Năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xuất khẩu thịt gà. Đây là lần đầu tiên có sản phẩm thịt gà của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính.
Thông tin này vừa được ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết tại buổi gặp mặt báo chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng nay (5/1), tại Hà Nội.
Cục trưởng Cục chăn nuôi cũng cho biết, năm 2016, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức một đoàn doanh nghiệp trong tỉnh ra làm việc với lãnh đạo Bộ và các cơ quan chuyên môn của Bộ, đề xuất chương trình sản xuất thực phẩm an toàn dịch bệnh, đặc biệt là an toàn sinh học để xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản.
“Đề xuất này đã được lãnh đạo Bộ hoan nghênh và hiện nay, dưới sự chỉ đạo của tỉnh một số doanh nghiệp lớn ở Đồng Nai đang hoàn thiện các khâu thủ tục để xuất khẩu sang Nhật Bản. Sau khi đàm phán nếu được phía Nhật đồng ý thì các tổ chức ở Nhật sẽ tiến hành kiểm tra điều kiện chăn nuôi và phát triển chăn nuôi và sẽ có sự cam kết giữa các doanh nghiệp với đơn vị xuất khẩu,” Cục trưởng Hoàng Thanh Vân nói.
Ngoài ra, theo Cục trưởng Hoàng Thanh Vân, hiện tỉnh Bình Phước cũng là một tỉnh có số lượng trang trại phát triển rất lớn cũng đang tổ chức những tiếp cận xúc tiến thương mại đặc biệt là thị trường nước ngoài tập trung vào thị trường Nhật Bản, EU và một số thị trường châu Á.
“Như vậy, nhiều khả năng năm 2017 sẽ có sản phẩm thịt gà đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính,” Cục trưởng Hoàng Thanh Vân khẳng định.
Vị đại diện đứng đầu Cục Chăn nuôi này cũng cho hay, hiện nay hầu hết các nước nhập khẩu đều có quy chuẩn riêng của họ. Do đó, để xuất khẩu sang được các thị trường này chúng ta phải đáp ứng được những quy chuẩn kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn vùng nuôi của nước nhập khẩu.
“Chắc chắn đối với các nước nhập khẩu họ sẽ cử đoàn công tác sang thị sát, đặc biệt là thị sát những vùng chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, nhất là đảm bảo an toàn dịch bệnh có truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra còn hàng loạt tiêu chuẩn kỹ thuật khác, mang tính hàng rào kỹ thuật của họ thì mình cũng phải đáp ứng. Có như vậy, các sản phẩm của ngành mới có thể xuất khẩu đi được,” ông Vân cho hay.
Về tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thịt gà của Việt Nam, Cục trưởng Hoàng Thanh Vân cũng cho rằng, hiện nay ở Việt Nam chúng ta có một số gen gà bản địa cũng như một số tổ hợp lai được các nước đánh giá rất cao. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể có sản phẩm các nước ưa chuộng.
Tuy nhiên, Cục trưởng Hoàng Thanh Vân cũng nêu rõ, để xuất khẩu được một sản phẩm thịt gà sang một thị trường nào đó là cả một quá trình gian nan, cần có sự cố gắng đặc biệt của người chăn nuôi, cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp.
“Tuy nhiên sức ép thị trường và trước sức ép của sản xuất thì bắt buộc chúng ta phải xuất khẩu mới phát triển bền vững được. Hiện nay, các tỉnh các hiệp hội và các nhà chăn nuôi cũng đang hết sức cố gắng để tìm kiếm thị trường và xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu trong năm nay,” Cục trưởng Hoàng Thanh Vân nhấn mạnh./.
Thanh Tâm
(Theo TTXVN/ Vietnam+)
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- VNUA và Hospivet Việt Nam: Ký kết hợp tác tài trợ AVS 2023
- Việt Nam đề nghị Anh hợp tác chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao
- Tình trạng khủng hoảng thiếu trứng ngày một tệ hơn
- Nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc giảm
- Nhập khẩu ngô năm 2022 trị giá gần 3,33 tỷ USD
- Porcine Circovirus tái tổ hợp dựa trên kiểu gien 2d tạo được kháng thể trung hòa chéo phổ rộng
- Hỏi đáp về Bệnh dịch tả heo châu Phi (30 câu hỏi tiếp theo kỳ trước)
- Không có “Viên Đạn Bạc” nào có thể thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs)?
- Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Bình Dương: Ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật
Tin mới nhất
T7,04/02/2023
- VNUA và Hospivet Việt Nam: Ký kết hợp tác tài trợ AVS 2023
- Việt Nam đề nghị Anh hợp tác chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao
- Tình trạng khủng hoảng thiếu trứng ngày một tệ hơn
- Nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc giảm
- Nhập khẩu ngô năm 2022 trị giá gần 3,33 tỷ USD
- Porcine Circovirus tái tổ hợp dựa trên kiểu gien 2d tạo được kháng thể trung hòa chéo phổ rộng
- Hỏi đáp về Bệnh dịch tả heo châu Phi (30 câu hỏi tiếp theo kỳ trước)
- Không có “Viên Đạn Bạc” nào có thể thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs)?
- Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Bình Dương: Ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất