[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, ngày 10/10/2019, Hiệp hội Thú y châu Á (Asia Animal Health Association) tổ chức Hội thảo về kinh nghiệm quản lý việc sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh trong chăn nuôi của các nước Đông Nam Á (ASEAN). Hội nghị có sự góp mặt của các nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên đại học và các công ty chăn nuôi, thú y và thức ăn gia súc, gia cầm đến từ các nước Đông Nam Á, bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Phillipines, Việt Nam, Malaysia…
Các đại biểu tham dự Hội thảo về kinh nghiệm quản lý việc sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh trong chăn nuôi của các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Giới thiệu về Hiệp hội Thú y Châu Á (AAHA)
Hiệp hội Thú y Châu Á (tên quốc tế là Asian Animal Health Association – AAHA) được thành lập từ 20 năm trước với các thành viên bao gồm các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực thú y, bao gồm: Bayer, Boehringer Ingelheim, CEVA, Elanco, MSD, Zoetis…
Các hoạt động của AAHA tại các nước Châu Á, chủ yếu tập trung vào thúc đẩy thương mại, hỗ trợ hài hòa các chính sách dựa trên cơ sở khoa hoa và ứng dụng các công nghệ mới. Nhiệm vụ mục tiêu đề chính của Tổ chức này nhằm mang lại giá trị cho cộng đồng tại khu vực Châu Á, bao gồm: bảo vệ sức khỏe cộng đồng và vật nuôi, chăm sóc thú cưng và vật nuôi khỏe mạnh, mang lại các lợi ích về sức khỏe cộng đồng thông qua nguồn cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật an toàn, nâng cao năng suất vật nuôi, cải thiện tính bền vững và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Hiện trạng sử dụng kháng sinh và vấn đề kháng kháng sinh trong chăn nuôi tại các nước Đông Nam Á
Như chúng ta đã biết, kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi hay trong nhân y với mục đích chính là chữa bệnh. Thực tế, hiện nay trên thế giới, kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi với 3 mục tiêu, bao gồm kích thích tăng trưởng, phòng bệnh và trị bệnh đối với các bệnh nhiễm khuẩn. Cơ thể động vật cũng có những chức năng sinh lý như con người và chúng có khả năng tuyệt vời trong việc tự phục hồi và tái tạo, hệ miễn dịch có khả năng tự chữa lành bệnh. Tuy nhiên, do nhiều tác nhân tác động như ô nhiễm môi trường, gốc tự do khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu hơn và cơ thể không đủ khả năng tự điều chỉnh, vì vậy chúng bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Việc tìm ra kháng sinh là bước tiến bộ vượt bậc của y học giúp cứu sống con người và động vật khỏi các bệnh do vi khuẩn gây ra. Cho đến nay, kháng sinh vẫn là con đường duy nhất để diều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra và chưa có giải pháp nào thay thế hiệu quả.
Cho đến nay, kháng sinh vẫn là con đường duy nhất để diều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra và chưa có giải pháp nào thay thế hiệu quả.
Nhằm tăng cường sức đề kháng của vật nuôi, người ta thường nói đến các giải pháp như tiêm vắc- xin đầy đủ, bổ sung thức ăn có đầy đủ dưỡng chất, kiểm soát chặt chẽ ký sinh trùng, thực hành an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh, chẩn đoán chính xác và thực hành chăn nuôi tốt và cuối cùng là trị bệnh khuẩn thì phải dùng thuốc kháng sinh. Trong nhân y, người ta thường tiến hành các bước để phòng và trị các bệnh nhiễm khuẩn bao gồm tiêm phòng vắc-xin, khử trùng (rửa tay, sát trùng…) và chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh đối với các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Việc sử dụng kháng sinh không đúng mục đích, không đúng liều và không đúng thời gian chỉ dẫn của bác sỹ đến tình trạng các vi khuẩn trở nên đề kháng với thuốc. Lạm dụng kháng sinh trong nông nghiệp cũng được xem là mối quan tâm hàng đầu trong các chính sách về giảm nguy cơ kháng kháng sinh của các Quốc gia trên Thế giới, Việt nam cũng không ngoại lệ. Đa số mọi người lo ngại rằng, đến một lúc nào đó, sẽ không còn vũ khí để tiêu diệt vi khuẩn và nguy cơ là con người và động vật có thể chết chỉ vì những vết thương đơn giản.
Chính vì thế, xu hướng hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã dần loại bỏ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cho mục đích kích thích tăng trưởng và tiến tới hạn chế sử dụng kháng sinh cho mục đích phòng bênh, cụ thể là với các nhóm kháng sinh quan trọng trong nhân y. Các quốc gia Đông Nam Á cũng đã và đang xây dựng, cải thiện các chính sách, cơ chế quản lý của mình để phù hợp với mục tiêu giảm nguy cơ kháng kháng sinh và an toàn thực phẩm.
Nội dung Hội thảo
Mục đích của Hội thảo nhằm tạo cơ hội trao đổi và chia sẻ một cách cởi mở về các chính sách và phát triển các khung pháp lý về quản lý sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi của các cơ quan quản lý và các chuyên gia đầu ngành tại một số quốc gia đi đầu của khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Hội thảo được tiến hành trong bối cảnh mà vấn đề bệnh dịch trên vật nuôi ngày càng trở nên trầm trọng gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi nói riêng và cho nền kinh tế của các nước nói chung. Các dịch bệnh mới bùng phát thường dai dẳng và rất khó không chế (điển hình như dịch tả lợn Châu Phi – ASF hiện vẫn còn đang rất khó khống chế ở Việt Nam).
Nội dung của Hội thảo tập trung vào chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính sách của các nước Đông Nam Á trong sử dụng và quản lý sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp cũng như chiến lược dài hạn trong phòng chống nguy cơ kháng thuốc trên động vật.
Chính sách của các nước Đông Nam Á trong việc quản lý sử dụng kháng sinh và chiến lược phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi
Hội thảo được nghe một số báo cáo của các nước về chính sách sử dụng kháng sinh và phòng kháng kháng sinh trong chăn nuôi, mỗi nước đều có những chính sách cụ thể và phù hợp với đặc thù ngành chăn nuôi riêng nhưng nổi bật lên mấy vấn đề sau:
– Giới thiệu về Hướng dẫn sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong chăn nuôi của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN);
– Thiết lập hệ thống giám sát kháng kháng sinh sử dụng phương thức tiếp cận Một Sức Khỏe (One Health);
– Các quy định trong quản lý sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và trong các cơ sở chăn nuôi cho các mục đích điều trị;
– Chính sách phòng chống dịch bệnh và quản lý sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi;
– Quy định riêng đối với nhóm thuốc cầu trùng – được xem là nhóm thuốc quan trọng trong chăn nuôi – thú y, đặc biệt quan trọng trong ngành chăn nuôi gia cầm;
– Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng kháng sinh một cách hợp lý và có trách nhiệm;
– Có chính sách trong cơ chế quản trị và duy trì các hoạt động liên quan đến phòng chống kháng kháng sinh.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi về các đề xuất trong vấn đề quản lý, hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á trong hành trình giảm nguy cơ kháng kháng sinh trong nông nghiệp, cụ thể là trong chăn nuôi. Các ý kiến chủ yếu tập trung vào các hành động thực tiễn trong quá trình áp dụng và thực hiện quy định về sử dụng kháng sinh cho mục đích điều trị trong chăn nuôi:
– Kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi phải theo kê toa của bác sỹ thú y: việc sử dụng thuốc kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi cần có ý kiến đề xuất từ thú y cơ sở và được giám sát chặt chẽ;
– Việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi cho mục đích điều trị chỉ được sử dụng trong theo thời gian nhất định và phải có thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ;
– Hạn chế sử dụng kháng sinh cho mục đích phòng bệnh, đặc biệt là với các nhóm kháng sinh quan trọng trong nhân y. Tuy nhiên, lộ trình này cần phải được xem xét cẩn trọng do đặc thù chăn nuôi của mỗi quốc gia là khác nhau, đặc biệt ở một số quốc gia khi mô hình chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ còn chiếm đại đa số, an toàn sinh học còn chưa cao;
– Khuyến khích việc áp dụng các giải pháp thay thế kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn như tiêm vắc- xin đầy đủ; bổ sung các chế phẩm lợi khuẩn để cải thiện đường ruột của vật nuôi, nâng cao sức đề kháng, thực hiện các giải pháp an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh, chẩn đoán chính xác và thực hành chăn nuôi tốt;
– Xem xét cho phép sử dụng các nhóm kháng vi sinh vật không quan trọng trong nhân y, chỉ dùng trên động vật và không có nguy cơ gây kháng thuốc trên người, đặc biệt với nhóm thuốc phòng bệnh cầu trùng;
– Các đại biểu cũng đóng góp ý kiến để có thêm nhiều buổi chia sẻ, trao đổi và hợp tác sâu hơn nữa để học hỏi lẫn nhau trong quá trình xây dựng các văn bản pháp lý về quản lý kháng sinh trong chăn nuôi cho phù hợp với đặc thù của các nước Đông Nam Á.
Trần Thị Mai Phương
– Hội Chăn nuôi Việt Nam
Vũ Thị Hải Đường – Công ty Elanco
Kiến nghị các nguyên tắc trong lộ trình giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi của Hiệp hội Thú y Châu Á (AAHA)
Là một thành viên của Tổ chức Sức khỏe cho Động vật (Health for Animals), Tổ chức Thú y châu Á giới thiệu lộ trình nhằm giảm thiếu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gồm 5 nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc 1: Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi vật nuôi theo phương pháp tiếp cận Một Sức Khỏe;
Nguyên tắc 2: Sử dụng kháng sinh một cách thận trọng và có trách nhiệm;
Nguyên tắc 3: Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và tăng khả năng tiếp cận các sản phẩm và giám sát dịch bệnh;
Nguyên tắc 4: Đầu tư phát triển các sản phẩm để phòng và trị bệnh;
Nguyên tắc 5: Nâng cao nhận thức, minh bạch và truyền thông.
- kháng kháng sinh li>
- kháng sinh trong tacn li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Như chúng tôi đã giải thích trong cuộc họp trước đây, khẩu hiệu của chúng tôi là “Không có kháng sinh” và một số công ty lớn nhất ở Ý sử dụng SANODYNA tại chỗ của chúng tôi và họ đã đạt được thành tích này. – 0969689538 Miss Han.