Hơn 4 tháng nay, thịt lợn hơi liên tục giảm giá khiến các trang trại, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bị thua lỗ nặng.
Do lợn rớt giá khiến đàn lợn của gia đình anh Nguyễn Đức Trường, thôn Quảng Mản, xã Bình Khê (TX Đông Triều) bị lỗ nặng và khó tiêu thụ.
Không chỉ xuống giá thấp, việc tiêu thụ sản phẩm cũng rất khó khăn, trong khi đó giá nguyên liệu phục vụ sản xuất chăn nuôi không giảm đã và đang đẩy nhiều hộ nuôi rơi cảnh khó khăn.
Đến khu chăn nuôi tập trung tại thôn Quảng Mản, xã Bình Khê, TX Đông Triều một ngày giữa tháng 3-2017, chúng tôi thấy không khí ảm đạm, lo lắng đang bao trùm lên 10 hộ nuôi lợn tập trung tại đây. Sau hơn 2 năm chuyển vào khu chăn nuôi tập trung, các hộ đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng phát triển đàn lợn theo hướng nuôi công nghiệp trên quy mô lớn.
Thế nhưng, từ cuối tháng 10-2016 đến nay, giá thịt lợn hơi, lợn giống, lợn sữa… rớt giá liên tục (lợn hơi giảm từ 43.000 đồng/kg xuống còn 30.000-33.000 đồng/kg; lợn giống giảm 60.000 xuống còn 50.000 đồng/kg) khiến không ít các hộ chăn nuôi gặp khốn đốn.
Đầu năm 2015, thấy nuôi lợn hứa hẹn mang lại thu nhập cao, gia đình anh Nguyễn Đức Trường, hộ chăn nuôi tập trung tại thôn Quảng Mản đã đầu tư gần 6 tỷ đồng mở rộng chuồng trại chăn nuôi. Lúc đầu, giá lợn hơi tiêu thụ khá ổn định, dao động từ 40.000-45.000 đồng/kg nên gia đình tiếp tục nhân rộng đàn lợn nái, lợn thịt nhằm nhanh gỡ lại vốn.
Tuy nhiên, vào dịp cuối năm ngoái, giá lợn thịt bắt đầu lao dốc mạnh (có những đợt giá lợn chỉ còn 28.000-30.000 đồng/kg). Do giá lợn xuống nhanh và khó lường trước, khiến gia đình anh Trường không kịp trở tay.
“Chăn nuôi lợn nhiều năm nay nhưng chưa năm nào tôi thấy giá lợn lại trượt giá thê thảm đến vậy. Hiện, gia đình tôi còn gần 700 con lợn đến đợt xuất chuồng, nhưng nửa tháng nay chúng tôi gọi điện cho thương lái mà họ vẫn chưa thèm nhòm ngó đến. Trong khi đó, đàn lợn vẫn đang lớn nhanh, mỗi ngày gia đình tôi phải chi thêm hơn 2,5 triệu đồng tiền thức ăn chăn nuôi. Chưa hết, chúng tôi còn đang rơi vào cảnh “tiến thoái, lưỡng nan” khi nợ chưa trả xong, lợn khó bán, đàn lợn nái tiếp tục sinh sản, trong khi đó chuồng nuôi sắp quá tải do lợn thịt khó xuất được…” – anh Trường buồn bã nói.
Không riêng gì gia đình anh Trường, nhiều trang trại và các hộ nuôi lợn khác trên địa bàn tỉnh cũng đang lao đao trước cảnh lợn rớt giá, khó tiêu thụ được.
Bà Vũ Thị Thái, chủ trang trại lợn thương phẩm tại phường Hà An (TX Quảng Yên), chia sẻ: “Với chi phí sản xuất cao, lợn phải bán với giá từ 40.000 đồng/kg trở lên thì mới có lãi. Thế nhưng từ cuối năm 2016 đến nay, chúng tôi xuất chuồng hơn 1.000 con lợn phải chấp nhận bán với giá “bèo” 30.000-33.000 đồng/kg. Trung bình mỗi con lợn phải bù lỗ từ 1-1,2 triệu đồng. Giá đã thấp nhưng sức tiêu thụ cũng giảm.
Hiện gia đình tôi vẫn còn 700 con lợn chưa xuất chuồng được. Ngày nào tôi cũng gọi điện cho các thương lái hỏi giá cả xem như thế nào nhưng giá không nhích lên mấy. Cứ cái đà bán không được, giữ chẳng xong thế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trang trại. Chúng tôi chỉ dám sản xuất cầm chừng, không đầu tư nuôi nhiều nữa”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân chính khiến giá lợn rớt nhanh như vậy là do những năm gần đây, việc đầu tư phát triển các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, tập trung trên địa bàn tỉnh khá nhiều, khiến tổng đàn lợn có xu hướng tăng nhanh, cung vượt quá cầu.
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Quảng Ninh, hiện nay, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh hơn 417.000 con (tăng 2,6% so với cùng kỳ). Trong đó lợn nái 45.400 con (tăng 8,2% so với cùng kỳ).
Lợn thịt trên địa bàn tỉnh chủ yếu tiêu thụ vào các khu công nghiệp, công ty than và xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc mỗi ngày khoảng 100 tấn lợn hơi. Trong khi đó, với tổng đàn lợn hơn 417.000 con, trung bình mỗi ngày sản lượng lợn xuất chuồng cung cấp ra thị trường đạt gần 200 tấn. Thực tế, khi nguồn cung vượt quá cầu đã dẫn đến tình trạng thị trường lợn đã bão hòa khiến đầu ra khó tiêu thụ được.
Để giảm thiểu áp lực trên và đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương cần rà soát quy hoạch chăn nuôi lợn gắn với thị trường chung và tiềm năng của từng địa phương.
Hạn chế mở rộng quy mô đầu lợn trên địa bàn, nhất là đàn lợn nái; chuyển hướng nhanh sang thay đổi cơ cấu giống. Đồng thời, khuyến khích phát triển các giống cao sản và giống đặc sản phục vụ các loại hình chăn nuôi lợn theo các phân khúc thị trường khác nhau.
Bên cạnh đó, tỉnh còn chỉ đạo đa dạng hóa phương thức chăn nuôi, không quá chú trọng phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp, mà cần phát triển mô hình chăn nuôi lợn bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi hữu cơ. Đặc biệt, các địa phương cần quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung gắn với chế biến sâu, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị ngành hàng thịt lợn, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu…
Phạm Tăng
Nguồn: Báo Quảng Ninh
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li> ul>
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Bộ NN&PTNT: Chủ trương hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
Tin mới nhất
T6,13/12/2024
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Bộ NN&PTNT: Chủ trương hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất