Công ty TNHH Koyu & Unitek (Khu công nghiệp Loteco, thành phố Biên Hòa) là doanh nghiệp (DN) tiên phong đầu tư chuỗi chăn nuôi khép kín đến giết mổ, chế biến thịt gà xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. DN này đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất để xuất khẩu sang nhiều thị trường khác.
Tham gia tốt thị trường xuất khẩu, DN phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe từ quy trình chăn nuôi, giết mổ đến chế biến theo chuỗi. Trong đó, Đồng Nai nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung, có nhiều lợi thế để DN này mở rộng đầu tư, xây dựng những vùng chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc.
Sẽ mở thêm thị trường xuất khẩu
Tổng giám đốc Công ty TNHH Koyu & Unitek Trần Nhơn Hiếu cho biết: “Từ năm 2017, DN bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm thịt gà chế biến vào thị trường Nhật Bản. Chúng tôi là DN đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu thành công các sản phẩm thịt gà chế biến vào thị trường khó tính này”.
Theo đó, Đồng Nai cũng là địa phương đi đầu trong xây dựng được vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đạt chuẩn thị trường xuất khẩu; chuỗi liên kết chăn nuôi đạt chuẩn xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản.
Chế biến thịt gà xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản tại Công ty TNHH Koyu & Unitek (Khu công nghiệp Loteco, thành phố Biên Hòa). Ảnh: B.Nguyên
Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát (huyện Long Thành) Lê Văn Quyết cho hay, hợp tác xã đã đi đầu ứng dụng công nghệ cao xây dựng chuỗi chăn nuôi gà theo chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong chuỗi liên kết có nhiều thành viên gồm DN cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, DN chế biến, xuất khẩu và các chủ trang trại chăn nuôi. Nhờ xây dựng được chuỗi liên kết, đầu ra của sản phẩm được bao tiêu với giá tốt nên thu nhập của người chăn nuôi luôn ổn định.
Từ quy trình chăn nuôi đến giết mổ, chế biến của Công ty TNHH Koyu & Unitek đều ứng dụng công nghệ hiện đại của Nhật Bản; tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản.
Sản lượng các sản phẩm gà chế biến xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đạt tăng trưởng tốt. Năm đầu tiên, Công ty TNHH Koyu & Unitek xuất khẩu được khoảng 200 tấn/tháng. Đến nay, sản lượng xuất khẩu tăng lên từ 300-350 tấn/tháng. Hiện trung bình mỗi tháng, DN giết mổ, chế biến khoảng 1 triệu con gà. Trong đó, sản lượng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm chế biến và hiện chiếm từ 20-25% tổng sản lượng sản xuất, còn lại chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Cũng theo ông Trần Nhơn Hiếu, năm 2024, tuy tình hình kinh tế chung có nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu của DN vẫn đạt mức tăng trưởng tốt. Kế hoạch của DN, sản lượng hàng xuất khẩu tăng thêm 10% so với năm ngoái. DN ngày càng đa dạng các sản phẩm chế biến. Hiện sản phẩm chế biến DN cung cấp cho thị trường xuất khẩu có khoảng 40 loại; thị trường trong nước có khoảng 10 dòng sản phẩm ướp sẵn, còn lại chủ yếu là bán sản phẩm tươi. DN đang tiếp tục đẩy mạnh đa dạng các dòng hàng chế biến để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ông Trần Nhơn Hiếu chia sẻ, DN đang có kế hoạch mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm thịt gà đi Hong Kong và các nước châu Âu. Theo đó, DN đang triển khai kế hoạch xây dựng thêm nhà máy giết mổ, chế biến tại Đồng Nai, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.
Có nhiều vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
Đồng Nai nói riêng, vùng Đông Nam Bộ nói chung, là khu vực trọng điểm của cả nước trong thu hút đầu tư chế biến các sản phẩm chăn nuôi cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong đó, nhiều tập đoàn, DN lớn đã đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu với quy mô lớn, đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính. Theo đó, đây cũng là khu vực các DN ưu tiên chọn lựa đầu tư phát triển vùng chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho hoạt động chế biến, xuất khẩu.
Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam (Khu công nghiệp Biên Hòa 2, thành phố Biên Hòa) đã thành lập công ty con là Công ty TNHH CPV FOOD tại tỉnh Bình Phước hoạt động theo chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn. Sản phẩm thịt gà của DN này đã xuất khẩu vào Nhật Bản và một số nước khác.
Hiện nay, Công ty TNHH Koyu & Unitek đang liên kết với 7 trang trại nuôi gà thương phẩm xuất khẩu tại Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với quy mô đạt 1,9 triệu con/lứa nuôi. Ngoài ra, DN có 2 trại sản xuất gà giống trên địa bàn Đồng Nai. Các trại nuôi này đều được Chi cục Thú y vùng VI (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) giám sát về thú y. Tất cả hệ thống chuồng trại chăn nuôi DN đang liên kết, bao tiêu đều nằm trong vùng an toàn dịch bệnh đạt chuẩn xuất khẩu.
Để thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, chế biến mặt hàng thịt gà xuất khẩu, Công ty TNHH Koyu & Unitek có nhu cầu giữ và mở rộng quy mô các vùng chăn nuôi tại khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, DN này đang gặp khó khăn vì hiện có 2 trang trại nuôi gà xuất khẩu trên địa bàn huyện Long Thành thuộc diện cơ sở chăn nuôi phải di dời theo quy hoạch của tỉnh Đồng Nai. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của DN.
Theo đại diện Công ty TNHH Koyu & Unitek, DN đang nỗ lực tìm các trại nuôi phù hợp cùng trên địa bàn Đồng Nai để thay thế các trang trại sẽ bị di dời. Tuy nhiên, việc tìm được trại nuôi mới đạt chứng nhận an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu rất khó khăn; trong đó có nguyên nhân quá trình thực hiện, đánh giá, cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh đạt chuẩn xuất khẩu cho trại nuôi cần nhiều thủ tục nên thời gian kéo dài. Vì vậy, DN lo bị gián đoạn nguồn nguyên liệu, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trước những kiến nghị của DN, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Lâm Sinh cho hay, quan điểm của tỉnh Đồng Nai là hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển. Hàng năm, tỉnh đều tổ chức các hoạt động đối thoại với DN, kịp thời nắm bắt và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ghi nhận những ý kiến phản ánh của DN và sẽ tiếp tục làm việc để hỗ trợ DN tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thời gian tới.
Bình Nguyên
Nguồn: Báo Đồng Nai
- gà xuất khẩu li>
- nuôi gà xuất khẩu li> ul>
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
Tin mới nhất
T5,03/10/2024
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất