Trong các ngày 18-19/9, tại Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ và Hội Chăn nuôi Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị Khoa học quốc tế Chăn nuôi và Môi trường lần thứ II (APE 2019).
Mục tiêu của APE 2019 nhằm trao đổi và chia sẻ những định hướng, chiến lược, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước về lĩnh vực chăn nuôi, thú y, môi trường; đồng thời thiết lập và xây dựng mối quan hệ giữa các viện/trường/cơ quan/doanh nghiệp để đẩy mạnh đào tạo/nghiên cứu phục vụ sản xuất, phát triển chăn nuôi trong xu thế hội nhập.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Ánh Tuyết – TTXVN
Phó Giáo sư Nguyễn Văn Đức (Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, chủ tọa Hội nghị) cho biết, APE 2019 tập trung vào 2 nhóm vấn đề: Chăn nuôi (di truyền-giống động vật, thức ăn và dinh dưỡng động vật, công nghệ sinh sản động vật, công nghệ sinh học động vật, tập tính và phúc lợi động vật, chất lượng sản phẩm động vật, khoa học thú y); Môi trường (quản lý và xử lí môi trường trong chăn nuôi, hệ sinh thái nông nghiệp, môi trường và biến đổi khí hậu).
Khái quát tổng quan về ngành Chăn nuôi hiện nay, Phó Giáo sư Nguyễn Văn Đức cảnh báo: Tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, cộng với sự xuất hiện ngày càng nhiều và diễn biến khó lường của dịch bệnh sẽ khiến ngành chăn nuôi Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh trên trường quốc tế. Trong khi đó, nông nghiệp vẫn đóng vai trò là ngành chủ chốt cho xuất khẩu những năm tới, khi thu về khoảng 42,2 tỉ USD. Do đó, cần tăng cường vai trò của hệ thống quản lý ngành chăn nuôi từ Trung ương đến địa phương nhằm đề ra các giải pháp đồng bộ, hỗ trợ hộ/doanh nghiệp chăn nuôi mở rộng quy mô, tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ. Có như vậy mới mong tiết giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, gia tăng năng lực cạnh tranh. Song song đó, cần kiểm soát hiệu quả các bệnh trên động vật (như bệnh miệng và chân, tả lợn châu Phi, Avian Influenz…).
Giáo sư Paul Oliver (Tổ chức Trao quyền cho người nghèo thông qua chương trình chuyển đổi chất thải, Hoa Kỳ) trình bày những phương cách chuyển đổi chất thải thành tài nguyên hữu dụng. Giải pháp được nhắc đến là hệ thống xử lý rác mang tên “Dải phân cách trung bình dày đặc tại CFF”. Hệ thống này cho phép sắp xếp và phục hồi dư lượng kim loại màu như nhôm, đồng, đồng thau, chì… từ vỏ nhựa ô tô hoặc máy hủy tài liệu… vốn được coi là những rác thải vô giá trị và gây ô nhiễm môi trường, mang lại doanh thu khoảng 1.000 USD/tấn.
Hơn thế nữa, cao su, bọt cao su và nhựa bị cô lập bởi hệ thống xử lý này có thể được tái sử dụng nhằm cung cấp năng lượng cho lò nung xi măng thay vì phải đốt nhiên liệu hóa thạch để làm xi măng. Hệ thống xử lý này cũng có thể được sử dụng đối với chất thải điện tử, chất thải phân hủy sinh học trong các hộ gia đình hay những nông hộ nhỏ. Theo đó, chất thải trong quá trình sinh hoạt hay chất thải từ chăn nuôi đều có thể được tái chế thành năng lượng hoặc phân bón.
Giáo sư Paul Oliver lấy ví dụ về sự lãng phí xương động vật khi được vứt vào bãi rác. Thay vào đó, có thể chọn giải pháp nghiền thành bột mịn và kết hợp với sinh khối nông nghiệp để viên lại thành cục. Những viên này sau đó khí hóa ở nhiệt độ cao để trở thành nguyên liệu than xương, bao gồm chất tricalcium phosphate có giá trị cao…
Ngoài ra, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước cũng trình bày, giới thiệu công trình nghiên cứu liên quan đến việc kết hợp chăn nuôi và bảo vệ môi trường. Đơn cử như: Sử dụng nước thải từ hầm ủ biogas cải thiện chất lượng nước ao nuôi cá trên đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Tận dụng Ni-tơ từ nước thải nuôi thủy san trồng rau hữu cơ; Ứng dụng vật liệu keo tụ điều chế từ hạt chùm ngây xử lý nước cấp sinh hoạt; Công nghệ sinh học-Giải pháp quan trọng giải quyết vấn đề môi trường và cuộc sống an toàn…/.
TTXVN/VNP
- Hội nghị li>
- hội nghị quốc tế li>
- Khoa học quốc tế Chăn nuôi li>
- Khoa học quốc tế li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất