Để tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, ngành chăn nuôi của tỉnh sẽ phát triển theo quy mô công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh. Từ đó, tạo ra những sản phẩm có lợi thế về năng suất, chất lượng và giá trị. Tuy nhiên, đây vẫn là một bài toán khó của ngành nông nghiệp khi chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tới 96% và nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai các dự án chăn nuôi quy mô lớn.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh bàn giao lợn giống cho các hộ dân tham gia dự án “Hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn sinh sản an toàn sinh học” (thôn Hà Tranh, xã Cộng Hòa,TP Cẩm Phả), tháng 9/2021.
Đến hết năm 2021, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi toàn tỉnh tăng 7,6% so với năm 2020, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt mức 56%. Về tổng đàn: Đàn trâu đạt 29.010 con (bằng 88% so với năm 2020, đạt 89% so với kịch bản năm 2021); đàn bò trên 35.660 con (đạt 113% so với năm 2020, đạt 105% so với kịch bản năm 2021); đàn lợn là 276.200 con (đạt 102,5% so với năm 2020, đạt 92% so với kịch bản năm 2021); đàn gia cầm trên 4,2 triệu con (đạt 109% so với năm 2020, đạt 106% so với kịch bản năm 2021).
Mức tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2021, được cho là đã có sự chuyển biến rõ nét trong ngành chăn nuôi địa phương, nhất là về tổ chức sản xuất, tăng cường ứng dụng tiến bộ KHKT, đồng bộ trong sản xuất. Về tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đều đạt và vượt so với kịch bản tăng trưởng của ngành đặt ra từ đầu năm. Qua đó, đã đóng góp lớn vào đà tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.
Xác định chăn nuôi là ngành tiếp tục có vai trò quan trọng và nhiều dư địa để phát triển, ngày 1/11/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 214/KH-UB về phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đặt ra những mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2021-2025 như sau: Phát triển ổn định đàn trâu đạt 32.900 con; đàn bò 40.000 con; đàn lợn 420.000 con; đàn gia cầm 5,1 triệu con. Sản lượng thịt hơi đến năm 2025 đạt 124.000 tấn. Mức tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn trung bình đạt từ 3,5-4,5%/năm; nâng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt trên 60%. Mỗi địa phương có ít nhất một cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt 70%; hình thành được 4 chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh; xây dựng ít nhất một vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh cấp huyện.
Mô hình nuôi lợn áp dụng đệm lót sinh học bảo vệ môi trường của gia đình anh Vũ Văn Diên, khu Lâm Sinh 2, phường Minh Thành (TX Quảng Yên). Ảnh: Nguyễn Thanh
Cùng với những thuận lợi, ngành chăn nuôi hiện vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức để có thể đạt được mục tiêu đặt ra. Trong đó, phải kể đến dịch bệnh trên động vật vẫn có diễn biến phức tạp. Điển hình như năm 2021, toàn tỉnh ghi nhận 97 ổ dịch, tăng 2,7 lần so với năm 2020; bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn xảy ra, ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nguyên nhân dịch bệnh gia tăng là do các hộ dân chăn nuôi nhỏ dẫn đến việc các điều kiện về an toàn sinh học chưa được đảm bảo.
Bên cạnh đó, vướng mắc lớn nhất hiện nay đối với ngành chăn nuôi là các địa phương vẫn chưa quan tâm dành quỹ đất để xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, việc tháo gỡ các vướng mắc về đất đai chưa được triển khai rốt ráo. Dẫn đến chưa có nhiều dự án lớn được triển khai để hình thành khâu sản xuất theo chuỗi khép kín và quy mô công nghiệp. Thống kê cho thấy, trong 12 dự án của 11 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào các địa phương (Đông Triều, Hạ Long, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái và Ba Chẽ), thì mới có 2 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Tuy nhiên do nhiều vướng mắc về GPMB, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên đến nay chưa có dự án nào đi vào sản xuất.
Điển hình là Dự án khu chăn nuôi lợn giống, lợn thịt ứng dụng công nghệ cao tại xã Tràng Lương (TX Đông Triều). Theo thiết kế, dự án sẽ xây dựng trang trại chăn nuôi lợn giống, lợn thịt trên diện tích gần 80ha theo hình thức khép kín, ứng dụng công nghệ cao. Với công suất khoảng 3.600 con lợn giống và 36.000 con lợn thịt/lứa, đây hứa hẹn sẽ là dự án chăn nuôi lớn nhất miền Bắc. Tuy nhiên, do những vướng mắc liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư nên dự án vẫn chưa thể triển khai được. Điều này, đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu đặt ra của ngành trong phát triển đàn lợn. Trong khi đó, toàn tỉnh hiện mới chỉ có 3 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn, còn lại 80% số hộ nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đang nuôi với quy mô rất thấp, dưới 10 con/hộ.
Trang trại chăn nuôi bò của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Phú Lâm (TP Móng Cái).
Ông Trần Xuân Đông, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) cho biết: Đối với ngành chăn nuôi của tỉnh, nông hộ còn chiếm tỷ trọng lớn, tới 96%, rất khó sản xuất theo chuỗi giá trị. Chưa kể việc nuôi nhỏ lẻ sẽ luôn tiềm ẩn sự bấp bênh trong công tác tiêu thụ và kiểm soát an toàn dịch bệnh. Do đó, phải hoạch định các khu, vùng chăn nuôi tập trung và phải có các doanh nghiệp làm trụ đỡ để xây dựng chuỗi sản xuất khép kín, tạo đà phát triển cho cả vùng. Nhìn từ câu chuyện của Công ty TNHH Phú Lâm (TP Móng Cái) cho thấy, năm 2021, với tổng đàn bò duy trì thường xuyên từ 10.000-12.000 con (chiếm 35% tổng đàn bò của cả tỉnh), Công ty TNHH Phú Lâm đã tạo động lực tăng trưởng rất lớn cho ngành khi giúp chăn nuôi bò tăng 13%.
Ngoài những tồn tại trên, ngành chăn nuôi vẫn còn đối diện với những thách thức khác như: Khả năng cung ứng giống tại chỗ mới đạt 40-50% nhu cầu sản xuất; sản xuất chăn nuôi trang trại chưa gắn chặt với giết mổ tập trung; liên kết chuỗi từ sản xuất đến chế biến – tiêu thụ còn yếu; hệ thống tổ chức và năng lực quản lý ngành chăn nuôi còn nhiều bất cập. Do vậy, muốn đưa ngành chăn nuôi có bước phát triển cả về lượng và chất, dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, thì ngành nông nghiệp và các địa phương cần sớm giải quyết được những “điểm nghẽn” nói trên.
Tác giả: Hoàng Nga
Nguồn tin: Baoquangninh.com.vn
- phát triển ngành chăn nuôi li>
- gỡ điểm nghẽn li>
- lợn giống li>
- gia cầm li> ul>
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
- Mật ngọt từ ong dú
- Giá ngô tại Nga tăng mạnh do sản lượng thấp
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 03/10/2024
- FeedSchool 2024: Chiến lược giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở giết mổ nhỏ lẻ
Tin mới nhất
CN,06/10/2024
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
- Mật ngọt từ ong dú
- Giá ngô tại Nga tăng mạnh do sản lượng thấp
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 03/10/2024
- FeedSchool 2024: Chiến lược giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở giết mổ nhỏ lẻ
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất