Gần một tháng qua, nhiều chủ trang trại trên địa bàn huyện Tân Yên (Bắc Giang) sử dụng một loại thuốc bổ trợ, trộn vào cám cho lợn ăn với lời quảng cáo có tác dụng làm ức chế sự phát triển của vi rút bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Loại thuốc này do một nhóm người xưng danh là nhân viên của Công ty cổ phần kinh doanh thuốc thú y Amavet cung cấp và hướng dẫn sử dụng.
Anh Tuấn và thùng đựng thuốc bổ trợ chăn nuôi do Công ty Amavet cung cấp.
Lời quảng cáo “thần dược”
Ông Nguyễn Văn Lộc, thôn Ngàn Am, xã An Dương (Tân Yên) cho biết, cuối tháng 5 vừa qua, ông cùng 16 chủ trang trại chăn nuôi lợn trong huyện Tân Yên được nhân viên tiếp thị (tên là Hoằng) của Công ty cổ phần kinh doanh thuốc thú y Amavet mời lên thị trấn Cao Thượng (Tân Yên) để chia sẻ thông tin về cách phòng, chống bệnh DTLCP.
Ông Lương Đức Kiên, Chi cục Phó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang: “Hiện bệnh DTLCP chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc chữa, chính vì vậy người chăn nuôi vẫn phải tập trung vệ sinh tiêu độc, khử trùng cho đàn lợn nhằm cách ly mầm bệnh. Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, đồng thời bổ sung các Vitamin để tăng sức đề kháng cho lợn, đó là biện pháp tốt nhất để bảo vệ đàn lợn trước dịch bệnh”.
Trong buổi nói chuyện, ngoài cung cấp các thông tin về bệnh dịch và cách phòng, chống, nhân viên này còn giới thiệu một loại thuốc hỗ trợ chăn nuôi lợn với tác dụng làm ức chế sự phát triển của vi rút bệnh DTLCP trong cơ thể lợn (trong vòng 12 giờ sau ăn), kể cả lợn đã mang mầm bệnh, giúp vật nuôi phát triển khỏe mạnh đến khi xuất bán(!?) Ông Lộc khẳng định: “Ông Hoằng nói rằng đây là sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc và Công ty đang chào hàng thử nghiệm, chưa được Cục Thú y cấp phép lưu hành, sử dụng”.
Sau buổi chia sẻ thông tin, không chỉ ông Lộc mà tất cả các chủ trang trại có mặt đều mua thuốc về dùng thử. Người ít vài kg, người mua nhiều – hơn chục kg.
Anh Nguyễn Quốc Tuấn, chủ hộ chăn nuôi ở thôn Ngoài Lan, xã Lan Giới cũng mua nửa bao về dùng. Anh Tuấn tâm sự, cuối tháng 4 vừa qua, gia đình anh có một số lợn bị chết, mặc dù chưa biết vì nguyên nhân gì nhưng trước diễn biến bệnh DTLCP ngày càng lan rộng, trong chuồng vẫn còn hơn 20 lợn nái và gần trăm con lợn thịt nên anh liều mua về dùng với phương châm: “Có bệnh thì vái tứ phương. Cứ biết ở đâu bán thuốc phòng, trừ được bệnh DTLCP là em mua về dùng, miễn là giữ được đàn lợn”, anh Tuấn nói.
Thuốc có màu trắng đục, hạt nhỏ, mịn như đường kính trắng, không mùi.
Anh Tuấn đưa chúng tôi ra khu chăn nuôi, cách nơi ở của gia đình khoảng 200m để xem loại “thần dược” này. Số thuốc của anh được đựng trong một cái xô nhựa nhỏ, phần còn lại đã trộn cho lợn ăn.
Theo quan sát, thuốc có màu trắng đục, hạt nhỏ, mịn như đường kính trắng, không mùi. Anh Tuấn cho hay, thuốc được đóng gói vào 2 loại bao: Loại 1kg có giá 1 triệu đồng, loại 25kg có giá 810 nghìn đồng/kg (tuy nhiên khi chúng tôi ngỏ ý muốn các chủ nuôi cho xem vỏ bao thì không ai có).
Công thức pha chế cho lợn nái sinh sản: Trộn 2kg thuốc/1 tấn cám, cho lợn ăn 2 bữa/ngày vào buổi sáng và chiều; lợn thịt, trộn với tỷ lệ thấp hơn, 1kg thuốc/1 tấn thức ăn và cho ăn cả ngày. Khi sử dụng loại thức ăn này, sau gần 1 tháng cả ông Lộc và anh Tuấn đều có chung nhận xét lợn phát triển bình thường, mặt có biểu hiện sáng hơn, mắt không có nhử…
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là vật nuôi có chống chọi được với bệnh DTLCP hay không thì chưa được kiểm chứng (?).
Tránh bị trục lợi
Trước thực tế trên, chúng tôi liên lạc qua điện thoại với ông Hoằng, nhân viên của Công ty Amavet. Người này từ chối gặp và không cung cấp tên, nhãn hiệu cũng như mẫu bao bì sản phẩm thuốc đã cung cấp cho các hộ chăn nuôi ở Tân Yên. Đồng thời nói rằng, loại thuốc này chỉ có tác dụng như một loại thuốc bổ, cung cấp các Vitamin cho vật nuôi mà thôi.
20 ngày qua, đàn lợn nhà ông Lộc được ăn thêm thuốc bổ trợ chăn nuôi do Công ty Amavet cung cấp.
Ông Ngô Xuân Lương, Chủ tịch Hội sản xuất và chăn nuôi lợn sạch Tân Yên thông tin, hiện không chỉ có nhân viên của Công ty cổ phần kinh doanh thuốc thú y Amavet tiếp thị thuốc với những lời quảng cáo như trên mà còn nhiều hãng thuốc thú y khác cũng đang mời chào sản phẩm tương tự.
Ngoài ra, trên mạng xã hội còn quảng cáo loại sản phẩm khác là muối hồng Himalaya chữa được bệnh DTLCP.
Ông Lương cho rằng, sở dĩ có điều này là do các doanh nghiệp (DN) cung ứng thuốc thú y đang lợi dụng việc người chăn nuôi hoang mang, không biết sử dụng thuốc gì để bảo vệ đàn lợn nên đã tung ra các sản phẩm với nhiều tính năng “thần dược” để “móc túi” người chăn nuôi, dù chưa qua kiểm chứng.
Bản thân ông Lương cũng được một số đối tượng tiếp cận nhằm cung cấp sản phẩm tương tự cho các thành viên chăn nuôi trong hội nhưng đã bị ông từ chối.
Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng vẫn là biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP hiệu quả nhất.
Ông Lương Đức Kiên, Chi cục Phó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang cho biết, hiện cơ quan này chưa nắm được thông tin liên quan đến vấn đề nêu trên.
Ông Kiên lưu ý, mặc dù là nhân viên của các DN lớn đến đặt vấn đề bán sản phẩm nhưng người chăn nuôi vẫn phải thẩm định lại hàng hóa đó, xem rõ nguồn gốc, xuất xứ, đã qua kiểm chứng hay chưa, có thuộc danh mục chất cấm trong chăn nuôi hay không.
Bởi có thể thuốc chỉ có tác dụng bổ sung Vitamin cho vật nuôi nhưng các DN hay nhân viên tiếp thị cố tình thổi phồng tác dụng sản phẩm để đánh vào tâm lý người chăn nuôi lợn hiện nay, đồng thời tăng giá bán để trục lợi.
Bắc Giang có số hộ chăn nuôi và đàn lợn lớn, qua sự việc trên cho thấy chính quyền, cơ quan chức năng, ngành chuyên môn của huyện Tân Yên và của tỉnh cần vào cuộc tìm hiểu, làm rõ sự việc tránh cho người chăn nuôi chuốc thêm thiệt hại.
Báo Bắc Giang điện tử sẽ tiếp tục thông tin liên quan đến vấn đề này.
Nhóm PVKT
Nguồn: Báo Bắc Giang
- thuốc bổ trợ chăn nuôi li>
- chưa kiểm định li> ul>
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất