Tóm tắt
Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung bã sắn lên men (BSLM) vào khẩu phần ăn của lợn thịt. 144 lợn F1(LxY) có khối lượng trung bình từ 19,8-20,41 (kg) được phân bố ngẫu nhiên vào 4 lô thí nghiệm (ĐC, TN1, TN2, TN3) tương ứng với mức 0, 10, 20, 30% BSLM trong khẩu phần. Mỗi lô thí nghiệm 36 con với 12 con/ô thí nghiệm và lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy, ở TN2 (bổ sung 20% BSLM) có ảnh hưởng tốt nhất đến tăng khối lượng và chuyển hóa thức ăn của lợn thí nghiệm. Ở giai đoạn từ lúc bắt đầu thí nghiện đến 50kg và giai đoạn từ 50kg đến xuất chuồng, tăng khối lượng trung bình hàng ngày (g/con/ngày) tăng tương ứng 8,97 và 34,46% so với lô đối chứng. Tiêu tốn thức ăn ở 2 giai đoạn thí nghiệm tương ứng là 2,10 và 2,45kg TA/kg TKL. Việc bổ sung BSLM vào khẩu phần ăn không làm ảnh hưởng đến năng suất thân thịt.
Mở đầu
Mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu lương thực nằm ở tốp đầu thế giới, song ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta vẫn phải nhập khẩu 80-90% nguyên liệu thức ăn từ nước ngoài, dođó đã làm tăng giá thành sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh. Đã có nhiều nghiên cứu tận dụng phụ phẩm công nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, trong đó có nguồn phụ phẩm từ quá trình chế biến lương thực, thực phẩm như rơm rạ, bã sắn, lõi ngô, bã rong riềng…
Ở nước ta, do sắn không chỉ là nguồn lương thực, thực phẩm cho con người và gia súc mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng có giá trị cho các ngành công nghiệp khác như: dệt, ương thực, dược, chế biến nước giải khát, cồn… nên cây sắn đã và đang được trồng khắp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và cao nguyên Nam Bộ với tổng diện tích năm 2019 trên cả nước đạt 513 nghìn ha (Tổng cục thống kê, 2019). Chính vì vậy, lượng bã sắn trong quá trình sản xuất tinh bột sắn là khá lớn, trung bình khoảng 45% so với khối lượng sắn nguyên củ (Bùi Quang Tuấn, 2005).
Theo ước tính, khoảng 250-300 tấn củ tươi qua chế biếnsẽ tạo ra 1,6 tấn bột và thải ra 280 tấn bã có độ ẩm cao (85%) (Pandey và ctv, 2000). Phần lớn lượng bã sắn này được thải ra ngoài môi trường gây lãng phí và ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ một số ít được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng như nhiều phụ phẩm nông nghiệp khác, bã sắn thường có một số hạn chế như hàm lượng protein thấp, hàm lượng carbohydrate như polysaccharide không phải tinh bột (cellulose, hemicellulose, pectin và lignin) không tiêu hóa được và các chất kháng dinh dưỡng như cyanua, tannin và phytate lại tương đối cao (Aro, 2008). Do đó, khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi khả năng tiêu hóa thấp, lượng thức ăn ăn vào ít và giảm khả năng sản xuất của động vật. Việc chế biến bằng công nghệ lên men có thể chuyển bã sắn thành nguồn thức ăn chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nguyên liệu nhập khẩu là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tiếp theo các nghiên cứu liên quan đến lên men bã sắn đã thực hiện, nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung bã sắn lên men vào khẩu phần ăn đến năng suất chăn nuôi lợn thịt.
Kết luận
Mức sử dụng BSLM trong khẩu phần thức ăn đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn. Ở mức 20% BSLM cho hiệu quả tốt nhất, TKL cơ thể tăng 8,97 và 34,46% so với lô ĐC ở giai đoạn 20- 50kg và giai đoạn 50-xuất bán. TTTA ở giai đoạn 20-50kg và 50kg-xuất chuồng là 2,1 và 2,45. Sử dụng 20% BSLM trong khẩu phầnăn đã làm tăng KL móc hàm và KL thịt xẻ lên 11,15 và 11,19% so với lô ĐC. Các chỉ tiêu khác về năng suất thân thịt không có sự sai khác giữa các lô TN v à so với lô ĐC. Có thể sử dụng BSLM làm thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt để tăng hiệu quả chăn nuôi.
Dương Thu Hương1, Vũ Văn Hạnh2, Hà Xuân Bộ1 và Phạm Kim Đăng1*
1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2 Viện Công nghệ sinh học-Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam
* Tác giả liên hệ: PGS.TS. Phạm Kim Đăng, Trưởng Khoa Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Email: [email protected]
- lợn thịt li>
- bã sắn lên men li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất