Sử dụng hỗn hợp thảo dược trong chăn nuôi lợn thịt - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Sử dụng hỗn hợp thảo dược trong chăn nuôi lợn thịt

    Bổ sung hỗn hợp thảo dược như Cỏ sữa (Euphorbia thymifolia Burm), Cỏ xước (Achyranthes aspera L), Rẻ quạt (Belamcanda chinensis), Riềng (Apinia officinarum Hance) vào khẩu phần ăn có tác động đến đến sinh trưởng, nhiễm bệnh và chất lượng thịt lợn. Sau thực nghiệm và tính toán, kết quả cho thấy: cả hai hỗn hợp thảo dược cho khả năng kháng khuẩn tốt cả ở dạng tươi và điều kiện sấy khô 1000C. Bổ sung tỷ lệ 0,3% hỗn hợp thảo dược của Riềng : Rẻ Quạt : cỏ Sữa trong khẩu phần cho hiệu quả tốt nhất; khối lượng lợn kết thúc thí nghiệm tăng hơn 9,46%; tăng khối lượng tăng 9,90%; tiêu tốn thức ăn giảm 11,2% so với lợn ở lô đối chứng; tỷ lệ tiêu chảy, hô hấp giai đoạn sau cai sữa giảm xuống còn 4,76%; chất lượng thịt lợn được cải thiện rõ rệt về màu sắc, protein và độ mất nước bảo quản.

    Hoạt tính kháng khuẩn của hỗn hợp thảo dược

     

    Kết quả bảng 1 cho thấy khi kết hợp thảo dược theo tỷ lệ nghiên cứu, hỗn hợp thảo dược có tác dụng kháng khuẩn thấp hơn tác dụng của kháng sinhGentamycine đối vớivi khuẩn E.colinhưng lại cao hơn đối với vi khuẩn SalmonellaStaphylococcus ở cả dạng tươi và dạng khô sau xử lý nhiệt độ 100oC.

     

     Hoạt tính kháng khuẩn của hỗn hợp thảo dược dạng khô sau khi xử lý ở 100oC không có sự khác biệt khi so sánh với hỗn hợp thảo dược dạng tươi.

     

    Bảng 1. Hoạt tính kháng khuẩn của hỗn hợp thảo dược

    Thảo dược/kháng sinh

    E.coli

    Salmonella

    Staphylococus

    Dạng tươi

     HH1

    23,03b±0,35

    17,23a±0,32

    18,07a±0,40

     HH2

    22,17b±0,17

    17,15a±0,24

    17,90a±0,35

    Dạng khô, xử lý  100oC

     HH1

    22,20b±0,36

    16,50ab±0,44

    17,23ab±0,35

     HH2

    22,11b±0,23

    16,95a±0,32

    17,65a±0,37

     Gentamycine

    29,17a±0,76

    15,67bc±0,35

    16,37b±0,42

    Ghi chú: Các chữ số trong cùng cột không mang những chữ cái giống nhau thì khác nhau về mặt thống kê (P<0,05)

     

    Hiệu quả của thử nghiệm công thức phối trộn nhiều loại thảo dược trong chăn nuôi lợn

     

    Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn thí nghiệm

     

    Kết quả bảng 2 cho thấy mặc dù lợn thí nghiệm được đưa vào nuôi có cùng khối lượng, cùng ngày nuôi thí nghiệm nhưng kết thúc thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt về: Khối lượng kết thúc thí nghiệm, tăng khối lượng/ngày, tiêu tốn thức ăn cao nhất  ở lô TN5 (bổ sung thảo dược) lần lượt 137,59kg; 727,2g/con/ngày; 2,37kgTA/kgTKL tăng hơn so với đối chứng về khối lượng kết thúc thí nghiệm 9,46%; về khả năng tăng khối lượng 9,90%; giảm tiêu tốn thức ăn 11,2%, kết quả này tương đương với các lô ĐC(+) (bổ sung kháng sinh). Điều này khẳng định, việc sử dụng hỗn hợp thảo dược HH1 bổ sung trong khẩu phần ăn của lợn có tác dụng rõ rệt trong việc làm tăng khả năng tăng khối lượng, giảm tiêu tốn thức ăn.Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Tiệp và ctv (2008) bào chế chế phẩm CP2 có nguồn gốc từ 6 loại dược liệu (mạch nha, sơn tra, thần khúc, sử quân, xa tiền, ngưu tất) bổ sung trong thức ăn chăn nuôi lợn, kết quả cho thấy tăng khối lượng hàng ngày của lợn thịt cao hơn 4,42%; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn 9,58%, chi phí TĂ/kg tăng khối lượng giảm 7,8%.

     

    Bảng 2. Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn thí nghiệm(n=21)

    Các chỉ tiêu

    ĐC (-)

    ĐC (+)

    TN1

    TN2

    TN3

    TN4

    TN5

    TN6

    KL bắt đầu nuôi TN (kg)

    6,60a

    6,70a

    6,50a

    6,50a

    6,60a

    6,70a

    6,70a

    6,80a

    KL kết thúc nuôi TN (kg)

    125,70g

    137,20a

    130,61f

    131,72e

    132,87d

    134,38c

    137,59a

    135,65b

    AGD (g/ngày)

    661,7g

    725,0a

    689,5d

    695,7d

    701,5de

    709,3cd

    727,2a

    715,8bc

    FCR (kg TĂ/kg TKL)

    2,67a

    2,38b

    2,53ab

    2,48ab

    2,48ab

    2,45ab

    2,37b

    2,44ab

    Ghi chú: Trong cùng hàng các số mang chữ cái khác nhau thì sinh trưởng tích lũy có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05)

     

    Khả năng kháng bệnh của lợn sử dụng khẩu phần bổ sung thảo dược

     

    Tỷ lệ lợn nhiễm tiêu chảy hô hấp tập trung nhiều vào giai đoạn 21-51 ngày tuổi kéo theo đó thời gian điều trị nhiều hơn so với gian đoạn 52-201 ngày tuổi. Lô đối chứng có tỷ lệ nhiễm tiêu chảy và hô hấp cao nhất 23,81 và 19,05%, thời gian điều trị 41 ngày trong khi đó các lô sử dụng thảo dược có tác dụng phòng bệnh tốt (tốt nhất lô TN5 sử dụng thảo dược 0,3% giảm tỷ lệ tiêu chảy hô hấp còn 4,76%, thời gian điều trị còn 9 ngày).

     

    Bảng 3.Tỷ lệ nhiễm tiêu chảy, hô hấp của lợn thí nghiệm(n=21)

    Giai đoạn

    Chỉ tiêu

    ĐC (-)

    ĐC (+)

    TN1

    TN2

    TN3

    TN4

    TN5

    TN6

    21-51 ngày

    Tỷ lệ lợn tiêu chảy (%)

    23,81

    9,52

    14,29

    14,29

    9,52

    9,52

    4,76

    9,52

    Tỷ lệ lợn mắc hô hấp (%)

    19,05

    4,76

    9,52

    14,29

    4,76

    9,52

    4,76

    4,76

    Số ngày điều trị (ngày)

    41

    14

    23

    27

    12

    18

    9

    13

    52-201 ngày

    Tỷ lệ bị tiêu chảy (%)

    9,52

    0

    4,76

    4,76

    0

    0

    0

    0

    Tỷ lệ mắc hô hấp (%)

    4,76

    0

    0

    4,76

    0

    0

    0

    0

    Số lượt điều trị (lượt)

    13

    0

    5

    9

    0

    0

    0

    0

     

    Bổ sung thảo dược không chỉ hạn chế được tỷ lệ tiêu chảy mà còn giảm số ngày điều trị tiêu chảy của lợn ở cả 2 giai đoạn, việc bổ sung 0,3% hỗn hợp chế phẩm trong khẩu phần theo tỷ lệ HH1 cho thấy hiệu quả rõ rệt trong phòng bệnh tiêu chảy và hô hấp ở lợn.

     

    Bảng 4. Các chỉ số huyết học của lợn thí nghiệm(n=21)

    Chỉ tiêu

    Đơn vị

    Bình thường

    ĐC (-)

    ĐC (+)

    TN1

    TN2

    TN3

    TN4

    TN5

    TN6

    Các chỉ số sinh lý

    WBC

    Giga/L

    11 – 22

    12,3

    11,7

    11,4

    12,4

    11,9

    11,6

    9,5

    13,4

    RBC

    Tetra/L

    5 – 9,5

    6,03

    6,19

    6,05

    6,26

    6,14

    6,1

    6,52

    6,24

    HB

    g/dL

    9,9-16,5

    11,9

    12,2

    12,1

    12,5

    12,5

    12,1

    12,7

    12

    Các chỉ số sinh hóa

    GOT

    U/L

    12-130

    44,16

    50,03

    42,13

    50,5

    84,68

    58,14

    39,66

    40,01

    GPT

    U/L

    12-130

    25,62

    32,15

    21,98

    33,58

    34,79

    15,96

    55,38

    20,77

    Creatinin máu

    µmol/L

    60,01-208,01

    202,45

    206,61

    208,54

    210,01

    201,57

    207,79

    209,73

    210,06

    Ure máu

    mmol/L

    0,025-0,595

    0,1321

    0,2341

    0,1305

    0,1034

    0,3595

    0,0772

    0,1821

    0,1048

    Ghi chú: WBC: số lượng bạch cầu, RBC số lượng hồng cầu, HGB: lượng hemoglobin.

     

    Kết quả bảng 4 cho thấy sự sai khác không có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu huyết học của lợn được cho ăn các khẩu phần ăn khác nhau. Các chỉ tiêu này đều nằm trong giới hạn cho phép lợn khỏe mạnh ở độ tuổi tương ứng với lợn trong thí nghiệm. Tương tự, kết quả phân tích urê máu, GOT và GPT trong thí nghiệm cho thấy bổ sung thảo dược trong khẩu phần ăn của lợn không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh hóa tại gan và thận. Như vậy, việc sử dụng thảo dược không những kích thích tăng trưởng, giảm tiêu chảy hô hấp mà còn có vai trò quan trọng cải thiện tốt chức năng sinh lý máu, chức năng gan thận, giúp cho lợn khỏe mạnh.

     

    Năng suất và chất lượng của lợn thí nghiệm

     

    Các chỉ tiêu về năng suất thịt của lợn ở các lô ít có sự sai khác. Tỷ lệ thịt móc hàm của lợn được cho ăn khẩu bổ sung thảo dược tương đương với các khẩu phần đối chứng, mức dao động 79,81-80,42%. Diện tích cơ thăn cao nhất là ở lô 5 (56,72cm2), các lô thí nghiệm có bổ sung thảo dược, chỉ tiêu này tương tự nhau và cao hơn so với 2 lô ĐC.

     

    Các chỉ tiêu về chất lượng thịt cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa các lô thí nghiệm. Thịt lợn ở lô sử dụng thảo dược cho màu sắc thịt cải thiện đáng kể so với lô sử dụng kháng sinh và không có kháng sinh (trong thang điểm 5). Độ sáng dao động 44,17-47,79 (L), độ đỏ 13,42-14,14 (a), màu vàng 6,07-6,82 (b). Độ mất nước của thịt đã giảm đáng kể so với lô đối chứng và lô sử dụng khẩu phần có kháng sinh. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của hai hợp chất thiên nhiên polyphenol và flavonoid vốn rất phổ biến trong thảo dược (Yeh, 2013).

     

    Như vậy, việc bổ sung hỗn hợp chế phẩm thảo dược trong khẩu phần đã có ảnh hưởng tốt đến diện tích cơ thăn nói riêng và năng suất thịt nói chung. Trong đó tỷ lệ bổ sung 0,3% HH1 cho tỷ lệ tốt nhất.

     

    Bảng 5. Chất lượng thân thịt và chất lượng thịt lợn thí nghiệm(n=3)

    Chỉ tiêu

    ĐC (-)

    ĐC (+)

    TN1

    TN2

    TN3

    TN4

    TN5

    TN6

    Chất lượng thân thịt

    KL giết mổ (kg)

    125,50

    137,10

    130,50

    131,30

    132,60

    134,50

    137,70

    135,20

    TL thịt móc hàm (%)

    79,81

    80,42

    80,15

    80,18

    80,21

    80,28

    80,37

    80,35

    TL thịt xẻ (%)

    67,06

    68,44

    67,46

    67,44

    67,55

    67,92

    68,56

    68,06

    TL nạc (%)

    55,62

    54,80

    56,02

    56,10

    56,21

    56,24

    56,38

    56,27

    Dày mỡ lưng (cm)

    1,98

    2,12

    1,95

    1,89

    1,87

    1,79

    1,71

    1,82

    Diện tích cơ thăn (cm2)

    52,40

    54,20

    55,70

    55,90

    56,20

    56,40

    56,72

    56,60

    Chất lượng thịt của lợn thí nghiệm

    pH45

    6,36

    6,27

    6,54

    6,41

    6,55

    6,56

    6,62

    6,39

    pH24

    5,32

    5,36

    5,45

    5,54

    5,67

    5,51

    5,64

    5,5

    TLMNBQ24h

    3,02a

    3,03a

    2,54c

    2,72ab

    2,65bc

    2,74b

    2,89b

    2,67ab

    Độ sáng (L)

    45,38c

    44,17d

    47,24b

    48,35a

    47,38ab

    47,79ab

    46,81b

    47,52ab

    Màu đỏ (a)

    13,43c

    13,42c

    14,12b

    14,14a

    14,12ab

    14,09ab

    14,07b

    14,08ab

    Màu vàng (b)

    6,07e

    6,08e

    6,13ab

    6,82a

    6,36c

    6,75b

    6,64d

    6,43d

    Ghi chú: KL: Khối lượng; TLMNBG 24h: tỷ lệ mất nước bảo quản 24h

     

    Thành phần hóa học của thịt lợn

     

    Kết quả bảng 6 cho thấy hàm lượng nước tương đương nhau ở các lô dao động từ 71,42 đến 74,57%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giảTrần Văn Chương (2001), cho biết hàm lượng nước trong thịt nạc đạt 70%.

     

    Protein trong cơ thể lợn được tổng hợp từ protein của khẩu phần thức ăn có đầy đủ các acid amin thiết yếu và không thiết yếu, hàm lượng protein trong cơ vân là 20%(Yeh, 2013). Qua kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng protein thô cao nhất ở lô TN 4,5,6 (23,25-23,71%) và thấp nhất ở lô TN3 (21,82%).

     

    Lipid của cơ chứa phospholipid, cholesterone… đây là những thành phần không thể thiếu trong lipid của cơ, hàm lượng lipit trong cơ vân giao động lớn từ 1 đến 4% (Trần Văn Chương, 2001). Qua bảng trên cho thấy hàm lượng lipit ở lô TN5 thấp nhất (1,21%), tiếp đó là lô TN4.

     

    Hàm lượng của các axít amin thiết yếu ở các lô thí nghiệm sử dụng hỗn hợp thảo dược, đặc biệt ở lô 4,5,6 đều có tỷ lệ cao hơn so với các lô còn lại. Mặc dù sự sai khác là không rõ rệt, nhưng đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng để khẳng định vai trò của thảo dược tới chất lượng thịt lợn.

     

    Từ kết quả phân tích về năng suất và chất lượng thịt lợn, chúng tôi thấy rằng: bổ sung 0,3% hỗn hợp chế phẩm thảo dược HH1 cho kết quả tốt nhất.

     

    Bảng 6. Thành phần hóa học của thịt lợn(n=3)

    Chỉ tiêu

    ĐC (-)

    ĐC (+)

    TN1

    TN2

    TN3

    TN4

    TN5

    TN6

    Độ ẩm*

    73,14

    72,59

    73,38

    72,78

    71,42

    74,57

    74,45

    72,92

    Protein thô*

    22,01

    21,91

    22,05

    22,13

    21,82

    23,25

    23,71

    23,35

    Béo thô*

    2,04

    2,09

    2,34

    2,52

    2,12

    1,51

    1,21

    2,27

    Tro thô*

    1,56

    1,52

    1,81

    1,92

    1,67

    1,07

    1,06

    1,08

    Aspartic

    2,1

    2,03

    2,14

    2,05

    2,11

    2,13

    2,24

    2,09

    Glutamic

    3,4

    3,42

    3,56

    3,54

    3,57

    3,67

    3,81

    3,62

    Serine

    0,93

    0,89

    0,91

    0,92

    0,95

    0,95

    0,97

    0,96

    Histidine

    0,56

    0,58

    0,6

    0,59

    0,64

    0,61

    0,61

    0,66

    Glycine

    0,91

    0,92

    0,89

    1,02

    0,99

    1,02

    1,01

    0,89

    Threonine*

    1,11

    1,02

    1,11

    1,09

    1,15

    1,14

    1,16

    1,17

    Alanine

    1,21

    1,24

    1,31

    1,33

    1,08

    1,32

    1,34

    1,26

    Arginine

    1,4

    1,39

    1,41

    1,45

    1,46

    1,49

    1,48

    1,41

    Tyrosine

    0,81

    0,78

    0,8

    0,82

    0,81

    0,83

    0,86

    0,81

    Valine

    1,09

    1,12

    1,14

    1,13

    1,15

    1,14

    1,19

    1,11

    Methionine*

    0,62

    0,59

    0,62

    0,63

    0,63

    0,64

    0,68

    0,61

    Phenylalanine

    1,08

    1,11

    1,12

    1,15

    1,14

    1,13

    1,13

    1,19

    Isoleucine

    1,29

    1,35

    1,41

    1,35

    1,39

    1,34

    1,4

    1,28

    Leucine

    1,92

    1,91

    1,89

    1,92

    1,91

    1,93

    1,92

    1,94

    Lysine*

    2,33

    2,01

    2,15

    2,22

    2,36

    2,33

    2,39

    2,19

    Proline

    1,07

    1,05

    1,02

    1,04

    1,07

    1,06

    1,07

    0,99

     

    Nguyễn Tài Năng, Nguyễn Thị Quyên,

    Trần Anh Tuyên, Bùi Thị Hoàng Yến,

    Đỗ Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hà Phương

    Trường Đại học Hùng Vương

     

    Tác giả để liên hệ: Nguyễn Thị Quyên – Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ

    Ở điều kiện sấy khô 550C cả 04 loại thảo dược kháng khuẩn tốt với E.coli, salmonellastaphylococcus dao động 8,77-21,90mm. Một số loại thảo dược ở dạng đơn lẻ kháng vi khuẩn salmonellastaphylococcus tốt như Rẻ Quạt (20,50mm), cỏ Sữa (17,53mm).  Thảo dược ở dạng hỗn hợp có vòng kháng khuẩn tốt hơn dạng đơn lẻ và thay đổi ít sau khi sấy khô kết quả kháng khuẩn cao nhất ở HH1 (16,05-22,20mm). Bổ sung 0,3% hỗn hợp thảo dược HH1 cho kết quả khối lượng kết thúc thí nghiệm tăng hơn 9,46%; khả năng tăng khối lượng g/ngày tăng 9,90%; giảm tiêu tốn thức ăn 11,2% so với đối chứng;giảm tiêu chảy hô hấp giai đoạn sau cai sữa xuống còn 4,76%;chất lượng thịt lợn được cải thiện rõ rệt về màu sắc, protein và độ mất nước bảo quản.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.