Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên 405 lợn thương phẩm DuLY và DuYL từ cai sữa đến xuất chuồng, tại Công ty TNHH MTV Hưng Tuyến, Tam Điệp, Ninh Bình nhằm đánh giá hiệu quả củaviệc sử dụng chế phẩm MT-Enterga bổ sung vào thức ăn cho lợn thương phẩm.
Ảnh minh họa
Lợn thí nghiệm được chia đều thành 3 lô theo phương pháp ngẫu nhiên, đảm bảo đồng đều về khối lượng, tuổi và giống, mỗi lô lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là 45 con. Lô 1: lợn được ăn khẩu phần cơ sở (KPCS) có bổ sung chế phẩm MT-Enterga. Lô 2: KPCS có bổ sung kháng sinh (KS) phòng viêm phổi và tiêu chảy sau cai sữa 15 ngày và từ 75 ngày đến 85 ngày. Lô 3: chỉ sử dụng KPCS.
Kết quả cho thấy lợn sử dụng MT-Enterga có khả năng phòng bệnh tiêu chảy và bệnh viêm phổi tương đương với lợn được sử dụng kháng sinh Amox và Betalin. Sử dụng chế phẩm MT-Enterga làm tăng khả năng thu nhận thức ăn và khả năng TKL: Khả năng thu nhận thức ăn lô 1 là 1,76 kg/ngày, cao hơn lô 2 KPCS có bổ sung KS (1,74kg/ngày) và lô 3 chỉ sử dụng KPCS (1,73 kg/ngày); khả năng TKL lô 1 (753 g/ngày) cao hơn lô 2 (741 g/ngày) và lô 3 (738 g/ngày) (P<0,05). Tiêu tốn thức ăn của lợn nuôi thịt ở các lô tương đương nhau (P>0,05). Bổ sung chế phẩm MT-Enterga cho lợn lai thương phẩm từ cai sữa đến xuất chuồng nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi do giảm chi phí cho 1 kg tăng khối lượng và tăng tổng số kg khối lượng lợn so với lợn sử dụng KS và KPCS. MT-Enterga có thể thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi lợn thương phẩm.
Đặt vấn đề
Việt Nam đang đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hiện đại, an toàn và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ra các nước. Vì vậy, vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi là rất cấp thiết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất triển khai kế hoạch hành động quốc gia về quản lý và sử dụng các loại kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Theo lộ trình, từ năm 2020, nước ta sẽ dừng hẳn việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Vì thế một số giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi như: bổ sung enzyme vào thức ăn, bổ sung các chế phẩm trợ sinh (Probiotic), bổ sung axit hữu cơ vào thức ăn, bổ sung các chế phẩm giàu kháng thể hay sử dụng thảo dược đã được ứng dụng triển khai.
Chế phẩm MT-Enterga là chế phẩm sinh học của Công ty TNHH Công nghệ sinh học MINTU Việt Nam sản xuất theo công nghệ Nhật Bản và Mỹ. Chế phẩm MT-Enterga bao gồm ngũ cốc lên men, các axit hữu cơ và vitamin có khả năng chịu nhiệt. Axít hữu cơ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn thông qua hoạt hóa nhanh chóng pepsinogen trong dạ dày, taọ nhiều nhũ chấp axit trong ruột non, kích thích tiết enzym tuyến tụy và làm chậm quá trình đẩy thức ăn qua dạ dày. Ngoài ra, chúng còn làm giảm vi khuẩn gây bệnh ở dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn do giảm cung cấp dinh dưỡng cho các micro-flora ở tiêu hóa cho vật nuôi, nâng cao tăng khối lượng và giảm tiêu tốn thức ăn. Ngũ cốc lên men bao gồm các enzyme tiêu hóa có tác dụng giúp hấp thu triệt để đạm, khoáng và chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học MTEnterga thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn cho lợn lai thương phẩm từ cai sữa đến xuất chuồng.
Kết luận
Sử dụng chế phẩm MT-Enterga bổ sung vào thức ăn đảm bảo sức khỏe đàn lợn nuôi thịt, tăng khả năng thu nhận thức ăn, tăng khả năng tăng khối lượng mà không ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn của lợn nuôi thịt so với lợn sử dụng kháng sinh phòng bệnh. Bổ sung chế phẩm MT-Enterga cho lợn thương phẩm từ sau cai sữa đến xuất chuồng nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi do giảm chi phí cho 1 kg tăng khối lượng và tăng tổng số kg khối lượng lợn tăng lên so với lợn sử dụng kháng sinh và khẩu phần thông thường. MT-Enterga có thể thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.
Nguyễn Thi Hương1*, Nguyễn Long Gia1 và Ngô Văn Tấp1
1 Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, Viện Chăn nuôi
* Tác giả liên hệ: TS. Nguyễn Thi Hương, Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuỵ Phương – Viện Chăn nuôi. P.Thụy Phương, Q. Bắc
Từ Liêm, TP. Hà Nội. ĐT: 01694308019. Email: [email protected]
Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi số tháng 10.2020
- thay thế kháng sinh li>
- MT-Enterga li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất