Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 5/2017 ước đạt 344 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm 2017 lên 1,53 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu:
Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 5/2017 ước đạt 344 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm 2017 lên 1,53 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm 2017 là Achentina (chiếm 44,7% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (13%), Ấn Độ (chiếm 5% thị phần) và Trung Quốc (4,2%).
Thị trường có tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Italia (tăng gần 9 lần) tiếp đến là thị trường Ấn Độ (tăng hơn 2 lần). Thị trường có giá trị giảm mạnh nhất là thị trường Áo, so với cùng kỳ năm 2016 thị trường này đã giảm 8,2%.
Đậu tương:
Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 5/2017 đạt 184 nghìn tấn với giá trị 77 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 5 tháng đầu năm 2017 đạt 643 nghìn tấn và 280 triệu USD, tăng 8,4% về khối lượng và tăng 18,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Ngô:
Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 5/2017 đạt 809 nghìn tấn với giá trị đạt 161 triệu, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 5 tháng đầu năm 2017 đạt 3,05 triệu tấn và 625 triệu USD, tăng 1,5% về khối lượng và tăng 6,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 4 tháng đầu năm 2017, chiếm lần lượt là 28,6% và 20,3% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu ngô của thị trường Thái Lan tăng hơn 48 lần so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giá trị lại chỉ tăng có hơn 4,5 lần.
Lúa mì:
Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 5/2017 đạt 354 nghìn tấn với giá trị đạt 75 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm 2017 đạt 2,1 triệu tấn và 430 triệu USD, tăng 34,9% về khối lượng và tăng 27,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 4 tháng đầu năm 2017 là Úc, chiếm tới 39,1%; tiếp đến là Canada chiếm 13,8%, thị trường Braxin chiếm 4,4%, thị trường Nga chiếm 3,2% và thị trường Hoa Kỳ chiếm 0,1% tổng giá trị nhập khẩu lúa mì.
Các thị trường nhập khẩu lúa mì hầu hết đều giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2016 ngoại trừ thị trường Canada. Thị trường này trong 4 tháng đầu năm 2017, khối lượng lúa mì tăng gần 16 lần và giá trị tăng gần 12 lần. Thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Hoa Kỳ (giảm 96,8%).
Sắn và các sản phẩm từ sắn XK:
Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 5 năm 2017 ước đạt 246 nghìn tấn với giá trị đạt 61 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,7 triệu tấn và 427 triệu USD, giảm 10,3% về khối lượng và giảm 14,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Trong 4 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 87,5% thị phần, giảm 10,8% về khối lượng và giảm 14,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 4 tháng đầu năm 2017, thị trường Nhật Bản có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam giảm mạnh (90,6%).
Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam
- thức ăn chăn nuôi li>
- nhập khẩu nguyên liệu li>
- nguyên liệu tacn li> ul>
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Thức ăn gia súc xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc
- Thị trường nhập khẩu lúa mì 9 tháng đầu năm 2024
- Nhập khẩu đậu tương từ các thị trường 9 tháng đầu năm 2024
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất