of feeding male and female broiler chickens on low-protein diets fortified with different dietary glycine levels under the hot and humid tropical climate. Italian Journal of Animal Science, 16(3), pp.453-461.
    22. Cheng, T.K., Hamre, M.L. and Coon, C.N., Effect of environmental temperature, dietary protein, and energy levels on broiler performance. Journal of Applied Poultry Research, 6(1), pp.1-17.
    23. McNaughton, J.L., May, J.D., Reece, F.N. and Deaton, J.W., Lysine requirement of broilers as influenced by environmental temperatures. Poultry science, 57(1), pp.57-64.
    24. Tarafdar, S.U., Pramanik, M.A.H., Basak, B., Rahman, M.S. and Biswas, S.K., A comparative study on the quality of Rasogolla made in laboratory and collected from local markets of Mymensingh, Bangladesh. Pakistan Journal of Nutrition, 1(3), pp.156-160.
    25. Zaman, Q.U., Mushtaq, T., Nawaz, H., Mirza, M.A., Mahmood, S., Ahmad, T., Babar, M.E. and Mushtaq, M.M.H., Effect of varying dietary energy and protein on broiler performance in hot climate. Animal feed science and technology, 146(3-4), pp.302-312.
    26. Corrent, E. and Bartelt, J., Valine and isoleucine: The next limiting amino acids in broiler diets. Lohmann Inf, 46, pp.59-67.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.