Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao… đó là những món lễ vật mà Vua Hùng đã “ra giá” để Sơn Tinh và Thủy Tinh “rước” được Mỵ Nương về làm vợ. Ngày nay, trong những con vật đó, con gà chín cựa đã chính thức bước ra từ truyền thuyết, trở thành con làm giàu cho bà con nông dân ở quê hương đất Tổ và nhiều vùng khác.
Ở nơi cùng trời cuối đất Tổ có một bản nhỏ của bà con người Dao đang sở hữu giống gà quý 9 cựa. Tương truyền đây là giống gà mà vị thần núi Sơn Tinh đã cất công lên tận đất này mang về cầu hôn nàng Mỵ Nương. Giống gà này được người dân bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ xưng tôn là “gà chúa” hoặc “chúa gà”…
Anh Din chăm sóc đàn gà 9 cựa. Ảnh: Quang Tuấn
Bí ẩn gà chín cựa
Bản Cỏi nằm giữa vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Sơn, giờ không còn heo hút như những năm trước đây nữa. Con đường bê tông xuyên rừng, uốn lượn như dải lụa mềm nối bản Cỏi với trung tâm xã. Trong cái rét tê tái cuối năm, ông Đặng Vĩnh Phúc ngồi co ro bên bếp lửa. Ở nơi góc núi xó rừng này, mùa đông luôn khắc nghiệt, chẳng ai rời được bếp lửa trong những ngày mưa đông rét buốt. Vốn là người hiếu khách, trước lúc vào chuyện, ông Phúc đã hạ lệnh cho con cháu “tiễn” một chú gà trống 8 cựa để khoản đãi khách.
“Muốn hiểu vì sao gà 9 cựa đắt khách và quý đến nhường nào thì phải một lần được thưởng thức thịt của chúng mới cảm nhận hết được” – ông Phúc hồ hởi.
Tan tuần trà cũng là lúc đứa cháu của ông Phúc bưng lên mâm thịt gà bốc khói nghi ngút. Thịt gà chặt miếng vuông vức tựa như những chiếc bánh đậu xanh của đất Hải Dương. Lá chanh thái chỉ rắc lên mâm thịt tựa như làn sương mỏng manh nơi cuối rừng. Đôi chân của chú gà trống 2 năm tuổi được để trên cùng.
Đôi chân gà cứng, mỗi chân có 4 cái cựa nhọn hoắt như răng lợn lòi vẫn giữ nguyên cái dáng vẻ oai phong. Chẳng thế mà bà con người Dao nơi đây thường gọi giống gà này là “gà chúa” hoặc “chúa gà”. Mùi thịt gà thơm phức hòa quyện với hương rừng thoang thoảng đưa khiến mấy vị lữ khách chẳng thể kiểm soát được tuyến nước bọt, đành nuốt khan chờ chủ nhà làm lễ.
Người miền ngược thịt gà và bày biện rất kiểu cách, ở góc mâm có mấy cái đĩa lá vả nhỏ bằng cái chén con đựng muối dổi. Giống dổi thơm ngon được ông Phúc cất công gửi mua tận vùng Lạc Sơn của xứ Mường từ đầu tháng 9.
Người dân ở Xuân Sơn, Phú Thọ khoe sản phẩm gà chín cựa đặc sắc. Ảnh: Zing.vn
Sau cái lễ tạ ơn thần rừng, thần đất đã ban cho thức ăn, ban cho sự sống này, ông Phúc mời khách nhập mâm. Người Dao hiếu khách nên gà không bày ra đĩa như người dưới xuôi mà bày cả vào một mâm, mang đặc tính cộng đồng. Mọi người cùng ngồi xung quanh mâm cơm, dùng tay lấy thức ăn, không phân biệt sang hèn. Riêng đôi chân quý, ông Phúc nâng niu như vật báu và để chúng sang một bên mâm. Xuýt xoa trong cái lạnh của miền sơn cước, cầm miếng thịt gà thơm phức sau bao mong đợi, các cơ quan giác quan của tôi như được phen “tổng động viên”. Vừa đưa miếng thịt vào miệng mà đã cảm nhận được cái vị ngọt mềm, thơm của thịt gà, thoang thoảng mùi hạt dổi.
Bữa cơm giữa rừng còn có “pho sử sống” của người Dao là già làng Bàn Văn Tình như tăng thêm phần thi vị. Thứ rượu ngô thơm nứt chai được lên men bằng gần trăm loại lá rừng lần đầu tiên tôi được thưởng thức. Từng giọt rượu như ngấm sâu vào mao mạch trong cơ thể. Khẽ đặt chén rượu bên mâm, già Tình mở lời, rằng “người Dao sống nhờ rừng và thác cũng ở rừng”.
Già Tình kể, cách đây khoảng 20 năm, bà con thấy một con gà rừng khá lạ. Lông nó màu trắng toát, tiếng gáy gần giống gà nhà và bay như chim. Đặc biệt, chân giống gà này có 9 ngón, chen chúc trên khẩu chân ngắn và rất nhỏ. Sau đó con gà rừng đạp mái với cánh gà nhà sau vườn và gà nhà ấp trứng nở ra giống gà có 8 cựa, tuy chúng ăn khỏe nhưng lớn rất chậm, con nào con nấy chỉ đến khoảng hơn 1kg là dừng lại.
Nói về giống gà quý này, già Tình là chuyên gia số một. Già bảo, gà 9 cựa chân to, chắc và mọc đều 3, 4 cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng. Đặc biệt, cựa trên cùng hoàn toàn chỉ là sừng, cong vút như lưỡi câu liêm hay nanh lợn rừng. Gà có đầy đủ 9 cựa thì khá hiếm và rất quý, chủ yếu là gà 7-8 cựa. Gà 9 cựa từ khi còn nhỏ đã có thể nhận thấy rõ các cựa ở khuỷu chân, mỗi bên có thể mọc từ 3-4 cựa tùy vào thời gian gà trưởng thành.
Trong cùng một lứa gà, không phải lúc nào cũng có thể nhân được giống gà 9 cựa, có con chỉ có 7 hoặc 8 cựa, có con không có cựa nào. Gà nhiều cựa có 2 dòng, mỗi chân có 3 cựa hình tam giác gọi là lục đinh, còn mỗi chân có 5 cựa nhưng 1 cựa lép chính là giống 9 cựa. Loại này cựa hình tròn chứ không phải tam giác. Gà giống 9 cựa đất thủy tổ là 1 con gà chọi chính cống với đặc điểm hiếu chiến và hung dữ. Giống gà này có khả năng kháng bệnh rất tốt, chúng cũng rất khôn, có thể trông nhà thay… chó. Gà 9 cựa thông minh tới mức có thể trông nhà khi chủ đi vắng, chúng cũng chỉ ăn ngô, ăn thóc như giống gà khác.
Một con gà chín cựa được nuôi dưỡng thành công tại Công ty gà giống Dabaco Bắc Ninh. Trung bình mỗi con gà này có giá từ 4-5 triệu đồng.
Ông Nguyễn Hoàng Nguyên- Giám đốc Công ty TNHH Gà giống Dabaco (Bắc Ninh) cho biết: “Giống gà chín cựa này đã được chúng tôi lai tạo thành công, có ý tưởng bắt nguồn từ truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”. Hẳn người dân đất Việt nào cũng biết tới vị thần Tứ Bất Tử oanh liệt của Việt Nam sống ở thời Hùng Vương. Nhờ trí thông minh, văn võ song toàn đã tìm được “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” dâng lên Vua Hùng để lấy được nàng Công chúa Mỵ Nương”.
Ông Nguyên cũng khẳng định: “Chúng tôi đã thành công trong việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ hiện đại, lai tạo, nhân giống nguồn gen “Giống gà nhiều cựa” kết hợp cải tiến nâng cấp chất lượng và giữ gìn tinh hoa của giống gà quý hiếm này, tạo ra một nguồn giống mới mang thương hiệu Gà Sơn Tinh – gà chín cựa. Đây là giống gà quý hiếm, hội tụ đầy đủ tinh thần văn võ song toàn bằng chiếc mào của Lạc Hầu và đôi cựa của Lạc Tướng, nhằm phục vụ nhu cầu của người dân, thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và góp phần xây dựng văn hóa tâm linh của người Việt ngày một sâu đậm hơn”.
Kể về việc nuôi gà chín cựa này, ông Nguyên cho biết: Gà phải được chọn lựa giống tốt, nuôi hàng năm trời, nhưng có khi cũng chỉ được 6,7,8 cựa; tỷ lệ gà đạt đúng 9 cựa không phải là cao, bởi còn phụ thuộc vào nguồn gen, rồi đặc điểm sinh trưởng của từng con gà. “Sản phẩm này, chúng tôi nuôi chủ yếu để bảo tồn nguồn gen, chứ không thể thương mại hóa được, vì số lượng gà đạt tỷ lệ 9 cựa rất thấp”- ông Nguyên nói.
Trong khi đó, theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng: Gà nhiều cựa nuôi chăn thả như gà ta. Chúng rất chịu khó đi kiếm ăn suốt từ sáng sớm tới tối mịt. Điều kiện nuôi nó đơn giản hệt như nuôi gà ri. Nếu nuôi bình thường, sau 5-6 tháng, con trống có thể nặng 7-8 lạng và con mái được 6-7 lạng. Lúc này gà trống đổi màu cho sặc sỡ hơn và bắt đầu biết gáy. Còn con mái cũng tơ vương chuyện nhảy ổ và thích cặp kè với gà trống hơn.
Một đàn gà chín cựa được nuôi tại Bắc Ninh.
“Anh em cho biết, với gà nhiều cựa, khả năng bay của chúng khỏe hơn gà thường. Tính hoang dã có lẽ vẫn còn nên nó lủi rất nhanh khi gặp kẻ thù. Gà nhiều cựa hung dữ hơn các loại gà khác. Khi gặp những chú gà “ngoài tộc họ”, nó sẵn sàng lao vào ác chiến. Càng nhiều cựa, đá càng khỏe, trận mạc tơi bời! Phần thắng bao giờ cũng thuộc về gà nhiều cựa”, ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, có lẽ tự hào với nòi giống nên gà nhiều cựa ít giao du với các loài gà khác. Nó chỉ đạp những con mái trong dòng tộc. Khả năng cận huyết có thể làm cho số lượng của chúng giảm dần. Vì vậy, anh em trong công ty đã phân lập theo các dòng để tránh hiện tượng cận huyết. Họ đã tạo ra những đàn gà nhiều cựa khỏe mạnh, lớn nhanh, mẫu mã hấp dẫn. Để nhớ lại thuở xưa, công ty đã đặt tên cho giống gà này là “Sơn Tinh”. Tôi hy vọng, gà Sơn Tinh sẽ sớm có mặt trong đàn gà của bà con ta.
H.Đ
Nguồn: Báo Dân Việt
- giỗ Tổ li>
- gà chín cựa li>
- giỗ tổ Hùng Vương li>
- nuôi gà chín cựa li> ul>
- Giá heo hơi hôm nay 9/10: Ba miền tiếp tục giảm sâu, thấp nhất cả nước 69.000 đồng/kg
- Chiến dịch sử dụng “đội quân gà” diệt châu chấu ở Trung Quốc
- Chó ốm thời 4.0
- Lên Mộc Châu thử làm nông dân chăn nuôi bò sữa
- Động vật cũng tự tử như con người
- Chú heo biết vẽ tranh phong cách Picasso
- Chợ bò Mèo Vạc – “Điểm nhấn” trên Cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang
- Năm Tuất – những cái nhất của loài chó
- Cảnh đẹp tựa thiên đường ở Nhật Bản vào mùa hoa anh đào nở
- Tròn mắt ngắm cặp chân khủng của “vua gà” Đông Tảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất