[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mặc dù đã có sự mở cửa ngắt quãng trong xã hội và nền kinh tế thế giới sau sự suy thoái bởi cuốn tiểu thuyết mang tên Covid–19, nhưng còn rất lâu nữa để đưa việc kinh doanh trở lại guồng quay cũ trên toàn cầu. Đối với ngành dinh dưỡng chăn nuôi nói riêng, các nhà phân tích đang nhìn thấy một trạng thái “thiết lập sau đại dịch” trong suy nghĩ của người tiêu dùng.
Theo Sabria Zettell, Quản lý dịch vụ dinh dưỡng và kỹ thuật tổ chức hệ thống sinh học Canada: “Trước đây, chúng ta rất ít khi được nghe các thông tin về xu hướng sử dụng nguồn protein từ thực vật, cung cấp chất dinh dưỡng và protein chất lượng cao với chi phí hợp lý”.
Theo Meagan Nelson, Phó Giám đốc nhóm chiến lược và phát triển tại Nielsen, xu hướng sử dụng protein từ động vật của người tiêu dùng sẽ phải mất từ tám tháng đến một năm để có thể khôi phục lại mức bình thường trước khi dịch xảy ra và có một số sẽ không bao giờ khôi phục được lại.
Tác động của COVID-19 đến sản xuất thức ăn chăn nuôi
Mặc dù ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã có những triển vọng mạnh mẽ vào đầu năm, nhưng do tác động của việc các nhà máy chế biến, đóng gói buộc phải đóng cửa vì dịch Covid-19 và các yếu tố liên quan khác như việc chọn lọc vật nuôi chắc chắn sẽ có tác động đến sản lượng sản xuất thức ăn của các nhà máy.
“Trong khi tăng trưởng ròng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi được lên kế hoạch dự kiến sẽ thấp hơn dự báo tăng trưởng trước đại dịch” theo Dipak Roda, Phó chủ tịch phát triển thị trường và kinh doanh Enzyme Innovation. “Chuỗi cung ứng chậm lại ở cả thịt và thức ăn, cũng như lượng tiêu thụ thấp tại các cửa hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, có thể làm giảm sự sáp nhập của chúng trong 12 tháng tới. Từ đó dẫn đến sự chậm lại trong nhu cầu và sản xuất thức ăn tổng thể”.
Các nhà phân tích không muốn dự đoán mức độ tác động của Covid-19 về protein động vật và sản xuất thức ăn chăn nuôi,ước tính sẽ thay đổi khi các ngành khác hoàn toàn ổn định.
Mark Lyons – chủ tịch và CEO Alltech cho rằng: “Rất nhiều người thấy rằng chúng ta sẽ khôi phục (trạng thái bình thường) vào cuối quý 3, và sẽ trở lại 100% trạng thái ban đầu trong quý 4.
Thay đổi nhu cầu khách hàng là cần thiết
Trong thời điểm khó khăn cho cả chăn nuôi và gia cầm như hiện nay, các đại diện của ngành kinh doanh thức ăn chăn nuôi đã thay đổi cách thức tư vấn về vai trò dinh dưỡng. Thay vì tư vấn giúp tăng tỉ lệ tăng trưởng và tăng năng suất, thì bây giờ họ tập trung quan tâm vấn đề duy trì sức khỏe vật nuôi, đặc biệt là sinh sản.
“Các nhà sản xuất thức ăn dành sự quan tâm ưu tiên đến hệ miễn dịch, sức khỏe và an toàn của động vật hơn năng suất và lợi nhuận” Dipak Roda chia sẻ thêm. “Họ đang tìm kiếm các chất phụ gia thức ăn phù hợp đặc biệt là khi đã nhận thức rõ hơn về kỹ thuật và chiến lược để quản lý sức khỏe vật nuôi.”
Khách hàng đang cố gắng cắt giảm chi phí
“Các nhà chăn nuôi đang phải vật lộn với tình trạng thừa cung” Louis Russell, chủ tịch APC cho biết. “Khi điều này xảy ra, giá trị sản phẩm của họ giảm xuống và họ bắt đầu loại bỏ các nguyên liệu với chi phí cao để ổn định giá thành”.
Kery Kefaber- Chủ tịch hiệp hội phát triển sản phẩm và sức khỏe động vật tin rằng ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi sẽ hướng tới sự đơn giản và linh hoạt: “Tôi nghĩ rằng sẽ có một cuộc chuyển giao cơ bản giữa lao động,quản lý cung ứng và các sản phẩm. Đây là xu hướng sản xuất thức ăn theo hệ thống, thương hiệu độc đáo và sử dụng các thành phần thức ăn thích hợp. Tôi chắc rằng nó sẽ trở thành một mục tiêu dài hạn, nhưng trước mắt, mọi người đang quan tâm nhiều về chi phí, tính sẵn có và hiệu quả. Các nhà sản xuất sẽ phải tìm kiếm một quy trình đơn giản hóa để thúc đẩy sản xuất hiệu quả”.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cũng đã tạo ra cho các nhà cung ứng cơ hội được hỗ trợ khách hàng của họ ngoài việc hỗ trợ thúc đẩy bán các sản phẩm trong kinh doanh. “Trong thời điểm này, những nhóm có mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng sẽ giúp được họ rất nhiều, nó tạo ra mối liên kết gần gũi hơn giữa nhà cung ứng và khách hàng của họ”.
Cơ hội và thách thức
Trong nửa cuối năm 2020, các nhà sản xuất thức ăn sẽ phải đối mặt với một thử thách để vực dậy việc kinh doanh và bù đắp tổn thất. Cũng theo Dipak Roda: “Điều này cho phép các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi có cơ hội chuyển đổi mô hình kinh doanh dựa vào việc tạo ra các sản phẩm hiệu suất cao, đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng”.
“Tôi thực sự nghĩ rằng nhỏ và nhanh có thể đáp ứng nhu cầu ngay tại thời điểm này và mang lại nhiều cơ hội hơn” Lyons cho biết. “Đối với các nhà sản xuất thức ăn nhỏ, có lẽ sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơ nqua các quan hệ đối tác với các nhà sản xuất tại địa phương và việc tạo ra nhiều hơn những cửa hàng mới cho các sản phẩm chính là cơ hội của các công ty ngay bay giờ. Bạn biết đấy, lớn không phải lúc nào cũng chiến thắng, trong những trường hợp như thế này cần phải có phản ứng nhanh”.
Kefaber tin rằng, kỉ nguyên mà Covid-19 tạo ra đã tạo cơ hội cho các công ty thể hiện cam kết của mình với khách hàng qua việc hỗ trợ,chứng minh độ tin cậy và tăng cường nỗ lực an toàn sinh học của công ty.
Ở một số thị trường, đây cũng là cơ hội để các nhà sản xuất có thể dành thị phần. Rob Patterson- Giám đốc kĩ thuật tổ chức hệ thống sinh học Canada nhận định: “Các nhà sản xuất Bắc Mỹ có thể có được cơ hội tiếp cận thị trường lớn hơn, vươn tới một số quốc gia ở châu Á đang phải vật lộn để sản xuất đủ số lượng thịt do các nhà máy ngừng hoạt động bởi dịch Covid-19. Ngoài ra khi Brazil đang tập trung đấu tranh với đại dịchcovid-19 thì đây là cơ hội vàng để tận dụng khi nguồn cung ở thị trường châu Á đang giảm”.
Russell cũng lưu ý rằng, việc thiếu container có sẵn cho các lô hàng quốc tế đã đặt ra một thách thức đáng kể. Vấn đề này là do việc đóng cửa văn phòng chính phủ, khiến việc lấy chữ ký trên chứng từ xuất khẩu trở nên khó khăn.
Nhìn chung, các bên liên quan trong ngành công nghiệp thức ăn rất lạc quan về triển vọng sản xuất thức ăn chăn nuôi và áp dụng các khoản cho vay được trong suốt đại dịch để cải thiện hiệu quả dài hạn và cải thiện chuỗi cung ứng.
Lan Anh
biên dịch từ Feedstragety
- covid li>
- Ngành sản xuất thức ăn li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất