Với tổng chi đến thời điểm hiện tại là 14.410.000 đồng, trong vài ngày tới ông Tốt sẽ xuất bán vịt, với giá bán hiện thương lái mua tại địa phương là 40.000 đồng/kg, như vậy ông sẽ thu về khoảng 23.670.000 đồng.
Mô hình nuôi vịt siêu thịt hiệu quả
Ông Nguyễn Văn Tốt ở ấp 4, xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long phấn khởi báo cáo về hiệu quả đạt được từ mô hình nuôi vịt siêu thịt an toàn sinh học, tại buổi hội thảo mô hình “Chăn nuôi vịt siêu thịt an toàn sinh học” do Trạm Khuyến nông huyện Vũng Liêm vừa tổ chức.
Ông Tốt cho biết, gia đình ông có 3 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào canh tác 4.000m2 đất vườn.
Tuy nhiên chi phí canh tác cao, lợi nhuận không lớn nên gia đình ông gặp nhiều khó khăn. Đến tháng 4/2016, gia đình ông được UBND xã giới thiệu dự án “Hỗ trợ phát triển chăn nuôi vịt siêu thịt qui mô nông hộ theo hướng an toàn sinh học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 – 2017” do Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long làm chủ đầu tư. Sau khi tìm hiểu, nắm rõ phương thức thực hiện của dự án, cũng như định mức đầu tư và hỗ trợ, ông đã tự nguyên viết đơn gởi Trạm Khuyến nông huyện đăng ký tham gia mô hình.
Cuối tháng 4/2016, cơ quan khuyến nông đã tiến hành thẩm định điểm và hộ gia đình ông được chọn là 1 trong 11 điểm thực hiện mô hình của dự án tại xã Tân An Luông.
Trước khi nhận vịt giống, ông được cán bộ kỹ thuật tập huấn về khâu chuẩn bị chuồng trại, cách làm đệm lót sinh học, giới thiệu một số giống vịt siêu thịt hiện có ở Việt Nam, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng vịt thịt từ 1 đến 75 ngày tuổi, cách ghi chép sổ tay, biện pháp phòng và trị một số bệnh trên vịt.
Đến cuối tháng 5/2016, gia đình ông nhận được vịt giống và thức ăn cho vịt theo định mức dự án hỗ trợ là 200 con và 340kg thức ăn hổn hợp, phần còn lại gia đình ông đối ứng.
Sau 2 tháng nuôi, ông cho biết vịt khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, tỷ lệ hao hụt 1% (do kẹt chuồng), số còn lại 98 con hiện đạt trọng lượng bình quân 3 kg/con. Với tổng chi đến thời điểm hiện tại là 14.410.000 đồng, trong vài ngày tới ông sẽ xuất bán, với giá bán hiện thương lái mua tại địa phương là 40.000 đồng/kg, như vậy ông sẽ thu về khoảng 23.670.000 đồng. Lợi nhuận ước tính đạt trên 9.200.000 đồng.
Ngoài lợi nhuận đạt được, ông còn rút ra một số kinh nghiệm để chăn nuôi đạt hiệu quả cao như: Trước tiên, phải hiểu được đặc tính của từng loại con giống, nắm vững quy trình chăm sóc nuôi dưỡng. Thứ hai, tuân thủ lịch tiêm phòng, sử dụng thức ăn đạt chất lượng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Thứ ba, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi riêng biệt. Đồng thời, cần chọn thời điểm nuôi phù hợp.
Ông Tốt cho biết thêm, sắp tới gia đình ông sẽ mở rộng chuồng trại, đầu tư xây dựng mô hình với quy mô lớn hơn, học hỏi thêm kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi vị… Ông hy vọng rằng kinh tế gia đình sẽ tăng cao hơn từ mô hình này.
Phan Mai A Đam
(Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam)
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li> ul>
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
Tin mới nhất
T2,24/03/2025
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Kiểm kê khí nhà kính để giảm phát thải chăn nuôi
- BAF khởi công xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ 3, công suất 300.000 tấn/năm
- Chăn nuôi thông minh: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giám sát dịch bệnh
- Ứng dụng vi sinh vật (Probiotics) trong xử lý chất thải chăn nuôi
- Nhập khẩu ngô 2 tháng đầu năm 2025 giảm cả lượng, kim ngạch và giá
- Bổ sung N-Carbamylglutamate (NCG) qua đường miệng giúp thúc đẩy tổng hợp protein trong cơ xương của heo con
- Toàn tỉnh có 947 cơ sở chăn nuôi thuộc diện di dời khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
- Xuất khẩu thịt bò và thịt cừu của Australia tháng 2/2025 đạt kỷ lục mới
- Những thách thức lớn trong thu thập dữ liệu chăn nuôi tại Việt Nam
- Nuôi gà ác cho nghe nhạc
- Nguyễn Văn Tám với mô hình chăn nuôi gà tự động
- Chàng trai người Thái làm giàu nhờ nuôi gà Mông đen
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất