[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chìa khóa thành công của chăn nuôi là áp dụng đồng bộ các biện pháp về An toàn sinh học (Biosecuirity ) – ATSH phòng ngừa, ngăn chặn không để dịch bệnh tấn công, lây lan, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Chăn nuôi đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm
Hơn thập kỷ qua, ngành chăn nuôi nước ta liên tục phải đối mặt với những đợt dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, như: dịch lở mồm long móng (LMLM), dịch tả lợn cổ điển (DT), tai xanh (TX), tụ huyết trùng (THT), E. Coli dung huyết, cúm gia cầm (AI), và gần đây là dịch tả lợn châu phi (ASF). Nhiều đợt dịch kéo dài, gây chết hàng loạt gia súc gia cầm, tổn thất nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và kinh tế xã hội. Dịch cúm A, H5N1 năm 2004 gây rối loạn kinh tế xã hội và hàng triệu gia cầm (cả gà, vịt, ngan, bổ câu, cút) bị tiêu hủy, hàng trăm trại chăn nuôi bị xóa xổ, rất nhiều chủ hộ trắng tay và ngập trong nợ nần. Bão dịch tai xanh đã tàn phá ngành chăn nuôi lợn vào những năm 2008-2010, làm cho ngành nuôi lợn ở nước ta bị khốn đốn trầm trọng nhiều năm ròng. Bệnh LMLM luôn tiềm tàng và nổ ra khắp các vùng trong cả nước trên trâu, bò, lợn, dê, cừu… Đặc biệt gần đây, dịch tả lợn châu Phi (ASF), một bệnh cực kỳ nguy hiểm, đã tàn phá, gây thiệt hại vô cùng to lớn đến ngành chăn nuôi lợn. Còn rất nhiều các bệnh truyền nhiễm khác trên gia súc, gia cầm, nếu chúng ta không có các biện pháp phòng chống tích cực và hữu hiệu, nguy cơ chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng nề, không thể phát triển bền vững.
Một trang trại heo tại Đồng Nai thực hiện biện pháp phun khử trùng trong chuồng trại (Ảnh: Lê Quyên)
Chăn nuôi ở nước ta phần lớn là phân tán, nhỏ lẻ. Gần đây, đã có nhiều cơ sở chăn nuôi tập trung với số lượng khá lớn gia súc, gia cầm. Đặc biệt, một số công ty FDI đã “xuất khẩu” chăn nuôi sang nước ta, biến nước ta thành “trại lợn”, “trại gà” với hàng trăm triệu gà, hàng triệu lợn, hưởng ưu đãi dễ dãi về môi trường, công lao động rẻ… Tất cả những bất cập đó đã tạo “một mớ hỗn độn” của chăn nuôi Việt Nam. Từ đó, công tác kiểm soát và khống chế dịch bệnh là vô cùng khó khăn. Dịch bệnh vật nuôi có thể nổ ra bất cứ lúc nào, bất cứ đâu, khắp các mùa vụ.
Việt Nam đã có Luật thú y và Luật chăn nuôi. Đây là các Luật cơ bản liên quan đến ngành chăn nuôi, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường cũng như an toàn thực phẩm… Từ đây, chăn nuôi là một hoạt động sản xuất kinh doanh CÓ ĐIỀU KIỆN, buộc các doanh nghiệp, chủ hộ chăn nuôi phải đăng ký, đủ điều kiện chăn nuôi và được phép của nhà quản lý, đồng thời bị kiểm soát.
Qua các vụ dịch cho thấy, hầu hết các cơ sở chăn nuôi lớn không/ít bị “dính” dịch, do áp dụng chặt chẽ quy trình kỹ thuật, ATSH, tiêm phòng vacxin đầy đủ và kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng, cách ly tốt, tiêu độc khử trùng định kỳ, xử lý chất thải chăn nuôi đúng quy trình… Trong khi đó, do không thực hiện tốt ATSH nên hầu hết chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ và cơ sở chăn nuôi nhỏ bị thiệt hại nặng nề thậm chí dẫn đến phá sản.
Một khi đã chăn nuôi tập trung thì ATSH phải đi trước một bước và là điều kiện tiên quyết, quyết định thành bại trong chăn nuôi.
Bệnh dịch phải có 3 yếu tố cấu thành:
1, Mầm bệnh (VSV): virut (VR), vi khuẩn (VK), nấm mốc (NM), trùng nguyên sinh (TNS), ký sinh trùng (KST)…
2, Thú mẫn cảm: Vật nuôi.
- Đường lây truyền: Thức ăn, nước uống, không khí, người, xe cộ, dụng cụ, côn trùng, chuột, bọ, chim trời…
ATSH là phải được làm đồng bộ, đảm bảo 3 yếu tố cơ bản trên bằng cách:
- Diệt hay làm yếu, hạn chế số lượng, độc lực của mầm bệnh: Diệt mầm bệnh (VSV) tại ngay trong con bệnh, từ xác chết, môi trường… qua dọn vệ sinh, thu gom, xử lý mầm bệnh (phân, rác, nước tiểu, độn chuồng, nước rửa, xác chết…); thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường, phương tiện, dụng cụ, người, nước uống, diệt côn trùng, chuột, chim trời …
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể vật nuôi qua chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, hạn chế stress tác động…
- Cắt đứt đường lây truyền mầm bệnh đến vật nuôi từ thức ăn, nước uống, không khí, côn trùng, ruồi muỗi, con người, phương tiện, cách ly chuồng trại xa khu dân cư, đường giao thông, nguồn lây nhiễm…
Nếu diệt được mầm bệnh, cắt đứt đường lây truyền và sức đề kháng tốt… thì không có phát sinh bệnh.
Diệt mầm bệnh bằng nhiều cách: cơ học, lý học, hóa học, sinh học…
- Cơ học: Vệ sinh, thu dọn phân, rác, nước tiểu, xác chết, chôn… cắt đứt tiếp xúc nguồn nhiễm…
- Lý học: Đốt, đèn khò, nước sôi, ủ, ánh nắng, tia chiếu…diệt VSV.
- Hóa học: Hóa chất tẩy uế môi trường, không khí, vật dụng, phương tiện…
- Sinh học: Hầm biogas, ủ kín nóng, vi khuẩn cạnh tranh…
Dùng các HÓA CHẤT tiêu diệt mầm bệnh tại các ổ dịch, môi trường, chuồng nuôi, đường đi, xe cộ… là một trong những biện pháp hàng đầu để ngăn chặn lây lan, phân tán mầm bệnh.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của hóa chất tiêu độc khử trùng
- Nồng độ: Nồng độ cao thì diệt; thấp – ức chế; quá thấp – không tác dụng, nhờn.
- Loại VSV: VK, VR, NM, TNS, KST và trạng thái VSV (sống, noãn nang, nha bào, cấu tạo vỏ…). Thể sống thì mẫn cảm, thể sinh dưỡng (nha bào, bào tử) và một số virut, vi khuẩn có vỏ (capsulae) chống chịu tốt.
- Thời gian tiếp xúc: Càng lâu càng tốt.
- Nhiệt độ môi trường: Nhiệt càng cao tác dụng càng nhanh, mạnh và ngược lại (ảnh hưởng của sáng/trưa/chiều/tối/nắng/râm).
- Môi trường: Hiện diện chất hữu cơ, rác, phân, nước tiểu, máu, mủ, chất bẩn… ngăn cản tác dụng (vệ sinh trước!).
- pH môi trường và nước pha: Nước sạch, pH, độ mặn…
Một thuốc tiêu độc khử trùng lý tưởng phải có:
1. Hoạt lực mạnh/cao: Tốt nhất là giết/diệt VSV.
2. Phổ tác dụng rộng: Cả VK, VR, NM, TNS, nha bào, KST…
3. An toàn:
- Cho người, vật nuôi và môi trường.
- Có thể phun trực tiếp lên con vật sống.
- Không mùi, màu, không gây han rỉ.
4. Tác dụng nhanh, kéo dài: Tác dụng ngay, kéo dài, nhưng dễ phân hủy.
5. Giá cả hợp lý và dễ sử dụng
Rất nhiều loại hóa chất từ dạng khí, dạng lỏng, dạng rắn, chất ô-xy hóa mạnh; các hợp chất hữu cơ, vô cơ, kiềm cao, acid thấp đến vôi bột, vôi tôi, nước vôi… được sử dụng rộng rãi khử trùng tiêu độc trong y tế, gia dụng, chăn nuôi thú y hay xử lý môi trường. Đại diện như:
- Dạng khí: O2, O3, KMnO4 + Formol (khí dung, phun xịt không gian kín)
- Các loại cồn: Cồn Ethanol 70o, Cồn Isopropanol 70o…
- Aldehyd: Formaldehyd (Formol/Formalin), Glutaraldehyd, Acetaldehyd.
- Hợp chất giải phóng Cl2 và O2 trong môi trường nước:
- NaClO, NaOH, Ca(ClO)2; anolyte (NaCl + NaClO);
- Chloramin (nước uống), Chloramin-T. Iodine (I2, PVP Iodine, Iodophor)
- H2O2; khí O3, KMnO4,CH3COOH, KClO3
- Perfomic acid, Virkon
- Phenol: Cresol (cresyl), Phenol, Chlorocresol…
- Acid, kiềm:
- Các acid pH <3, diệt VSV: HCl, H2SO4, H3PO4; boric, acetic, benzoic, salicylic acid.
- Các chất kiềm pH >9, diệt VSV: NaOH, KOH, Ca(OH)2
- Chất diện hoạt: Các hợp chất NH4 bậc 4 (BKC, BKA), các chất tẩy rửa.
- Halogen và các hợp chất của nó:
- Iod (I2 – Iodine): là chất sát trùng, tẩy uế tốt nhất, an toàn nhất do phổ rộng, mạnh và diệt tất cả VK, VR, TNS, nha bào, NM, cả KST. Ít độc với mô sống, không gây đau: Han-Iodine 10%, Bentadin, Iodine
- Clo (Cl2 – Chlorine): phổ tác dụng rộng, trực tiếp với VK, VR, nha bào và TNS… Chloramin-T (Hanmid), Chloramin-B, CaCl2, Vôi bột Ca(ClO2), NaClO.
Để có tác dụng mạnh, phổ rộng bao trùm và đa dụng, người ta sử dụng phối hợp hai hay nhiều thành phần các hợp chất tương hợp về hóa-lý, như:
- Hanlusep BGF: gồm Benzakonium chlorid + Glutaralaldehyde + Formaldehyde.
- Hankon WS (như Virkon): hỗn hợp của Potassium monopersulfat + Natri dodecyltazen sulfonat + Malic acid và Sulfamic acid
- Iocid-30: gồm Iodine + Sunphoric acid và Phosphoric
Những vấn đề cơ bản của ATSH trong trại chăn nuôi
Chuồng trại được xây dựng ở nơi độc lập, cách ly xa khu dân cư, đường xá. Trại được phân khu riêng, cách biệt cho từng đối tượng nuôi. Tường xây kín xung quanh cao trên 1,8-2 m. Cổng ra vào có bốt và người gác 24/24. Có hố sát trùng (xe, giầy, người) với Hanlusep BGF tỷ lệ 1:50 và được thay/bù cứ 3 ngày/lần +10-20%. Kiểm soát, ghi chép người, xe ra vào, phun tiêu độc khử trùng xe cộ, dụng cụ vào/ra trại.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho vật nuôi là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, là khâu quan trọng, quyết định trong phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tiêm đúng kỹ thuật, đúng lứa tuổi vật nuôi, tiêm tất cả gia súc gia cầm trong đàn và thực hiện tái chủng đúng quy định. Bắt buộc, với:
- Đàn lợn: Vacxin LMLM, Dịch tả, Tai xanh, Tụ huyết trùng, Tobacoli, Phó thương hàn, Đóng dấu.
- Trâu, bò, dê, cừu: Vacxin LMLM, Tụ huyết trùng.
- Gà: Vacxin Newcatle (LaSota, ND hệ I), Gumboro, Cúm, IB, ILT.
- Vịt: Vacxin Dịch tả vịt, Viêm gan virut, Cúm.
- Chó, mèo: Vacxin Dại, Care, Parvo, Lepto
Quản lý chặt chẽ người ra vào trại: Tuân thủ vệ sinh, tắm rửa, thay quần áo, ủng, mũ, khẩu trang chuyên dùng đã được khử trùng Hankon WS (1:100-200), đi qua hố nhúng giầy Hanlusep BGF (lệ 1:50), sát trùng tay Cồn 70)…
Khách thăm quan (chỉ khi không có dịch!) phải được sự đồng ý của lãnh đạo và áp dụng mọi biện pháp về ATSH như nhân viên trại.
Áp dụng nguyên tắc “All In – All Out”. Sau khi xuất hết, chuồng nuôi được dọn sạch sẽ từ nền, tường, trần, mái, để trống một thời gian ít nhất 1 tuần. Trước khi nhập đàn mới phải vệ sinh, phun tiêu độc Han-Iodine 10% hay Hankon WS, Hanlusep BGF (1:25-50)
Rắc vôi bột khắp các lối đi, xung quanh trại mỗi tuần 2 lần.
Tẩy uế, tiêu độc định kỳ (khi không có dịch) mỗi tuần 2-3 lần bằng Hankon WS hay Hanlusep BGF (1:250). Khi có dịch phun Iocid-30 (1:100-180), hoặc Han-Iodine 10%, Hanlusep BGF (1:25), mỗi ngày 1 lần khắp trong và ngoài trại. Các loại hóa chất tiêu độc khử trùng cần luân chuyển xen kẽ 3-4 loại khác nhau để tránh bị nhờn thuốc.
Diệt côn trùng (ruồi, muỗi, ve, rận…), chuột, chim trời… các vật truyền lây mầm bệnh: phun thuốc diệt trừ côn trùng định kỳ mỗi tuần một lần hay khi chúng xuất hiện, khi có dịch trong trại và khu vực xung quanh: Hantox-200 (1:100-200), Hantox Aerosol, Han-Cytox 10SC, Han-Pec 50EC
Diệt chuột bằng đặt bẫy, bả. Xua đuổi chim trời.
Cấm xe ngoài vào trại. Xe cộ ra vào phải sạch và buộc phải phun khử trùng kỹ trong, ngoài với Hanlusep BGF hay Hankon WS (1:100-200) và đi qua hố sát trùng với Hanlusep BGF (1:50) hoặc Iocid-30.
Dụng cụ, thiết bị chăn nuôi trước khi đưa vào trại phải được khử trùng và trong quá trình sử dụng định kỳ vệ sinh, cọ rửa, ngâm khử trùng dung dịch Hanlusep BGF hoặc Hankon WS (1:100) hay phơi nắng.
Thức ăn từ nhà máy đảm bảo tươi, chất lượng, bảo quản khép kín, tránh ẩm, nóng, tiếp cận của chim, chuột, mối, mọt.
Nước uống hay dùng tắm, rửa trại, rửa dụng cụ, phải từ nguồn nước giếng khoan hay nước máy sạch đã qua khử trùng bằng Chloramin (10 g/1 m3), Han-Iodine 10% (1:3000) hay Hankon WS (1:1000) trong 24 giờ rồi dùng, hoặc xử lý qua đèn UV. Nước luôn trong hệ thống kín, không bị ô nhiễm từ ngoài. Tuyệt đối không dùng nước bề mặt.
Phân, rác, độn chuồng và nước thải chăn nuôi phải được thu gom triệt để và xử lý bằng qua các công nghệ, hầm biogas hay đóng đống, ủ nóng kín.
Xử lý xác chết bằng nhiệt, hầm biogas hoặc chôn sâu, rắc vôi bột, Hanlusep BGF (1:25), Iocid-30 (1:150-100).
TS.Nguyễn Đức Lưu,
Phó Tổng Giám đốc Công ty Hanvet
Một khi trong trại hay quanh vùng xuất hiện dịch bệnh, áp dụng ngay mọi biện pháp nghiêm ngặt về ATSH, nhân viên cắm trại 100% cho đến khi công bố hết dịch, nghiêm cấm người thăm quan. Hãy là người chăn nuôi thông thái, áp dụng các biện pháp ATSH và quy trình chăn nuôi chặt chẽ, chủ động phòng chống bệnh cho đàn vật nuôi hiệu quả và chăn nuôi có lãi, bền vững. HANVET luôn đồng hành và giúp nhà chăn nuôi thành công! Hãy gọi điện cho chúng tôi để tư vấn kỹ thuật và cung cấp các giải pháp cho bạn!
- an toàn sinh học li>
- chăn nuôi an toàn sinh học li>
- hanvet li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất