Vài năm trở lại đây, bò sữa nổi lên là đối tượng nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An).
Đến nay, 9 hộ chăn nuôi đã thành lập HTX Chăn nuôi bò sữa với tổng đàn trên 200 con. Với nhiều lợi thế, chăn nuôi bò sữa nông hộ đang ngày một phất lên…

Ông Sơn cho đàn bò sữa ăn
Ông Nguyễn Hùng Sơn, xóm 3, xã Nghĩa Hợp là người đầu tiên đưa bò sữa về nuôi. Lúc đầu, nhờ các mối quen biết trong làm ăn, ông vận động một số hộ đi tham quan các mô hình nuôi bò sữa trong Nam, ngoài Bắc. Mục đích là để sau khi đi tham quan học hỏi, các hộ sẽ đầu tư chăn nuôi, tạo thành vùng tập trung, liên kết với trang trại bò sữa Vinamilk trong việc bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi tham quan, học hỏi, các hộ dân này vẫn ngần ngại, chưa dám tham gia.
“Là người phát động, tôi cũng hơi ngần ngại, vốn lớn, đối tượng nuôi mới lạ chưa hiểu được tính nết, bệnh tật của chúng nhưng nếu mình không thử nghiệm thì chắc chắn ý tưởng sẽ thất bại. Năm 2014, tôi vay gần 300 triệu đồng từ ngân hàng, bà con, ra trang trại của Vinamilk ở Thanh Hóa mua 4 con bò sữa đã chửa với giá trên 270 triệu đồng về nuôi.
Dân làng bàn ra tán vào đã đành, vợ con tôi cũng dãy nảy vì sợ tôi mất cả chì lẫn chài. May thay, vài tháng sau thì 4 con bò cho sữa rồi đẻ ra 4 con bê cái. Từ năm 2014 đến 2015, đàn bò cho sữa, nhập theo hợp đồng với Nhà máy sữa Vinamik đã giúp tôi hoàn vốn, đầu tư sửa sang trại nuôi và mua thêm 7 con nữa.
Đến nay tổng đàn bò gia đình tôi đã nâng lên 20 con, trong đó có 7 con cho sữa với sản lượng bình quân 20kg/ngày/con. Trừ các chi phí, tôi lãi ròng trên 1 triệu đồng/ngày. Có những thời điểm, đàn bò cho sản lượng sữa cao, mỗi tháng tôi thu về 45 – 50 triệu đồng tiền sữa… Sắp tới, tôi sẽ mở rộng trang trại, tăng tổng đàn, hi vọng chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện về thủ tục cho thuê đất đai và việc tiếp cận nguồn vốn tại ngân hàng cũng sẽ dễ dàng hơn”, ông Sơn cho biết.
Để đảm bảo thức ăn cho đàn bò, hiện nay ông Sơn đã tích tụ được 3ha đất canh tác, chủ yếu trồng ngô, cỏ voi. Cùng với thân, lá cây sắn thu mua hàng năm, gia đình ông Sơn ủ men cho đàn bò ăn. Ngoài thức ăn thô thì thức ăn dạng viên bột vẫn phải đảm bảo để giúp đàn bò tiết sữa đều đặn.

Vệ sinh trước lúc vắt sữa
Theo ông Sơn, đàn bò nhập từ Úc tuy giá có đắt hơn đàn bò nhập từ New Zealand nhưng đổi lại khả năng thích nghi với nhiệt độ cao tại Nghệ An tốt hơn. Với bò sữa, ngoài việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin thì phải quan sát tình hình sức khỏe của đàn bò. Cơ bản, bò sữa hay gặp một số bệnh như viêm vú, tụ huyết trùng, bệnh viêm móng… Cần hạn chế tắm rửa cho bò, trừ khi vắt sữa, chuồng nuôi phải đảm bảo khô thoáng, về mùa hè phải sử dụng quạt gió cho bò. Bò nhiễm bệnh, lượng sữa tiết ra vừa không đủ vừa không đảm bảo chất lượng sẽ bị nhà máy từ chối thu mua. Mỗi ngày 2 lần vắt sữa, trước khi nhập cho nhà máy thì chủ hộ nuôi bò sữa phải uống thử để khẳng định rằng sữa đảm bảo chất lượng…
Từ một hộ nông dân hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, chỉ sau hơn 2 năm vay vốn nuôi bò sữa, trừ các chi phí đầu tư, ông Sơn lãi ròng trên 300 triệu/năm. Thấy ông Sơn nuôi bò sữa “bở ăn”, đến nay tại huyện Tân Kỳ đã có 9 hộ tham gia nuôi bò sữa, nâng tổng đàn bò lên trên 200 con, trong đó có 60 con cho sữa. Ông Sơn, người đầu tiên đưa bò sữa về nuôi được bầu là Chủ tịch HĐQT-Giám đốc HTX chăn nuôi bò sữa huyện Tân Kỳ.
Ông Sơn cho biết thêm, hiện nay, hộ ông Ngô Xuân Ngoãn đang có số lượng bò sữa nhiều nhất HTX với 50 con, trong đó 22 con cho sữa. Bình quân mỗi năm, ông Ngoãn thu về trên 1,5 tỷ đồng từ đàn bò sữa. Nông trại bò sữa của ông Ngoãn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động và hàng trăm lượt lao động thời vụ mỗi năm.
Văn An
(Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam)
Hiện đàn bò sữa của huyện Tân Kỳ vẫn đang nuôi phân tán, số lượng còn hạn chế. Nguyện vọng của các nông hộ nuôi bò sữa tại đây là được tạo điều kiện tốt nhất nâng dần tổng đàn, đủ điều kiện để nhà máy Vinamilk đặt một bồn thu mua trên địa bàn huyện.
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li> ul>
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Nông dân mang mật ong lên Tiktok
- Long An: Thu nhập ổn định từ nuôi dê
- Hà Giang: Làm giàu từ nuôi gà trống thiến
- Nuôi vịt Cherry trên sàn nhựa
- Mô hình chăn nuôi heo ky bền vững
- Làm giàu nhờ mô hình nuôi gà đẻ trứng
- Hợp tác nuôi dê, tăng thu nhập
- Thu nhập ổn định từ nuôi dế thương phẩm
- Tăng thu nhập từ mô hình nuôi heo đen
Tin mới nhất
T3,07/02/2023
- Phát hiện 68 con bò bị bệnh lở mồm long móng
- Tập đoàn Mavin: Trao quà Tết cho hàng trăm hộ gia đình nghèo tại 4 tỉnh
- Bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 tại Slovakia và Nepal
- Người chăn nuôi cẩn trọng tái đàn sau tết
- Giá heo hơi hôm nay 7/2: Duy trì ổn định
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tổng vệ sinh, khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh sau Tết
- Bình Định: Phát triển các vùng chăn nuôi heo trọng điểm
- Khám phá trang trại nuôi dê Boer công nghệ cao tiền tỷ
- Giá heo hơi của công ty chăn nuôi tăng nhẹ sau Tết
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- Anh Nguyễn Khắc Huân (Hà Tĩnh): Mở đường nâng tầm sản phẩm nhung hươu
- Trở thành tỷ phú từ chăn nuôi heo
- Khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi chim cu gáy Pháp
- Nuôi gà đẻ trứng bằng thảo dược: Hướng đi mới cho người chăn nuôi
- Nông dân Phạm Xuân Tâm – Tấm gương vượt khó làm kinh tế giỏi
- Người tâm huyết với thương hiệu gà Cùa
- Anh Tiềm thu tiền tỷ từ nuôi lợn
- Tiến sĩ Thú y Lê Văn Dương: Góp sức phát triển chăn nuôi
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Nông dân mang mật ong lên Tiktok
- Long An: Thu nhập ổn định từ nuôi dê
- Hà Giang: Làm giàu từ nuôi gà trống thiến
- Nuôi vịt Cherry trên sàn nhựa
- Mô hình chăn nuôi heo ky bền vững
- Làm giàu nhờ mô hình nuôi gà đẻ trứng
- Hợp tác nuôi dê, tăng thu nhập
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất