[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi lợn là một trong những thế mạnh của tỉnh Thái Bình, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp về quy mô, giá trị và sản lượng. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, Dịch tả lợn châu Phi đã khiến cho người chăn nuôi lợn trong tỉnh thiệt hại nặng nề; chăn nuôi trong tình cảnh lo lắng, thấp thỏm. Vắc xin Dịch tả lợn châu Phi với những tín hiệu khả quan chính là hy vong của người dân nơi đây.
Quyết tâm tiêm vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
Gặp chúng tôi, anh Phạm Văn Dương, thôn La Tràng, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình khoe: “Tôi vừa bán 30 con lợn, tổng khối lượng 3,5 tấn với giá 60.000 đồng/kg. Với chi phí 4,8 triệu đồng/con, tôi thu lãi hơn 1 triệu đồng/con.
Nhưng anh Dương cho biết, vẫn cứ lo lắng, thấp thỏm vì Dịch tả lợn châu Phi là bệnh nguy hiểm, trong quá khứ đã khiến gia đình anh thiệt hại nặng nề. Cụ thể, năm 2019, dù cố bảo vệ bằng mọi cách nhưng đàn lợn của anh vẫn nhiễm ASF bị thiệt hại đến gần1 tỷ đồng. Hai năm trở lại đây, dịch bệnh yên ắng, anh mới dám tái đàn. Hiện tại, trong chuồng của gia đình anh còn 40 con lợn thịt, cũng chuẩn bị xuất chuồng, nhưng anh Dương quyết định thí điểm tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE vào ngày 12/9/2023.
Cán bộ kỹ thuật Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam tiến hành tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE cho hộ gia đình ông Phạm Văn Dương (xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)
“Dù biết có nhiều thông tin trái chiều, khi tiếp nhận nhiều thông tin chính thống từ các cơ quan truyền thông và nhất là Chi cục Thú y tỉnh, Ban Thú y xã, nên hôm nay gia đình tôi quyết tâm tiêm 10 con để thử nghiệm. Kết quả ổn định, đàn lợn khỏe mạnh, tôi sẽ tiêm tiếp để yên tâm chăn nuôi hơn. Chăn nuôi có lúc giá lên cao, xuống thấp theo thị trường, nhưng Dịch bệnh thì khó có thể nói trước”, anh Dương khẳng định.
Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE tại gia đình ông Hoàng Văn Hiến, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Cũng tại xã Vũ Tiến, ông Hoàng Văn Hiến cũng từng bị thiệt hại nặng nề do ASF nên quyết định tiêm vắc xin ASF 30 con heo. Ông Hướng cho rằng, nếu có vắc xin thì rất yên tâm, chăn nuôi không phải nghĩ ngợi gì.
Tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, ông Nguyễn Cao Trí, một nông hộ chăn nuôi cũng tiêm vắc xin cho đàn lợn của mình. Ông cho rằng, mình tiên phong thực nghiệm tiêm, nếu tốt sẽ truyền đến anh em họ hàng, bạn bè.
Theo ông Trần Đức Khâm, trưởng Ban Thú y xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, Thái Bình, Dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng quá lớn đến tình hình chăn nuôi lợn tại địa phương. Tổng đàn lợn giảm 2/3 so với trước khi có dịch. Vì vậy, có vắc xin ASF là có thêm hi vọng cho người chăn nuôi. Với người dân, họ quan tâm nhất chính là chất lượng vắc xin.
Tiêm vắc xin Dịch tả lợn châu Phi thận trọng, an toàn
Ông Phạm Văn Lý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình
Theo ông Phạm Văn Lý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình, sau khi vắc xin Dịch tả lợn châu Phi được Cục Thú y cấp phép lưu hành trên toàn quốc, Chi cục đã yêu cầu các trạm Chăn nuôi Thú y các huyện, xã tuyên truyền tới hộ chăn nuôi. Hộ nuôi nào có nhu cầu thì đăng ký tiêm với xã, huyện tổng hợp lên Chi cục. Vì đây là vắc xin mới nên hệ thống Thú y cũng hướng dẫn cụ thể với bà con về tiêu chí tiêm phòng.
Chọn hộ tiêm không nhất thiết phải là các hộ chăn nuôi lớn, mà hộ có 10-20 con cũng đều được. Lợn được chọn tiêm là lợn khỏe. Sau khi tiêm thì đội ngũ thú y hướng dẫn chăm sóc, theo dõi, đảm bảo dinh dưỡng, trại vệ sinh sạch sẽ; thức ăn, nước đầy đủ, thoáng mát, đảm bảo con vật ở trạng thái tốt nhất. Đồng thời, sẽ thực hiện lấy mẫu huyết thanh của lợn đã tiêm phòng vắc xin để đánh giá hàm lượng kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng theo quy định.
“Thực tế cho thấy, rất nhiều hộ chăn nuôi mong mỏi được tiêm để làm khống chế dịch bệnh, tiếp tục duy trì chăn nuôi”, ông Phạm Văn Lý khẳng định.
Hiện nay tỉnh Thái Bình có trên 700 nghìn con lợn. Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh, trong các ngày từ ngày 17/8 đến ngày 31/8/2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và Công ty cổ phần AVAC Việt Nam tổ chức thực hiện tiêm vắc xin tiêm phòng vắc xin AVAC ASF LIVE cho 134 con lợn tại 09 hộ, 4 xã, 3 huyện, gồm: (1) Huyện Vũ Thư: Đã thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn của 02 hộ tại xã Duy Nhất. Tổng số vắc xin sử dụng là 50 liều tiêm cho 50 con lợn. (2) Tại huyện Tiền Hải: Đã tiến hành tiêm phòng cho đàn lợn của 02 hộ tại xã Đông Trung. Tổng số vắc xin sử dụng là 29 liều tiêm cho 29 con lợn. (3) Tại huyện Thái Thuỵ: Đã tiến hành tiêm phòng cho đàn lợn của 3 hộ thuộc 2 xã gồm xã An Tân 01 hộ và xã Thuỵ Trình 02 hộ. Tổng số vắc xin đã sử dụng là 55 liều tiêm cho 55 con lợn.
Trong ngày 12/9/2023, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam đã tiến hành tiêm vắc xin cho 09 hộ với tổng số 129 liều tại các xã Vũ Tiến, Duy Nhất, Vũ Đoài của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Đến nay, đàn lợn tại các hộ được tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang khoẻ mạnh, phát triển bình thường. Trong thời gian tới, Chi cục tiếp tục theo dõi, giám sát tình hình sức khoẻ đàn lợn tại các hộ đã tiêm phòng và phối hợp với các công ty cung ứng vắc xin để tiếp tục triển khai tiêm phòng tại các hộ có đăng ký và đáp ứng đủ điều kiện; đồng thời, thực hiện lấy mẫu huyết thanh của lợn đã tiêm phòng vắc xin để đánh giá hàm lượng kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng theo quy định.
HÀ NGÂN
Để đánh giá hàm lượng kháng thể bảo hộ sau tiêm vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình đã phối hợp với đơn vị cung ứng vắc-xin lựa chọn ngẫu nhiên lợn tại các hộ được tiêm phòng để lấy mẫu huyết thanh đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng. Mẫu huyết thanh được lấy tại thời điểm sau 28 ngày kể từ ngày tiêm. Kết quả cho thấy 100% đàn lợn tiêm an toàn và tỷ lệ bảo hộ bệnh Dịch tả lợn châu Phi đạt yêu cầu (19 mẫu bảo hộ/19 mẫu kiểm tra, đạt tỷ lệ 100%).
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất