Ở nước ta, trên 80% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, do vậy, giá luôn leo thang và ảnh hưởng mạnh đến ngành chăn nuôi.
Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 120 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp, trong đó 90 triệu tấn có thể sử dụng chế biến làm thức ăn cho vật nuôi. Tận dụng phụ phẩm này làm thức ăn là giải pháp giúp giảm chi phí chăn nuôi, đồng thời giảm lượng lớn rác thải ra môi trường. Với sự hỗ trợ của các chế phẩm sinh học, các chất dinh dưỡng, các hợp chất có hoạt tính sinh học trong phụ phẩm được ủ lên men và dưới tác dụng của các vi sinh vật có lợi làm gia tăng dinh dưỡng, vật nuôi hấp thu chuyển hóa tốt và tăng hiệu quả sử dụng.
Men vi sinh HAN-PROFEED của Công ty HANVET với công thức gồm các vi khuẩn nhóm lactic và nấm men được nghiên cứu tuyển chọn và sản xuất theo công nghệ lên men, đông khô hiện đại, tạo cho sản phẩm có tính ổn định cao, có thể bảo quản ở nhiệt độ thường. Sản phẩm đã được nghiên cứu đánh giá trên thực địa ở nhiều cơ sở chăn nuôi và được các chuyên gia chăn nuôi khuyên dùng.
HAN-PROFEED có tác dụng lên men, ủ chín thức ăn tinh và ủ chua thức ăn xanh, các các nguồn phụ phẩm như bột ngô, bột đậu tương, bã khoai mì, bã mía, cỏ, thân mày ngô, các loại rau, củ, quả… để làm thức ăn cho vật nuôi.
Dùng men vi sinh ủ chín giúp tận dụng được các nguồn thức ăn sẵn có như các loại cám, cơm, mỳ, rau, củ quả giá thành rẻ để thay thế thức ăn hỗn hợp. Ủ chua thức ăn xanh giúp dự trữ thức ăn trong thời gian dài, khắc phục thay thế thức ăn tươi khi mùa vụ khan hiếm hay vùng miền không trồng được thức ăn tươi. Vật nuôi ăn thức ăn ủ men giúp tăng cường tiêu hóa hấp thu, ức chế vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nâng cao sức đề kháng, kích thích sinh trưởng và giảm chi phí thú y.
Hơn 20 năm nuôi lợn, anh Thặng ở Cẩm Xá, Mỹ Hào, Hưng Yên từ khi biết và áp dụng quy trình lên men thức ăn dạng lỏng bằng men vi sinh HAN-PROFEED, anh đã tận dụng được các nguồn phụ phẩm rẻ tiền ủ làm thức ăn, mỗi lứa đều rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí thức ăn cho mỗi chu kỳ nuôi.
Các lứa lợn nhà anh Thặng ăn thức ăn lên men lỏng đều mau lớn, bóng đẹp
Thay vì dùng cám công nghiệp, anh Hoàng ở Yên Mỹ, Hưng Yên cũng sử dụng HAN-PROFEED ủ cám gạo, cám ngô tự chế, các lứa gà thịt của anh phát triển đồng đều, ít bệnh, lớn nhanh và luôn có lợi nhuận cao so với trước đây.
Trại gà anh Hoàng sử dụng thức ăn ủ ẩm bằng HAN-PROFEED
Để dự trữ, bảo quản được thức ăn, các trang trại bò sữa Mộc Châu sử dụng HAN-PROFEED ủ chua silage ngô làm thức ăn cho bò, thay thế rơm rạ vừa giàu dinh dưỡng và protein cao. Thân ngô ủ chua silage bằng HAN-PROFEED có mùi chua dịu nhẹ, màu vàng tươi, mềm, vị ngon, không thối hỏng, phù hợp khẩu vị của bò và nâng cao năng suất, chất lượng sữa, cũng như sức khỏe đàn bò.
Cỏ ủ bằng men vi sinh HAN-PROFEED tại Công ty giống bò sữa Mộc Châu
Dùng HAN-PROFEED lên men thức ăn có thể được làm một số cách như sau:
1. Lên men thức ăn dạng lỏng
Phương pháp này đơn giản, phù hợp cho cả chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi quy mô công nghiệp. Nguyên liệu là các phụ phẩm phong phú như bã đậu, bã sắn, cám, các loại rau, củ quả, thức ăn thừa… được lên men dạng lỏng dùng để nuôi lợn, bò, gà thả vườn, vịt ngan…
Tùy vào điều kiện thời tiết, mùa hè nhiệt độ trên 30oC chỉ 24 giờ sau, mùa lạnh thì sau 2 ngày thức ăn lên men sẽ có mùi thơm, vị thơm chua nhẹ có thể cho vật nuôi ăn.
Chú ý: Thùng/bể thức ăn lên men cần đậy kín tránh ruồi nhặng, côn trùng xâm nhập Mùa lạnh để nơi ấm, mùa hè nơi thoáng mát. Thức ăn lên men nên dùng hết trong 2-3 ngày.
1 kg HAN-PROFEED ủ cho 2 tấn thức ăn lỏng
Sau 24 giờ lên men, hàm lượng vi khuẩn lactic có lợi >10⁹ cfu/ml; pH <4.5; Coliform <10³ cfu/ml; nồng độ acid lactic >150 mmol.
Đàn lợn thí nghiệm có chỉ số tăng trọng hàng ngày (ADG) cao hơn 4,5% và tốn thức ăn (FCR) thấp hơn 0,11 so với lô đàn lợn đối chứng không bổ sung thức ăn lên men lỏng.
2. Lên men thức ăn dạng ẩm
Phương pháp này phù hợp với chăn nuôi gia cầm và tận dụng các loại cám gạo, cám ngô, đậu tương, bã đậu, bã sắn, rau củ nghiền… Các nguyên liệu được trộn đều với dịch men đến khi bột tơi đều, độ ẩm ở mức 45-50%. Các nguyên liệu được ủ trong bao nilon hoặc thùng, để hở 5-6 tiếng sau đó buộc hay đậy nắp kín rồi ủ nơi thoáng mát, khô ráo. Thức ăn lên men ẩm, chỉ cần ủ 1-1,5 ngày khi có mùi thơm, chua nhẹ có thể cho gia cầm ăn. Để tránh thức ăn bị mốc, ôi thiu, nên trộn ủ và dùng đủ hết trong 1-2 ngày. Không để các thùng, các bao đè lên nhau làm kìm hãm quá trình lên men.
So sánh tăng trưởng đàn gà nuôi bằng thức ăn ủ với men vi sinh HAN-PROFEED
3. Lên men thức ăn xanh
Thức ăn thô tươi xanh luôn có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thay thế đối với gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu, thỏ, hươu, nai. Do thời tiết và mùa vụ, để dự trữ, chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi trong những ngày đông khô hanh thiếu thức ăn xanh, người ta dùng HAN-PROFEED ủ chua thân ngô sẽ cho silage chất lượng cao, với mùi thơm nhẹ, dinh dưỡng tốt, dự trữ và củ động nguồn thức ăn cho động vật nhai lại. Sau 2-3 tuần ủ có thể cho gia súc ăn, đảm bảo dinh dưỡng và thời gian bảo quản 6-12 tháng.
Lưu ý: Ngô/cỏ được ủ trong bao hay hố đậy kín, rắc đều chế phẩm từng lớp và nén chặt, đậy kín tránh không khí, sau 15-20 ngày là có thể sử dụng. Thời gian bảo quản lên đến 1 năm mà không thay đổi chất lượng cỏ.
Các bước ủ cỏ/ngô bằng men vi sinh HAN-PROFEED
Theo dõi hàm lượng vi khuẩn có lợi & pH trong silage ủ HAN-PROFEED
Hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu ngô ủ bằng men vi sinh HAN-PROFEED ổn định đến 12 tháng (phân tích tại Khoa chăn nuôi, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam)
Để biết thêm chi tiết và hỗ trợ về sản phẩm, cách sử dụng và xử lý các vấn đề trong chăn nuôi, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh và kịp thời nhất.
Công ty HANVET
ĐC: KCN phố Nối A, p. Bần Yên Nhân, Tx. Mỹ Hào, T. Hưng Yên
- Website:http://www.hanvet.com.vn/
- Hotline: 078.249.2912
- men vi sinh li>
- pROFEED li> ul>
- Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y (VNUA): Khẳng định vị trí trong nghiên cứu khoa học và dịch vụ thú y
- Chitosan: Những ứng dụng trong chăn nuôi
- Cách phun tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi
- Cục Thú y: Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam không ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ thịt lợn
- Cargill khánh thành và bàn giao 5 điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc
- Dự báo cung cầu lúa mì thế giới niên vụ 2022/23
- Anh Phan Văn Sơn với mô hình nuôi le le đạt hiệu quả
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 2 tháng đầu năm 2023 đạt trên 129,4 triệu USD
- Gia cầm sẽ chiếm non nửa thị trường thịt toàn cầu vào năm 2031
- Mavin tiếp tục là Thương hiệu sản xuất trong nước tốt nhất của Auscham Việt Nam
Tin mới nhất
T7,25/03/2023
- Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y (VNUA): Khẳng định vị trí trong nghiên cứu khoa học và dịch vụ thú y
- Cách phun tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi
- Cục Thú y: Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam không ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ thịt lợn
- Cargill khánh thành và bàn giao 5 điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc
- Dự báo cung cầu lúa mì thế giới niên vụ 2022/23
- Anh Phan Văn Sơn với mô hình nuôi le le đạt hiệu quả
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 2 tháng đầu năm 2023 đạt trên 129,4 triệu USD
- Gia cầm sẽ chiếm non nửa thị trường thịt toàn cầu vào năm 2031
- Mavin tiếp tục là Thương hiệu sản xuất trong nước tốt nhất của Auscham Việt Nam
- Nga: Ngành gia cầm đặt mục tiêu tham vọng
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất