“Chăn nuôi an toàn sinh học” là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của vật nuôi với các mầm bệnh. Các mầm bệnh (các vi sinh vật gây bệnh) có rất nhiều trong môi trường. Chúng sống và phát triển mạnh trong những điều kiện nhất định về nhiệt độ và ẩm độ. Chúng cũng dễ dàng bị tiêu diệt khi gặp điều kiện bất lợi. Vì vậy, để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh, đảm bảo “chăn nuôi an toàn” cần xây dựng chương trình vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và các dụng cụ chăn nuôi. Chương trình vệ sinh, sát trùng cần phải bao gồm tất cả các khu vực trong, ngoài chuồng nuôi kể cả khu vực bảo quản thức ăn và tất cả các dụng cụ chăn nuôi. Tần suất áp dụng tùy thuộc vào quy trình và phương thức chăn nuôi. Cần có sổ sách theo dõi ghi chép chương trình vệ sinh, sát trùng (thời gian, loại thuốc, nồng độ pha …).
1. Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng
– Phải luôn luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn. Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella.
– Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt.
– Phải để khô hoàn toàn vì vi sinh vật gây bệnh không thể sống trong môi trường khô.
2. Quy trình vệ sinh, sát trùng
Bước 1– Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa
Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi…
Bước 2 – Rửa sạch bằng nước
Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe …), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.
Bước 3 – Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy
Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.
Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng
Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc
Lưu ý thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng. Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.
Bước 5 – Để khô
Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.
- Tiến tới nêu rõ tiêu chí cho trang trại trước khi tiêm vacxin Dịch tả lợn châu Phi
- Biến thể của virus gây Dịch tả heo Châu Phi ở Trung Quốc
- Hiện trạng nuôi dưỡng lợn cái hậu bị giống ngoại trong điều kiện chăn nuôi trang trại
- Yếu tố dẫn tới đẻ khó và biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật trên bò cái sinh sản
- HÀ NỘI: Giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2018
- Ứng dụng công nghệ nano trong chăn nuôi và thú y
- Nuôi lợn không có kháng sinh. Làm thế nào?
- Một vài lưu ý khi sử dụng vacxin
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Tiến tới nêu rõ tiêu chí cho trang trại trước khi tiêm vacxin Dịch tả lợn châu Phi
- Biến thể của virus gây Dịch tả heo Châu Phi ở Trung Quốc
- Hiện trạng nuôi dưỡng lợn cái hậu bị giống ngoại trong điều kiện chăn nuôi trang trại
- Yếu tố dẫn tới đẻ khó và biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật trên bò cái sinh sản
- HÀ NỘI: Giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2018
- Ứng dụng công nghệ nano trong chăn nuôi và thú y
- Nuôi lợn không có kháng sinh. Làm thế nào?
- Một vài lưu ý khi sử dụng vacxin
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất