[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhận thấy muôi hươu sao khai thác nhung và bán con giống mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ năm 2016, một số hộ nông dân các xã Trung Thành, Việt Lâm và Linh Hồ của huyện Vị Xuyên đã thành lập Hội liên kết nuôi hươu sao.
Hội được thành lập với 16 thành viên và 100 con giống ban đầu; hiên nay đã tăng lên 370 con. Theo đánh giá, nhận xét của các hộ tham gia liên kết chăn nuôi: Hươu sao là những loài động vật dễ nuôi, sễ chăm sóc và ít dịch bệnh so với các loài động vật nuôi thông thường. Bên cạnh đó, thức ăn của hươu chủ yếu là các loài cây, cỏ và các loài củ, hạt từ sản phẩm nông nghiệp và một số loại lá của cây rừng (do hươu sao là loài động vật hoang dã); do nuôi nhốt nên cần bổ sung thêm một số loài khoáng chất và muối ăn; muối ăn có thể hòa vào nước và vẩy vào cỏ hoặc hòa vào nước uống của hươu; ngoài ra có thể cho hươu ăn thêm cháo ngô, cháo cám, cháo gạo và thức ăn xanh ủ chua…. Trong khi đó, nhung của chúng hiện nay được bán rất chạy trên thị trường và có giá trị kinh tế cao.
Xuất phát từ thực tiễn đó, nên các hộ chăn nuôi đã thành lập Hội liên kết nuôi hươu sao. Việc thành lập Hội nhằm tạo ra hướng đi bền vững và hiệu quả trong quá trình từ tạo giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và đầu ra cho sản phẩm , chủ yếu là nhung và con giống.
Hươu cái mỗi năm đẻ 01 lứa và mỗi lứa đẻ 01 con; vì vậy, mỗi năm một con hươu sao cái chỉ đẻ được một con. Những con hươu đực được khai thác lấy nhung; mỗi năm, một con hươu sao đực có thể khai thác nhung bán được từ 17 – 20 triệu đồng; khối lượng nhung khai thác tăng theo độ tuổi của hươu đực; thời gian khai thác nhung của mỗi con đực có thể kéo dài trên 10 năm, hoặc để nuôi làm giống. Đối với những con hươu đực dùng làm giống thì không được khai thác nhung. Trung bình một con hươu đực có thể phối giống cho từ 7 – 9 con hươu cái. Mỗi cặp giống hươu sao (gồm 1 đực, một cái) có độ tuổi khoảng 6 tháng có giá từ 25 – 30 triệu đồng và sau 2 năm thì bắt đầu sinh sản hoặc cho khai thác nhung.
Chị Hoàng Thị Hạnh, một thành viên trong Hội liên kết chăn nuôi hươu sao tại xã Linh Hồ cho biết: Phát triển chăn nuôi hươu sao sẽ nhanh cho thu hồi vốn. Bên cạnh đó, đây là loài vật nuôi dễ chăm sóc, ít bị dịch bệnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Con cái sau khi mua về sau khoảng 2 năm là sinh sản và con đực sau 2 năm có thể cho khai thác nhung.
Trong những năm qua, các hộ tham gia mô hình kiên kết nuôi hươu sao tại 3 xã Trung Thành, Việt Lâm và Linh Hồ của huyện Vị Xuyên đã có nguồn thu nhập cao từ tiền bán nhung và bán con giống; có hộ cho thu nhập trên 230 triệu đồng mỗi năm. Đây có thể nói là mô hình liên kết chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện Vị Xuyên hiện nay cần được nhân rộng.
Theo ông Trần Văn Thành, Tổ trưởng Tổ liên kết chăn nuôi hươu sao xã Trung Thành: Việc thành lập Hội liên kết chăn nuôi hươu sao nhằm để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Ngoài ra, việc thành lập Hội còn giúp nhau về con giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, thời điểm khai thác nhung cho hiệu quả cao cũng như thị trường tiêu thụ. Mỗi năm, Hội đều tổ chức sơ, tổng kết nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm để giúp các thành viên phát triển mô hình ổn định và cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để phát triển nuôi hươu sao theo hướng bền vững, Hội cũng rất cần sự quan tâm và giúp đỡ của các ngành và các cơ quan chức năng để mô hình phát triển ổn định, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồng chí Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên cho biết: Mô hình liên kết chăn nuôi hươu sao của các hộ tại 3 xã Trung Thành, Việt Lâm và Linh Hồ là một trong những mô hình liên kết mang lại hiệu quả kinh tế cao; mô hình không những giúp các hộ liên kết chăn nuôi hươu sao nâng cao thu nhập từ tiền bán nhung và con giống mà còn giúp quá trình chăn nuôi của huyện phát triển theo hướng hàng hóa. Trong những năm qua, UBND huyện đã chí đạo cơ quan chuyên môn trợ giúp về kỹ thuật để các hộ chăn nuôi hươu sao của 3 xã phát triển ổn định và bền vững.
Phạm Văn Phú
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Giang
Phường Nguyễn Trãi thành phố Hà Giang
- mô hình liên kết nuôi hươu sao li>
- chăn nuôi hươu li>
- kỹ thuật nuôi hươu li> ul>
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
Tin mới nhất
T5,16/01/2025
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất