[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi không sử dụng kháng sinh là điều rất cần được khuyến khích, nhân rộng và là xu thế tất yếu, nhưng việc này không hề dễ dàng trong điều kiện chăn nuôi, khí hậu ở Việt Nam. Bởi lẽ, tại Việt Nam, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tới 47% sản lượng thịt, nên việc loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi, nhất là ở quy mô nông hộ thực sự là bài toán nhiều thách thức.
- Bio-Bacimax (Bacillus Amyloiquefaciens): Giải pháp cho chăn nuôi không kháng sinh
- Ba mẹo giúp quản lý tốt hệ thống chăn nuôi không kháng sinh
- 7 lưu ý trong chăn nuôi không kháng sinh, chưa tính đến chất phụ gia
Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng ông Ngô Quốc Cường, CEO – Founder Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học R.E.P (R.E.P Biotech) xung quanh vấn đề này.
Ông Ngô Quốc Cường, CEO –Founder Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học R.E.P
Là một người hoạt động lâu năm trong ngành chăn nuôi, ông đánh giá như thế nào về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay tại Việt Nam?
Việc sử dụng kháng sinh ở Việt Nam đang có một bước tiến mới: có kiểm soát và hướng đến sử dụng tối đa một loại kháng sinh.
Tuy nhiên, hiện tại nhà chăn nuôi vẫn còn rất nhiều thói quen sử dụng kháng sinh bằng cảm tính và không có công cụ đo lường. Mặc dù đại đa số nhà chăn nuôi đều ý thức rằng việc lạm dụng kháng sinh thực sự không tốt nhưng vẫn đang sử dụng chưa có định lượng, chưa sử dụng đúng kháng sinh cũng như chưa cụ thể hóa, đặc biệt là trong nền chăn nuôi công nghiệp như hiện tại.
Việc sử dụng kháng sinh như hiện nay có tác động như thế nào đối với ngành chăn nuôi và sức khỏe con người, thưa ông?
Thật ra câu chuyện về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là không thể phủ nhận, vì kháng sinh có tác động và vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh giúp tăng năng suất cho vật nuôi.
Việc lạm dụng kháng sinh không kiểm soát đối với ngành chăn nuôi sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng kháng kháng sinh trong cơ thể vật nuôi. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi, tăng chi phí thú y, giảm lợi nhuận trong chăn nuôi.
Đối với sức khỏe con người – việc tồn dư kháng sinh trong thực phẩm gây ra tác hại khó lường. Hiện tại, không chỉ riêng Việt Nam mà nền chăn nuôi trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với tình trạng “hậu kháng sinh”, cụ thể gây ra trực tiếp về bệnh tật trên cơ thể con người, từ nhẹ đến các bệnh liên quan đến ung thư.
Trong áp lực chăn nuôi công nghiệp, song song với việc tăng năng suất thì yếu tố bệnh tật cũng sẽ tăng cao, trong khi hệ thống quản trị an toàn sinh học còn non yếu, do đó vấn đề sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là không tránh khỏi.
Theo ông, cần có những biện pháp nào để giải quyết được triệt để vấn đề trên? và đó có phải là phương pháp mà R.E.P Biotech đang theo đuổi không, thưa ông?
Chúng ta nên thực hiện các giải pháp để tiến đến nền chăn nuôi hạn chế và không kháng sinh! Để làm được điều đó cần phải sử dụng kháng sinh có kiểm soát, chất lượng kháng sinh phải tốt, phải đảm bảo chất lượng nhà sản xuất đã công bố.
Sử dụng kháng sinh có kiểm soát ở đây có nghĩa là nhà chăn nuôi tự kiểm soát và chủ động sử dụng đúng liều lượng, đúng bệnh, đúng loại kháng sinh được chỉ định và đúng thời gian; chứ không phải là sự kiểm soát kháng sinh trên phương diện Pháp luật về hạn chế và cấm kháng sinh trong chăn nuôi.
Để làm được điều này thì cần phải thực hiện kháng sinh đồ, MIC giúp định lượng và định tính. Và đây là giải pháp mà R.E.P Biotech đang trong quá trình triển khai thực hiện để hướng tới nền chăn nuôi hạn chế và không kháng sinh.
Xin ông hãy cho biết rõ hơn về các giải pháp MIC của R.E.P Biotech trong vấn đề hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi?
Hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi có rất nhiều giải pháp và giải pháp của R.E.P Biotech điển hình nhất đó là MIC – kết quả xét nghiệm MIC giúp đánh giá hiệu quả của kháng sinh, lựa chọn kháng sinh sử dụng hợp lý và tối ưu hóa liều dùng kháng sinh giúp đạt hiệu quả cao. Thứ 2 là Chương trình tầm soát dịch bệnh trong chăn nuôi cũng rất cần đươc quan tâm, giúp cho các dữ liệu chăn nuôi được hệ thống hóa. Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.E.P hiện đang phối hợp với các Trang trại chăn nuôi để thực hiện những giải pháp này.
Ngoài ra, Công nghệ sinh học cũng là một giải pháp mà R.E.P Biotech định hướng theo đuổi ngay từ những ngày đầu thành lập đến nay và về sau. Cụ thể là sử dụng các sản phẩm probiotic, sản phẩm dinh dưỡng – bổ sung, premix, phụ gia trong chăn nuôi đang được rất nhiều nhà chăn nuôi tin dùng và đồng hành cùng R.E.P Biotech.
Giải pháp của R.E.P Biotech đã mang lại những hiệu quả như thế nào đối với doanh nghiệp, người chăn nuôi và ngành chăn nuôi Việt Nam, thưa ông?
Hiệu quả có thể thấy rõ, đó là chi phí thú y giảm một cách đáng kể, vật nuôi giảm khả năng kháng thuốc vì được điều trị đúng bệnh, vật nuôi khỏe mạnh và cuối cùng là tăng giá trị lợi nhuận cho nhà chăn nuôi.
Với những chia sẻ và với thực tại, tôi tin rằng nền chăn nuôi Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để nâng cao hơn nữa giá trị thương phẩm cũng như tăng tỷ lệ xuất khẩu đáp ứng vượt qua các hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt của thị trường quốc tế.
Xin trân trọng cảm ơn ông Ngô Quốc Cường về cuộc trò chuyện này!
PHẠM HUỆ thực hiện
- chăn nuôi không kháng sinh li> ul>
3 Comments
Để lại comment của bạn
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Giải pháp thì đã có, nhưng cần một cơ chế quản lý triệt để vấn đề thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàm lượng trong Thú Y và Thủy Sản
Rất đúng, chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ còn nhiều nên kiểm soát sử dụng kháng sinh vô cùng khó. Đàn vật nuôi có bệnh điều đầu tiên làm sẽ là bằng mọi giá chữa khỏi để tránh tổn thất kinh tế trước mắt cái đã, nên vấn đề này còn nhiều nan giải lắm..
Việc sử dụng kháng sinh phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên đại lý thuốc đấy chứ. Như mẹ mình mỗi khi ra mua thuốc chỉ cần báo tình trạng bệnh rồi họ đưa thuốc cho dùng, cũng chả để ý thuốc như nào, khỏi là được