Phong Điền là địa phương đầu tiên và duy nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho người chăn nuôi mua bảo hiểm cho đàn bò của mình thông qua dịch vụ thú y, giúp người chăn nuôi giảm thiểu thiệt hại khi gặp rủi ro.
Bảo lãnh chuyện sống, chết cho bò
Sau bao nỗ lực cứu chữa, cuối cùng con bò đực nặng 220kg của ông Nguyễn Văn Thêm, trú tại thôn Vĩnh Nãy, xã Phong Hiền chẳng may bị chết. Nguyên nhân chết được xác định do các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng. Chỉ sau thời gian ngắn, ông Thêm được UBND huyện Phong Điền thanh toán 22 triệu đồng. Đây là số tiền bồi hoàn do trước đó ông Thêm đã mua bảo hiểm cho đàn bò của mình.
Ông Nguyễn Văn Thêm trò chuyện: “Năm 2014, qua tuyên truyền, vận động của cán bộ thú y, biết được chính sách của UBND huyện Phong Điền, tui bàn với vợ cần phải mua bảo hiểm cho đàn bò của mình. Có bảo hiểm, tui đỡ lo hơn mỗi khi bò đau ốm, bệnh tật, vì đã có cán bộ thú y thường xuyên tiêm phòng các loại vắc xin phòng, chữa bệnh cho đàn bò. Nếu bò chẳng may chết, tui được thanh toán một khoản tiền tương ứng với trọng lượng con bò”.
Biết được chủ trương, ông Nguyễn Ngọc Sở, trú thôn Trạch Phổ, xã Phong Hòa cũng quyết định mua bảo hiểm cho đàn bò 10 con của mình. Ông Sở chia sẻ “Đàn bò của tui chỉ có hai con bò đực giống, còn lại là bò cái sinh sản. Đây là tài sản lớn của gia đình. Từ ngày mua bảo hiểm, cán bộ thú ý thôn, xã quan tâm đến tiêm phòng, hướng dẫn kỹ thuật cần thiết cho người nuôi bò”.
Bà Nguyễn Thị Hương, trú thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương chia sẻ, tháng 6 năm 2015, bà vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền số tiền 35 triệu đồng để mua hai con bò cái. Nay hai con bò giống đẻ được thêm 1 con bê đực. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho bò gia đình không lo vì đã có bảo hiểm. Để có nguồn thức ăn thường xuyên cho bò, bà được cán bộ thú y thôn, xã hướng dẫn kỹ thuật trồng 330m2 cỏ VA06 (dạng cỏ voi). Phân bò hàng ngày thải ra, tui đem bón cho cỏ, nên chủ động được nguồn thức ăn cho đàn bò”.
Nếu xác định đúng nguyên nhân bò của nông dân chết theo những quy định thì sẽ được bồi thường 100% giá thị trường. Ảnh minh họa
Đồng hành cùng người chăn nuôi
“Dù không nhiều như những địa phương khác, nhưng trên địa bàn xã có 210 con bò; trong đó, chủ yếu là bò cỏ, bò lai chỉ có 70 con. Hiện xã có 12 hộ tham gia dịch vụ bảo hiểm cho đàn bò. Tuy tỷ lệ hộ mua bảo hiểm cho bò còn ít, nhưng ý thức của người nuôi bò cũng đã nâng lên đáng kể. Mới đây, gia đình ông Lê Văn Hậu, trú thôn Lương Mai chết 1 con bò đã được huyện bồi hoàn hơn 20 triệu đồng theo hợp đồng dịch vụ thú y”, ông Nguyễn Ngọc Giáo, Trưởng ban chăn nuôi Thú y xã Phong Chương tâm sự.
Theo ông Lê Văn Minh, Trưởng trạm Chăn nuôi – Thú y huyện Phong Điền, để tạo điều kiện thuận lợi, giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro cho người chăn nuôi bò, UBND huyện đã thành lập ban điều hành dự án phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn huyện do Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách kinh tế làm trưởng ban, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện làm phó ban thường trực.
Nếu xác định đúng nguyên nhân bò của nông dân chết theo những quy định thì sẽ được bồi thường 100% giá thị trường. Mỗi năm, ngân sách huyện chi khoảng 400 triệu đồng để trả cho những trường hợp có bò chết và đầu tư các dịch vụ hỗ trợ người dân chăn nuôi bò. Đến nay, toàn huyện có 536 con bò đã được người dân mua bảo hiểm, với giá 270.000 đồng/con/năm. So với tỷ lệ tổng đàn bò trên toàn huyện thì số bò tham gia bảo hiểm dịch vụ thú y còn khiêm tốn. Nguyên nhân, do nhiều hộ chăn nuôi bò còn chủ quan, lơ là trong việc đăng ký các dịch vụ thú y cho đàn bò, chưa thấy được lợi ích lâu dài. Thời gian tới, công tác tuyên truyền phải được đẩy mạnh hơn nữa để người dân hiểu hơn những lợi ích khi tham gia dịch vụ thú y cho đàn bò.
Ông Nguyễn Bá Huy, cán bộ phụ trách chăn nuôi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền cho biết, mô hình mua bảo hiểm cho đàn bò của huyện có ưu điểm ở chỗ, người chăn nuôi hoàn toàn tự nguyện và họ có quyền quyết định mức giá cũng như các yêu cầu của mình. Người chăn nuôi không chỉ được bảo hiểm một loại bệnh, mà tất cả các loại bệnh thông thường khác, kể cả khi bò chết. Tuy nhiên, để loại hình dịch vụ này phát triển hơn nữa phải làm sao để nông dân thấy được quyền lợi chính đáng khi tham gia và quan trọng hơn là cơ chế, chính sách giải quyết khi xảy ra rủi ro phải đơn giản, gọn nhẹ.
Theo ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, việc mua bảo hiểm cho đàn bò là một trong những giải pháp đột phá của huyện trong việc nâng cao chất lượng, phát triển số lượng đàn bò, hướng đến việc xây dựng thương hiệu bò Phong Điền. Hiện tổng đàn bò của Phong Điền khoảng 6.400 con.
Mô hình mua bảo hiểm cho đàn bò thông qua hợp đồng dịch vụ thú y đã được triển khai ở một số tỉnh, thành trong cả nước. Đến nay, Phong Điền là địa phương đầu tiên của Thừa Thiên Huế thực hiện. Từ khi triển khai dịch vụ mua bảo hiểm cho đàn bò đã có 12 con bò bị chết được UBND huyện Phong Điền chi trả cho người dân, với số tiền từ 10 triệu đến hơn 33 triệu đồng/con.
Anh Phong
Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất